Cách dán răng giả bị rớt? Một số mẹo giúp hạn chế răng giả bị rớt

Ngày:03/08/2024

Trồng răng giả là phương pháp phục hình răng đã mất được nhiều người lựa chọn. Song sau khi trồng răng giả, có không ít người gặp phải tình trạng răng giả rơi ra khi ăn nhai hoặc nói chuyện. Lúc này khách hàng sẽ thắc mắc có cách dán răng giả bị rớt không? Và nếu có thì cách dán răng giả bị rớt sẽ như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Singae sẽ trình bày về cách dán răng giả bị rớt để mọi người cùng tham khảo.

Vì sao răng giả bị rớt ra?

Trước khi tìm hiểu cách dán răng giả bị rớt chúng ta cần tìm hiểu lý do vì so răng sứ lại bị rớt ra. Trồng răng giả là phương pháp phục hình răng quen thuộc giúp phục hình răng đã mất. Hiện có các phương pháp phục hình răng như: Bọc răng sứ, hàm tháo lắp, trồng răng Implant.

Thông thường răng giả sẽ được gắn cố định bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng, khách hàng có thể thoải mái ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng giống như răng thật. Tuy nhiên, một vài trường hợp, răng giả lại bị sứt ra, rơi ra làm cho khách hàng lo lắng không biết phải xử lý như thế nào.

Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến việc răng giả bị sứt mẻ, rơi rớt là gì?

  • Lực ăn nhai quá mạnh
  • Răng sứ hết tuổi thọ sử dụng
  • Bác sĩ tay nghề không tốt
  • Vệ sinh răng sai cách
Vì sao răng giả bị rớt ra
Vì sao răng giả bị rớt ra

Các trường hợp răng giả bị rớt

Răng sứ bị rớt

Bọc răng sứ là quá trình chụp mão răng sứ lên trên răng thật. Bác sĩ mài cùi răng sao vừa đủ độ dày và độ lưu giữ (độ cao, độ song song,..) để đảm bảo sự gắn dính lâu dài của răng sứ.

Vì vậy các nguyên nhân răng sứ bị rớt thường rất phổ biến ở 5 trường hợp sau:

Lớp keo dán răng sứ bị bong tróc

Một nguyên nhân khác khiến răng sứ bị rớt là do thời gian sử dụng răng sứ kéo dài, lớp keo liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ làm cho răng sứ bị rơi ra.

Kỹ thuật làm răng sứ mài cùi chưa chuẩn

Trụ răng mài sai kỹ thuật, không khớp theo tỉ lệ, bề mặt cùi răng còn gồ ghề, không nhẵn bóng khiến cầu răng bị lệch, trong quá trình ăn nhai dễ làm răng sứ bị rớt ra.

Tay nghề bác sĩ

Kỹ thuật của bác sĩ thực hiện chưa tốt, phần keo dán nha khoa để dính răng sứ vào cùi răng không đủ nhiều cũng sẽ khiến răng sứ không được chặt chẽ và rơi ra.

Do cắn xé thức ăn quá cứng

Răng sứ bị rớt có thể do lúc sử dụng răng sứ để cắn xé các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai khiến cho răng sứ bị lung lay và rớt ra ngoài. Thậm chí trong một số trường hợp do cắn quá mạnh dẫn đến răng sứ bị gãy, vỡ.

Mắc các bệnh lý về răng

Trụ răng yếu hoặc mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu … nên không thể giữ vững mão răng sứ.

Răng giả tháo lắp bị rớt

Răng giả tháo lắp được kết cấu bằng nền nhựa, trên đó có gắn răng. Nền nhựa này bám dính vào nướu (lợi) trên nguyên tắc hít khít sát. Nguyên nhân chính làm cho răng giả tháo lắp rớt:

Răng giả tháo lắp bị rớt
Răng giả tháo lắp bị rớt

Nền nhựa bị biến dạng

Khi sử dụng, nền nhựa có thể bị biến dạng do va đập, do ăn nhai hoặc do môi trường nóng/ lạnh tác động khiến răng khít sát với nướu, lợi nữa làm hàm giả sẽ bị lỏng ra.

Nướu, lợi bị tiêu, biến dạng

Răng giả tháo lắp có độ bền không cao, sau một thời gian ăn nhai nền hàm sẽ bị nong rộng gây lệch lạc do tiêu xương hàm làm nướu teo lại khiến hàm giả cũng sẽ bị lỏng. Tình trạng kéo dài khiến cho hàm dễ bị rơi ra và nuốt phải trong lúc ăn.

Nhai quá mạnh

Ăn quá nhanh, mạnh,thức ăn cứng, dai dễ khiến hàm và răng giả bị bung tuột.

Chế tác không chính xác

Trường hợp răng giả được chế tác không chính xác theo tỉ lệ sẽ dễ bị rớt nên luôn yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao.

Móc hàm bị gãy

Móc của hàm tháo lắp bán phần bị gãy sẽ khiến răng giả bị rớt.

Răng trụ bị bệnh lý

Răng trụ bị viêm nha chu, quá tải lực, lung lay cũng khiến cho răng giả bị rơi ra.

Răng Implant bị rớt

Kỹ thuật trồng răng Implant là quá trình cấy ghép một chiếc răng có chân răng nhân tạo làm bằng Titanium vào xương hàm. Chân răng này có vai trò như chân răng thật, thậm chí có thể cố định ở đó vĩnh viễn. Song thực tế vẫn có một số trường hợp răng Implant vẫn bị rớt ra ngoài vì các nguyên nhân:

Răng Implant bị rớt
Răng Implant bị rớt

Trụ Implant bị đào thải

Trường hợp Implant bị đào thải sẽ xảy ra trong vòng 3-4 tháng đầu sau khi cấy ghép do không thể thiết lập sự bám dính giữa xương và Implant. Từ đó không có sự gắn kết xương và hình thành mô sợi giữa bề mặt Implant.

Trụ Implant bị lung lay do xương xốp

Răng Implant bị lung lay do trụ Implant và xương hàm mất đi khả năng tích hợp bền vững mà nguyên nhân là do các bệnh lý răng miệng làm viêm quanh chân Implant. Từ đó dẫn tới Implant không dính chặt vào xương hàm do các mô mềm xâm lấn quanh trụ Implant. Hậu quả làm giảm khả năng tích hợp, khiến trụ Implant bị lung lay và rớt ra ngoài.

Gãy trụ Implant

Nguyên nhân hàng đầu khiến trụ Implant bị gãy có thể xuất phát từ trụ Implant không chính hãng, làm từ các nguyên liệu chất lượng kém, có thể gãy bất cứ lúc nào.

Lực ăn nhai mạnh

Lực ăn nhai tác động mạnh quá mức chịu đựng sẽ tạo áp lực quá tải lên trụ Implant cũng khiến lung lay, rớt trụ Implant ra ngoài. Không chỉ vậy, nếu vị trí xương hàm cắm Implant chưa phù hợp cũng khiến tiêu xương hàm,làm răng không có khả năng chịu lực tốt. Từ đó gây ra tình trạng gãy vỡ, khiến răng Implant bị lung lay, rớt ra ngoài.

Khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ bị lỏng

Khớp kết nối trụ Implant còn được gọi là Abutment có thiết kế dạng khớp giúp kết nối răng sứ phía trên và trụ Implant phía dưới gắn chặt lại với nhau. Trường hợp Abutment bị lỏng sẽ gây ra hiện tượng trụ Implant bị lung lay dẫn tới nguy cơ răng Implant bị rớt ra ngoài.

Nguyên nhân của việc khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ bị lỏng có thể do trụ Implant cắm ở vị trí không tốt, lực ăn nhai tác động sai hướng lên trục răng làm cho răng Implant bị lung lay.

Ngoài ra khớp cắn không được thiết kế đúng kỹ thuật, bị sai lệch, khiến lực ăn nhai tác động cũng sai lệch làm ảnh hưởng khớp nối. Từ đó khớp nối Abutment bị lỏng và làm cho răng Implant bị lung lay, rớt ra ngoài.

Cách dán răng giả bị rớt

Cách dán răng bọc sứ bị rớt

Cách dán răng giả bọc sứ bị rớt ra là điều được nhiều khách hàng trồng răng giả quan tâm, thắc mắc. Vậy cách dán răng giả bọc sứ bị rớt ra được thực hiện như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi phần bài viết tiếp theo:

– Khi răng giả bị rớt ra, cách dán răng giả bị rớt lúc này chính là người bệnh cần đến nha khoa kịp thời để các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, thăm khám tình trạng của cùi răng thật và những răng kế cận. Sau đã nắm rõ vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra cách dán răng giả bị rớt phù hợp nhất.

Trường hợp phần cùi răng vẫn còn chắc chắn, răng sứ bị rớt ra ngoài mà vẫn còn nguyên vẹn và mới, cách dán răng giả bị rớt lúc này là bác sĩ có thể gắn lại bằng xi măng là nó có thể chắc chắn trở lại.

Cách dán răng giả bị rớt
Cách dán răng giả bị rớt

Cách dán răng giả bị rớt đối với hàm tháo lắp

Cách dán răng giả tháo lắp là sử dụng keo dán răng giả, giúp vá lại hàm tháo lắp trong trường hợp hàm bị gãy. Song cách dán răng giả tháo lắp chỉ là tạm thời vì quá trình ăn nhai cũng sẽ bị gãy trở lại.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại keo dán dành cho người sử dụng hàm giả tháo lắp:

  • Một là dạng keo hỗn hợp lỏng dán lên bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Trường hợp khách bị mất hàm trên thì bôi theo đường viền và phần trung tâm. Trường hợp bị mất hàm dưới thì chỉ cần bôi lớp keo ở phần trung tâm hàm là đủ.
  • Hai là loại keo dán hàm giả dạng bột, dễ vệ sinh sạch sẽ hơn khi tháo ra. Sử dụng loại keo này chỉ cần rắc một lớp bột vừa đủ lên hàm rồi dán lên cung hàm.

Còn với trường hợp hàm giả bị biến dạng, hay răng sứ bị nứt, bể thì bạn buộc phải làm lại mới. Khi răng giả không còn khít sát do bị tiêu xương hàm, gương mặt mất cân đối, các răng kế cận đã bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ tư vấn người bệnh phục hình lại răng đã mất bằng cấy ghép Implant.

Cách trồng lại răng Implant

Răng Implant bị lung lay không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng như: Làm tổn thương đến các mô mềm và răng bên cạnh, thậm chí nguy hiểm hơn có thể làm trụ Implant bị rớt ra bên ngoài.

Khi răng Implant bị rớt ra ngoài, khách hàng sẽ không có cách dán răng giả bị rớt nào cả. Bởi vậy khi nhận thấy các dấu hiệu răng Implant bị lung lay hoặc bị rớt, bạn hãy liên hệ ngay Nha Khoa Singae để được các chuyên gia nha khoa hàng đầu thăm khám và tư vấn cách phục hình răng tốt nhất nhé.

Cách hạn chế răng giả bị rớt

Để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng răng giả bị rơi, bạn cần cân nhắc lựa chọn phương pháp phục hình răng đã mất phù hợp, cùng với đó phải thực hiện giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Quan trọng hơn cả là người bệnh cần lựa chọn địa chỉ Nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong nghề thể thực hiện trồng răng giả. Đây chính là yếu tố then chốt có tính chất quyết định giúp răng của bạn được phục hình thẩm mỹ và bền chắc.

Bài viết liên quan