Chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách. 6 Nguyên nhân khiến cấy ghép Implant thất bại

Ngày:03/08/2024

Trồng răng Implant là một kỹ thuật phục hình răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay, được nhiều người tìm tới sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, không phải ai trồng răng Implant cũng biết cách chăm sóc răng sau khi cắm Implant. Chính bởi vậy, trong bài viết dưới đây, Nha khoa Singae xin sẽ trình bày cụ thể với quý khách hàng về các cách chăm sóc răng sau khi cắm trụ Implant.

Cách chăm sóc răng sau khi cắm Implant

Trên thực tế, trong quá trình trồng răng Implant, bác sĩ phải tiến hành khoan xương hàm để đặt trụ. Thao tác này sẽ tạo ra vết thương, có thể xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ, hơi sưng đau. Để giảm thiểu cảm giác đau nhức, đồng thời tránh cho vết thương không bị nhiễm trùng, người trồng răng Implant cần có chế độ chăm sóc răng sau khi trồng Implant 1 cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng.

Cắn chặt bông gòn

Khi trồng Implant sẽ  thường xuất hiện tình trạng chảy máu, đây là điều bình hoàn toàn thường. Khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 phút, cho đến khi máu đông lại. Đây cũng chính là 1 cách chăm sóc răng sau khi cắm Implant mà khách hàng cần lưu ý.

Chườm đá lạnh

Cắm trụ xong, hết thuốc tê, khách hàng có thể cảm thấy hơi ê đau và vùng mặt bị sưng nhẹ nhưng không có gì đáng ngại. Lúc này bạn có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm ở bên ngoài vùng má đang sưng đau khoảng 3 ngày đầu. Những ngày sau chườm nóng để tan máu bầm. Đây là mẹo chăm sóc răng sau khi cắm trụ Implant được bác sĩ luôn khuyên khách hàng thực hiện khi quá trình cắm trụ hoàn thành.

Chăm sóc răng sau khi cắm Implant
Chăm sóc răng sau khi cắm Implant

Uống thuốc theo đúng đơn của bác sĩ

Nếu không uống thuốc hoặc uống không đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến vết thương đau nhức kéo dài. Không dừng lại ở đó, nhiều người còn tự ý mua thuốc giảm đau bên ngoài để sử dụng, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm tăng khả năng đào thải của trụ Implant.

Chế độ ăn uống sau khi cắm Implant

Một trong những cách chăm sóc răng sau khi cắm Implant được bác sĩ khuyến cáo không thể bỏ qua chính là phải có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Những ngày đầu mới cấy ghép Implant, khách hàng nên uống nhiều nước, ăn những món được chế biến lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, yến mạch, sữa…  Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm các loại sinh tố, nước ép trái cây.

Khi vết thương đã lành lại, bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường, bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thịt, cá, rau xanh, các loại trái cây… Tuy nhiên vẫn cần hạn chế nhai mạnh hoặc cắn xé quá nhiều. Đồng thời hạn chế cà phê, nước ngọt, rượu bia hoặc thực phẩm có nhiều đường bột như bánh ngọt, kẹo, kem… Tránh những thức ăn quá cay nóng, quá cứng dai, hoặc chứa nhiều axit. Vì những món ăn này có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm và thời gian phục hồi lâu hơn.

Trong từ 4 tới 6 tuần sau khi cắm trụ Implant cần tuyệt đối không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, có thể gây đào thải trụ Implant.

Vệ sinh răng miệng hợp lý

Khâu quan trọng trong cách chăm sóc răng sau khi cắm Implant là phải vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách bằng việc chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng bàn chải có lông mềm hoặc loại bàn chải được thiết kế riêng cho các trường hợp trồng răng Implant. Khi chải răng phải nhẹ nhàng, không chạm mạnh vào vùng cấy trụ.

Chăm sóc răng sau khi cắm Implant
Chăm sóc răng sau khi cắm Implant

Đặc biệt tuyệt đối không dùng tăm tre, chỉ dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa xung quanh vị trí cấy ghép răng implant, khe răng… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm quanh Implant.

Ngoài chỉ nha khoa, chúng ta kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant. Tránh không dùng tay hay vật nhọn để chạm vào vết thương.

Tránh vận động mạnh

Sau khi cắm trụ Implant, khách hàng cần tránh vận động quá sức như tập thể dục, chạy bộ trong ngày đầu tiên. Theo chia sẻ của chuyên gia nha khoa, những hoạt động này có thể làm tổn thương đến vùng cấy trụ, khiến cho Implant bị lung lay.

Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn

Sau khi cắm trụ Implant khoảng 7 – 10 ngày, khách cần quay lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng lành thương và cắt chỉ (nếu cần). Sau đó, bạn sẽ được bác sĩ lên lịch thăm khám định kỳ nhằm vệ sinh răng miệng cũng như kiểm tra độ tích hợp của trụ Implant vào xương hàm, xem có bất thường xảy ra hay không còn đưa ra hướng xử lý kịp thời. Đây cũng là 1 khâu vô cùng quan trọng trong chăm sóc răng sau khi cắm Implant.

Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn là 1 khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc răng sau khi cắm Implant.
Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn là 1 khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc răng sau khi cắm Implant.

Xem thêm: Những lưu ý sau khi trồng răng Implant

6 Nguyên nhân khiến cấy ghép Implant thất bại

Sự thành công của trồng răng Implant phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

1. Bệnh lý ở lợi

Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để phẫu thuật cắm Implant chính là lợi phải khỏe. Theo nhận định của các bác sĩ nha khoa, bạn sẽ không thể tiến hành trồng Implant được nếu đang có bệnh lợi cấp tính. Thực tế bệnh lý lợi là một loại bệnh nhiễm trùng có thể gây tổn thương lợi và xương hàm. Nếu đã bị nhiễm trùng lại không được điều trị rất có khả năng dẫn tới nguy cơ làm đào thải trụ. Vì vậy bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn cao thăm khắm, tư vấn đúng với tình trạng sức khỏe răng miệng, từ đó mới quyết định có phù hợp để cắm trụ Implant hay không.

2. Hút thuốc lá

Thuốc lá có thể khiến ca cắm trụ Implant thất bại vì làm giảm lưu lượng máu đến lợi, làm chậm quá trình lành thương. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ thất bại ở những người hút thuốc lên tới 20%. Trong khi những người không hút thuốc thì tỉ lệ thành công gần như tuyệt đối.

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến cấy ghép Implant thất bại
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến cấy ghép Implant thất bại

Thực tế, hút thuốc lá không có nghĩa là bạn không thể trồng răng Implant song để có kết quả tốt hơn, bạn cần tránh hút thuốc tối thiểu 1 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật , cũng như không hút thuốc trong vòng ít nhất 2 tháng sau khi kết thúc điều trị.

3. Xương hàm không đủ

Ca cắm trụ Implant có thành công hay không cũng phụ thuộc nhiều vào số lượng xương có đủ để nâng đỡ trụ Implant không. Trong trường hợp khách hàng không có đủ xương khỏe mạnh, bác sĩ phẫu thuật không thể đặt được trụ Implant vào xương hàm.

Ngoài ra, tiêu xương có thể xảy ra ở người mắc bệnh lý loãng xương khi mật độ xương bị giảm dần đi và xương trở nên dễ gãy hơn. Cùng với đó, những người có bệnh lý lợi nặng cũng có thể gặp phải hiện tượng tiêu xương.

4. Các bệnh lý khác

Những khách hàng mắc bệnh lý tự miễn hoặc một số bệnh khác như viêm khớp dạng thấp hay tiểu đường – những bệnh lý khiến cho quá trình lành thương của cơ thể chậm hơn cũng tác động xấu tới tỉ lệ thành công của ca cắm Imlant. Vì những bệnh lý này đều khiến quá trình lành thương bị chậm lại, ngăn cản quá trình tích hợp xương –  là quá trình mà implant kết nối vững chắc với cấu trúc của xương hàm.

Cũng lưu ý, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến thất bại khi cắm trụ Implant. Do đó khi cấy ghép trụ, khách hàng cần phải thảo luận với bác sĩ phẫu thuật về bất kể loại thuốc nào (kể cả thuốc có kê đơn hay thuốc không kê đơn) mà bạn đang sử dụng.

Theo nghiên cứu của trường Đại học McGill, năm 2016 chỉ ra rằng, các thuốc điều trị chứng ợ nóng có thể gây giảm sự hình thành xương mới, gây ảnh hưởng đến quá trình tích hợp xương của trụ Implant. Tưng tự, Đại học Buffalo cũng đã báo cáo kết quả tương tự trên nhóm người dùng thuốc chống trầm cảm.

5. Chăm sóc răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng là yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ thành công của ca cấy ghép Implant. Các nha sĩ chỉ ra rằng, vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách sau khi trồng răng Implant có thể khiến trụ Implant bị đào thải, gây viêm quanh chân trụ…

6. Bác sĩ phẫu thuật thiếu kinh nghiệm

Cấy Implant là kỹ thuật phức tạp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao mới đảm bảo tỉ lệ thành công. Ngược lại, trồng Implant được thực hiện ở bác sĩ yếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thì tỉ lệ rủi ro là rất lớn. 

Một bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn sau khi kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng cho khách hàng sẽ biết được cần phải trồng bao nhiêu trụ Implant là đủ để nâng đỡ răng giả. Bạn đừng coi nhẹ điều này vì nếu thiếu trụ iImplant thì có thể tạo áp lực quá mức lên các trụ và gây ra thất bại điều trị. 

Ngoài ra, làm việc với bác sĩ có tay nghề cao còn giúp giảm thiểu những sang chấn gây ra do thao tác kĩ thuật trong quá trình thực hiện làm tổn thương mô nha chu.

Chính bởi những lý do trên, khi quyết định trồng răng Implant, bạn cần chọn một cơ sở nha khoa thật uy tín, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Trước khi cắm trụ, bạn hãy yêu cầu họ xem xét quy trình thực hiện và kế hoạch điều trị phục hồi của mình cũng như chi phí, chính sách bảo hành đều phải minh bạch rõ ràng ngay từ đầu. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách để quá trình cấy ghép được diễn ra một cách thuận lợi.

Bài viết liên quan