Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không? Có an toàn không?

Ngày cập nhật :19/07/2022

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không? Có nên bọc sứ toàn hàm không? Bọc sứ toàn hàm giá bao nhiêu?…Đó là băn khoăn của nhiều khách hàng có nhu cầu bọc răng sứ. Để có câu trả lời chính xác nhất mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không?

Bọc răng sứ nguyên hàm đã trở thành xu hướng làm đẹp của nhiều chị em Việt Nam. Về mặt thẩm mỹ, việc bọc sứ nguyên hàm sẽ đảm bảo khách hàng có hàm răng sứ trắng sáng, đều đặn. Còn về mặt sức khoẻ thì sao? Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? 

Bọc sứ nguyên hàm, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ 6 – 8 răng trên cung hàm. Sau đó sẽ bọc sứ từng chiếc một. Răng sứ sau khi bọc sẽ đồng đều về thể hình và màu sắc đem đến một nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, việc mài nhỏ răng sẽ gây ra những tổn thương nhất định đến cấu trúc răng thật. Nhưng nếu bác sĩ thực hiện có kỹ thuật tốt, sứ bọc có nguồn gốc rõ ràng, chế độ vệ sinh khoa học thì việc bọc sứ sẽ đáng lo ngại như chúng ta vẫn nghĩ. 

Hiện nay, rất nhiều khách hàng vẫn đảm bảo ăn nhai tốt sau khi bọc sứ, không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. 

Bọc răng sứ nguyên hàm có tốt không?
Bọc răng sứ nguyên hàm

Xem thêm: [Giải – đáp] Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Quy trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Quy trình bọc sứ toàn hàm cũng tương tự như bọc răng sứ đơn lẻ. Sẽ có các  bước cụ thể như sau: 

Bước 1: Thăm khám chụp CT Conebeam và lên phác đồ điều trị

1 3
Bác sĩ tiến hành chụp CT cone beam

Khi tới phòng khám nha khoa bạn sẽ được y tá thăm khám sức khỏe, kiểm tra bệnh nền. Sau đó thực hiện chụp CT conebeam để đánh giá tình trạng răng và xương hàm. Từ phim chụp đó bạn bác sĩ sẽ tiến hành chạy thử trên phần mềm để tính toán tỷ lệ răng mài. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn màu răng, dáng răng sao cho phù hợp với khách hàng.

Bước 2:  Vệ sinh răng miệng

Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, trước tiên bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng bằng cách lấy cao răng, lấy sạch ngà sâu nếu có.

Bước 3: Gây tê, mài cùi răng, lấy dấu làm răng sứ và gắn răng tạm

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không
Hình ảnh mô phỏng mài cùi răng tại Nha khoa Singae

– Sau khi răng miệng đã sạch sẽ, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng răng cần bọc sứ.

– Mài nhỏ thân răng theo tỷ lệ đã tính toán. Cùi răng không nên mài quá nhỏ làm ảnh hưởng đến tủy răng.

– Lấy dấu cùi răng để làm răng sứ.

– So màu răng, khách hàng có thể yêu cầu chọn màu và hình dáng răng.

– Gửi dấu răng về phòng Labo của nha khoa Singae để tiến hành chế tác răng sứ theo công nghệ CAD/CAM.

– Gắn răng tạm để khách hàng sử dụng trong thời gian chờ răng sứ hoàn thành (răng tạm được làm từ nhựa cứng, đảm bảo thẩm mỹ, không bị trống răng và bảo vệ cùi răng)

Bước 4: Gắn răng sứ

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không
Chụp mão sứ lên cùi răng đã mài

– Sau 2 ngày chờ răng thì khách hàng có tới phòng khám để bác sĩ thực hiện kiểm tra độ khít sát, hình dáng, màu sắc răng sứ.

– Kiểm tra cảm giác ăn nhai của khách hàng, chỉnh sửa răng sứ cho đến khi khách hàng hài lòng.

– Gắn răng cố định để khách hàng về ăn uống bình thường và cảm nhận nếu thấy cần chỉnh sửa các chi tiết nào nữa, để lần hẹn sau yêu cầu bác sĩ chỉnh sửa lại.

Những biến chứng nếu bọc răng sứ nguyên hàm sai cách 

Nếu bọc răng sứ tại cơ sở uy tín, an toàn thì khách hàng sẽ không cần phải lo lắng nhiều đến những biến chứng sau khi bọc. Tuy nhiên, nếu khách hàng lựa chọn những cơ sở thiếu uý tín thì sẽ để lại những hậu quả sau: 

Chân răng bị yếu

Trong trường hợp răng khách hàng sâu nặng, nhiều khuyết điểm sẽ cần mài một lớp dày hơn bình thường. Việc mài sâu đến ngà răng sẽ khiến chân răng bị yếu hơn.

Ngoài ra, quá trình mài răng sai kỹ thuật, tác động đến tủy răng cũng khiến răng trở nên nhạy cảm. Trong quá trình sinh hoạt sẽ khiến chân răng yếu đi. Lâu dần sẽ khiến răng bị lung lay và có nguy cơ mất răng. 

Viêm nhiễm chân răng, nướu

Nếu kỹ thuật của bác sĩ không tốt sẽ khiến cho phần  mão sứ và viền nướu không khớp, có khe hở. Đây sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng của những loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng.Vi khuẩn sẽ tấn công và phá hoại cấu trúc răng, gây viêm nướu, viêm chân răng. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được xử lý sẽ gây đau nhức, ê buốt chân răng. 

Tuy rằng bọc răng sứ nguyên hàm mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng cũng có thể gây nên một số biến chứng không mong muốn nếu thực hiện sai cách. Chính vì vậy, nếu có ý định bọc răng sứ toàn hàm thì bạn cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ làm uy tín. 

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không
Viêm chân răng sau khi bọc răng sứ

Những lưu ý khi bọc răng sứ toàn hàm 

Bọc răng sứ toàn mang đến một hàm răng trắng sáng, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để có một kết quả bọc sứ viên mãn khách hàng cần lưu ý những điều sau:

Không phải ai cũng bọc được sứ toàn hàm 

Tuy được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ an toàn, mang lại hiệu quả cao nhưng bọc sứ nguyên hàm được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện ở một số đối tượng sau: 

  • Những người bị sự sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, răng hô, vẩu, thưa quá nặng….
  • Các trường hợp răng bị gãy, bị vỡ chỉ còn lại phần chân răng
  • Răng quá nhạy cảm. Vì bọc sứ sẽ khiến cho tình trạng này nặng hơn. 
  • Ngoài ra, những người có bệnh lý như: Động kinh, tim mạch, máu khó đông… cũng không nên thực hiện bọc răng sứ toàn hàm. 

Trên thực tế việc bạn có thể bọc răng sứ toàn hàm hay không cần sự tham vấn của bác sĩ. Vậy nên, khách hàng cần tới các cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra kết luận chính xác nhất. 

Chọn răng sứ phù hợp

Bọc răng sứ toàn hàm có tốt không
Chọn răng sứ phù hợp

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sứ với ưu và nhược điểm khác nhau. Tuỳ vào tình trạng răng của khách hàng mà bác sĩ sẽ khuyến khích lựa chọn dòng sứ khác nhau. Đối với các răng hàm thì ưu tiên lựa chọn dòng sứ cứng chắc, còn đối với răng cửa thì ưu tiên lựa chọn răng sứ có màu sắc trắng, có độ trọng nhất định. Do đó, bạn tìm hiểu kỹ trước khi quyết định lựa chọn loại răng sứ để phục hình. Đồng thời lắng nghe ý kiến tư vấn từ bác sĩ nha khoa để chọn được loại sứ phù hợp với mình. 

Chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín

Do nhu cầu thẩm mỹ răng ngày càng gia tăng, cũng vì thế mà xuất hiện nhiều nha khoa kinh doanh trái phép. Kết quả của việc bọc răng sứ có thành công như ý muốn hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ . Nếu chẳng may thực hiện ở những cơ sở có chất lượng kém, bác sĩ chưa có kinh nghiêm sẽ mang đến nhiều nguy hiểm như:  

  • Tỷ lệ mài răng quá sâu, xâm lấn đến tủy, ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, khiến răng yếu và dễ vỡ. 
  • Răng yếu, nhạy cảm, khó để ăn nhai bình thường.
  • Chân răng yếu, nhanh chóng bị lung lay 
  • Mão sứ và viền nướu không khớp. 

Chính vì vậy, việc lựa chọn một địa chỉ uy tín để bọc sứ là vô cùng quan trọng. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ về phòng nha, bác sĩ sẽ làm răng cho mình thông qua mạng xã hội, review của những người thân… 

Xem thêm: Bọc răng sứ nguyên hàm giá bao nhiêu? – Bảng giá bọc răng sứ 2022

Sau khi bọc răng sứ nên chăm sóc thế nào? 

Việc chăm sóc răng miệng sau bọc răng sứ vô cùng quan trọng, nếu bạn chăm sóc đúng cách, khoa học thì có thể giúp kéo dài tuổi thọ của răng. Để chăm sóc đúng cách bạn nên chú ý những vấn đề sau: 

  • Trong thời gian đầu chưa thích nghi với những chiếc răng mới, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai,… sau đó tăng từ từ mức độ cứng của thức ăn lên.
  • Khi ăn nên chia lực nhai đều ở cả 2 bên hàm để tránh tình trạng khớp cắn bị bệnh. Việc ăn nhai đúng cách còn giúp cho các răng có thể tự làm sạch cho nhau.
  • Trên thực tế, các loại thực phẩm quá cứng sẽ không tốt cho răng thật, kể cả răng sứ. Do đó, bạn nên tránh dùng những đồ ăn quá cứng để bảo vệ hàm răng một cách tốt nhất.
  • Không nên dùng răng như một công cụ để mở nắp chai, cắn xé bao bì,
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas… vì chúng vừa có hại cho sức khỏe và cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến men răng.
  • Nên sử dụng bàn chải có lông mềm. Chải răng với lực vừa đủ, nhẹ nhàng theo chiều dọc để vừa tăng cường hiệu quả làm sạch nhưng lại không gây hại cho răng.
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn còn sót lại tại những vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận được.
  • Đồng thời kết hợp dùng thêm dung dịch súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch sâu các vi khuẩn còn tồn đọng.
  • Đối với những bệnh nhân bị nghiến răng khi ngủ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và lấy dấu hàm làm máng chống nghiến. Khi ngủ nên đeo dụng cụ này lên răng để bảo vệ răng sứ khỏi bị nứt mẻ, gãy vỡ.
  • Duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, kể cả khi không có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng để bác sĩ cạo vôi, vệ sinh răng miệng định kỳ. Đồng thời kiểm tra độ khít sát của răng sứ, chủ động khắc phục sớm khi có dấu hiệu bất thường.

Đây là một vài yếu tố cơ bản nhất mà bạn cần chú ý khi bọc răng sứ nguyên hàm. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ bọc răng sứ hay liên hệ theo số Hotline để được tư vấn rõ hơn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết sau. 

Bọc răng sứ nguyên hàm giá bao nhiêu?

 Mỗi phòng nha sẽ có cách tính chi phí bọc sứ nguyên hàm là khác nhau. Thông thường chi phí này sẽ được tính bằng tổng giá của từng chiếc răng đơn lẻ. Cụ thể

Chi phí bọc sứ toàn hàm  = Số lượng răng bọc sứ * Giá một chiếc răng

Giá đơn lẻ từng loại răng sứ sẽ dao động như sau: 

STT LOẠI SỨ NƯỚC SẢN XUẤT BẢO HÀNH CHI PHÍ 
1 Kim loại thường    5 – 7 năm  1.000.000 – 2.000.000 (VNĐ/RĂNG)
2 Titan   5 – 7 năm  1.500.000 – 3.500.000 (VNĐ/RĂNG)
3 Kim loại quý    15 – 20 năm 4.000.000 – 12.000.000 (VNĐ/RĂNG)
4 Lava Mỹ 15 – 20 năm  8.000.000 – 12.000.000 (VNĐ/RĂNG)
5 Nacera Đức 15 – 20 năm 7.000.000 – 11.000.000 (VNĐ/RĂNG)
6 Emax Đức 10 – 15 năm  7.000.000 – 9.000.000 (VNĐ/RĂNG)
7 Cercon Đức 7 – 15 năm  5.000.000 – 8.000.000 (VNĐ/RĂNG)
8 Ceramill Đức 10 – 15 năm  5.000.000 – 8.000.000 (VNĐ/RĂNG)
9 HT Smile Đức 10 – 15 năm 5.000.000 – 8.000.000 (VNĐ/RĂNG)
10 Zirconia Đức 7 – 5 năm 3.000.000 – 6.000.000 (VNĐ/RĂNG)
11 Venus Đức 7 – 15 năm  3.000.000 – 5.000.000 (VNĐ/RĂNG)
12 Katana Nhật 7 – 15 năm 3.000.000 – 7.000.000 (VNĐ/RĂNG)

Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan đến bọc răng sứ toàn hàm có tốt không? Nếu khách hàng đang có nhu cầu bọc sứ thì đừng quên liên hệ với nha khoa Singae nhé!

Trồng răng Implant

video

Thumbnail video khách hàng

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%

Copyright 2023 © Nha khoa Singae