Các bước điều trị tuỷ an toàn và hiệu quả – Singae Dental
Những ai đang có nhu cầu điều trị tuỷ đều quan tâm quy trình kỹ thuật điều trị tủy răng gồm những bước nào? Điều trị tủy răng có đau không? Điều trị tuỷ răng có ảnh hưởng gì không? Để làm rõ các bước điều trị tủy răng, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Các bước điều trị tuỷ răng
Điều trị tuỷ là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần tỉ mỉ, kiên trì để loại bỏ được hoàn toàn tổ chức tuỷ. Chính vì vậy, việc tuân theo quy trình điều trị tuỷ chuẩn của Bộ Y Tế là vô cùng cần thiết. Quy trình điều trị tuỷ sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám, vệ sinh răng miệng

Việc thăm khám răng miệng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua phim chụp CT conebeam, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng viêm nhiễm, chiều dài ống tủy, lỗ sâu, chất hàn cũ, tình trạng xương… Từ đó, đưa ra chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp cho hàm răng của bạn.
Sau khi đã xác định được phương án điều trị bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để loại bỏ các mảng bám chứa vi khuẩn, hạn chế sự viêm nhiễm trong quá trình điều trị.
Bước 2: Gây tê

Thuốc tê sẽ giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn khi bác sĩ mở buồng tuỷ, tác động vào tuỷ răng. Bạn sẽ có cảm giác hơi nhói trong mấy giây đầu khi bác sĩ tiến hành tiêm tê. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi thuốc tê phát huy tác dụng.
Bước 3: Lấy sạch tuỷ

Bác sĩ sử dụng máy khoan chuyên dụng để mở buồng tủy, loại bỏ toàn bộ phần tủy trong ống tuỷ ( bao gồm cả tuỷ bị viêm hay khoẻ mạnh). Tuỳ thuộc vào số lượng ống tủy và mức độ khó dễ của từng chân răng cũng như mức độ viêm nhiễm của tuỷ răng mà thời gian làm sạch tuỷ là nhanh hay chậm.
Đối với những chiếc răng chỉ có một chân, một ống tuỷ thì chỉ cần 2 – 3 lần hẹn là kết thúc quá trình điều trị tủy. Tuy nhiên, đối với những chiếc răng có 3 – 4 chân, nhiều ống tủy thì sẽ mất đến 5 – 7 buổi hẹn để hoàn tất quá trình điều trị tuỷ.
Giữa các buổi hẹn, bác sĩ sẽ đặt thuốc vào ống tuỷ sau đó trám lại phần miệng răng để thức ăn không rơi vào gây nhiễm trùng.
Sau khi tuỷ được lấy sạch thì bác sĩ sẽ thực hiện bơm rửa ống tuỷ bằng dung dịch nước muối để tăng khả năng làm sạch.
Bước 4: Hàn bít ống tuỷ

Sau khi ống tuỷ đã được làm sạch hoàn toàn, răng của bạn không còn đau nhức, viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành trám bít kín bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Vật liệu chuyên dụng để hàn trám ống tủy thường được bác sĩ sử dụng là Gutta Percha. Kỹ thuật hàn ống tuỷ đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện khít sát đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập. Tuy nhiên, cũng không được hàn quá chặt, hàn quá chóp bởi sẽ gây viêm chân răng.
Bước 5: Hàn thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ.
Răng sau khi điều trị tuỷ tương đối yếu, răng trở nên giòn và dễ vỡ, nên bọc răng sứ sau khi điều trị tuỷ là phương pháp hợp lý nhất để giúp bảo vệ răng một cách tối ưu. Tuy nhiên, nếu khách hàng không đủ tài chính thì bác sĩ sẽ hàn thẩm mỹ bằng Composite để khôi phục lại hình dáng tự nhiên.

Tủy răng là gì?
Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt gồm mạch máu và thần kinh, nằm trong hốc tủy và được bao quanh bởi mô cứng của răng (gồm men và ngà răng). Tủy răng đi vào từ đỉnh của chân răng.
Hốc tủy là một hốc ở giữa răng. Hốc ở phần thân răng gọi là buồng tủy và tủy răng nằm trong đó gọi là tủy buồng. Hốc ở phần chân răng gọi là ống tủy và tủy răng nằm trong đó gọi là tủy chân. Mỗi chân răng có thể có 1 hoặc nhiều ống tủy, nhiều ống tủy phụ. Các ống tủy của một răng được gọi là hệ thống ống tủy. Đỉnh của chân răng, nơi có mạch máu và thần kinh đi vào gọi là chóp răng (cuống răng). Tủy răng tham gia vào chức năng cảm giác, nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng.
Hình ảnh giải phẫu răng
Điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy răng là quá trình loại bỏ hết phần tủy răng (cả tủy buồng và tủy chân). Sau khi lấy hết mô tủy, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dạng và hàn kín lại hệ thống ống tủy.
Nhiều năm về trước, những răng có bệnh lý tủy đều phải nhổ bỏ. Ngày nay, việc điều trị tủy giúp bạn giữ được răng, tránh được các biến chứng sau này và giữ cho răng bền chắc hơn.
Thực hiện các bước điều trị tuỷ răng có đau không?
Quá trình điều trị tuỷ được chia thành 2 giai đoạn là: Trong khi điều trị và sau khi đã điều trị. Cảm giác đau nhức ở mỗi giai đoạn là khác nhau, cụ thể:
Với sự phát triển của nền y học Việt Nam hiện nay, quá trình điều trị tủy hoàn toàn không gây đau nhức như nhiều người vẫn lo nghĩ. Ngược lại, quá trình này còn diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Trong quá trình diệt tuỷ, bác sĩ sẽ sử dụng một liều thuốc tê vừa đủ giúp giúp khách hàng không có cảm giác đau nhức. Thuốc gây tê cục bộ sẽ hàm cho hàm cảm thấy hơi cứng, tê bì một chút, thuốc tế giúp khách hàng không có bất kỳ cảm giác nào tại vùng đang thực hiện điều trị tuỷ.
Nếu chân răng có ít ống tuỷ, tay nghề bác sĩ giỏi, liều lượng thuốc tê vừa đủ thì mức độ đau nhức của việc điều trị tủy chỉ ở mức rất nhẹ.
Những biến chứng có thể xảy ra nếu điều trị tuỷ không đúng quy trình
Viêm cuống răng
Nếu quy trình hàn ống tuỷ bác sĩ hàn quá chặt, có thể dẫn tới tình trạng hàn quá chóp. Biểu hiện của viêm cuống răng là mỗi khi cắn hay ăn nhai thức ăn thì răng sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Trong trường hợp này bác sĩ bắt buộc phải mở lại buồng tuỷ, lấy hết chất hàn cũ và đặt thuốc. Nếu tình trạng viêm vẫn không thuyên giảm thì có thể dẫn tới mất răng – hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đau nhức kéo dài
Đức nhức trong vòng 2 – 3 ngày sau khi điều trị tuỷ là một dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn thì vô cùng nguy hiểm. Đau nhức có thể bắt nguồn từ việc sót tuỷ, tức là tuỷ vẫn chưa được lấy hết. Ngoài ra, cũng có thể do việc điều trị tuỷ xảy ra sai sót gây thủng sàn tủy hay chóp tủy.
Cảm giác đau nhức sau khi điều trị tủy kéo dài vô cùng nguy hiểm. Khách hàng cần chủ động tới tái khám, xác định nguyên nhân có phương án điều trị hợp lý.

Mất răng
Biến chứng nguy hiểm nhất sau khi điều trị tuỷ là mất răng. Răng sau khi điều trị tuỷ sẽ giống như một cành củi khô. Răng chết tuỷ đã mất đi nguồn sống. Chính vì vậy, nếu như sau khi điều trị mà không bọc sứ thì răng sẽ nhanh chóng vỡ, mẻ sau đó khoảng 2 – 3 năm.

Điều trị tủy răng hết bao nhiêu?
Điều trị tuỷ răng hết bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, vị trí răng cần điều trị cũng như chính sách giá của từng phòng khám. Điều trị tủy răng hết bao nhiêu? Bảng giá điều trị tuỷ cụ thể mà khách hàng có thể tham khảo:
Cách chăm sóc sau khi chữa tủy răng
Để bảo tồn, kéo dài tuổi thọ của răng sau khi chữa tủy răng thì bạn cần chú ý đến cách chăm sóc.
Chăm sóc, vệ sinh răng cẩn thận
Mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nhưng không phải ai cũng biết được cách chăm sóc hiệu quả. Hãy chú ý chải răng đều đặn 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm. Nên kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để tăng cường độ chắc khỏe cho răng, hạn chế viêm nướu, viêm nha chu. Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn, hạn chế sử dụng tăm tre để tránh làm thưa kẽ răng.
Có chế độ ăn uống đúng cách
Chế độ ăn uống sau khi điều trị tủy ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của răng. Theo đó, bác sĩ khuyên không nên sử dụng các loại thực phẩm có độ cứng, độ dẻo, tránh tạo áp lực cho răng. Không ăn thực phẩm chứa nhiều axit hay nhiều đường bởi dễ gây mòn men răng. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cơ thể và bảo vệ răng lợi tốt hơn.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Theo khuyến cáo của nha sĩ luôn khuyến cáo định kỳ 3 – 6 tháng/ lần bạn nên quay lại nha khoa để cạo vôi răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng xảy ra. Nhờ vậy sẽ giúp việc chữa trị sẽ diễn ra đơn giản, kịp thời và ít tốt kém hơn.
Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan tới các bước điều trị tuỷ. Điều trị tuỷ sai cách sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm, vì vậy việc lựa chọn phòng khám uy tín là điều vô cùng quan trọng. Hãy liên hệ với nha khoa Singae khi bạn cần chăm sóc sức khoẻ răng miệng nhé!
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%