Hàm khung tháo lắp và 3 biến chứng nguy hại về sau!
Hàm khung tháo lắp là giải pháp trồng răng nhanh chóng, không can thiệp phức tạp, nhưng liệu “răng tháo lắp hàm khung” có còn là giải pháp tối ưu nhất nữa không, nguy cơ biến chứng gì về sau? Cùng tìm hiểu!
1. Hàm khung tháo lắp là gì?
1.1 Khái niệm
Hàm khung tháo lắp là vật liệu có móc kim loại, dùng để hỗ trợ và giữ cố định cho răng giả. Phục hình tháo lắp hàm khung được chỉ định dùng cho người bị mất vài răng hoặc nhiều răng trên cung hàm.

Chúng có khả năng lắp vào – tháo ra dễ dàng và linh hoạt, giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai, cũng như cải thiện tính thẩm mỹ cho người bị mất răng.
Đây là một phương pháp truyền thống, đã có từ rất lâu trong nha khoa và đến nay nó vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên tại Singae Dental chúng tôi không đưa phương pháp đó vào điều trị vì hàm khung tháo lắp để lại nhiều nguy hại về sau, các dẫn chứng sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lý do vì sao!
1.2 Tìm hiểu cấu tạo
Vật liệu tháo lắp hàm khung được thiết kế theo kích thước và hình dạng theo cung hàm cụ thể của mỗi người, bao gồm nhựa Aacrylic, kim loại an toàn và răng giả được gắn chặt trên đó. Cụ thể, hàm khung tháo lắp sẽ có:

- Khung hàm: Thường được làm nhựa Aacrylic an toàn với sức khỏe, có tác dụng “ôm” vào cung hàm, để đảm bảo sự vững chắc và ổn định khi đeo.
- Răng giả: Chúng được làm từ sứ hoặc nhựa an toàn, gắn chặt trên khung hàm để thay thế các răng đã mất, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
- Móc kim loại: Phần này có công dụng là bám vào các răng thật còn lại trong miệng, giúp giữ hàm giả ổn định và chắc chắn đặc biệt khi người dùng ăn nhai.
1.2 Phân loại
Hàm tháo lắp có thể được phân loại dựa vào vị trí cụ thể trên cung hàm, gồm hai loại chính:
Hàm tháo lắp cho hàm trên: Đây là loại hàm được thiết kế đặc biệt cho khu vực hàm trên, phục hồi cho một hoặc nhiều răng đã mất. Cấu trúc của loại hàm này thường phức tạp hơn do yêu cầu phải bao phủ toàn bộ vòm miệng trên.
Hàm tháo lắp cho hàm dưới: Loại hàm này được thiết kế đặc biệt cho hàm dưới, với cấu trúc được củng cố chắc chắn để đáp ứng nhu cầu ăn nhai.
1.3 Cách lắp đặt và sử dụng
1.3.1 Quá trình lắp đặt:
- Lấy dấu hàm: Sử dụng vật liệu chuyên dụng để lấy dấu hàm, tạo cơ sở cho việc thiết kế hàm giả.
- Chế tạo hàm tháo lắp: Từ mẫu dấu hàm, kỹ thuật viên sẽ tạo ra hàm tháo lắp sử dụng khung kim loại tại phòng labo thiết kế.
- Lắp đặt và điều chỉnh: Sau khi hàm giả hoàn thiện, sẽ được thử nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo sự phù hợp và thoải mái cho mỗi khách hàng.

1.3.2 Cách sử dụng:
- Làm ướt hàm trước khi lắp: Trước khi đặt hàm vào, hãy làm ẩm nó với nước, điều này giúp tạo độ ma sát cần thiết, để dễ dàng hơn trong quá trình đặt hàm vào miệng.
- Kiểm tra đúng vị trí chính xác: Phần móc kim loại phải đặt khớp chính xác vào răng bên cạnh.
- Nhẹ nhàng đẩy hàm vào vị trí: Đưa hàm vào miệng và nhẹ nhàng đẩy nó vào vị trí cho đến khi nó vừa khít với nướu và bạn cảm thấy dễ chịu khi hoạt động miệng.
- Cách tháo hàm: Khi cần tháo hàm ra, hãy dùng ngón tay nhẹ nhàng nâng hàm lên và kéo ra khỏi miệng, tránh làm hỏng nướu hoặc ảnh hưởng đến răng tự nhiên còn lại.
2. Ưu nhược điểm của hàm khung tháo lắp
2.1 Ưu điểm
Hàm khung tháo lắp là phương pháp phổ biến nhất trong Nha Khoa, hơn hết nó là giải quyết tình trạng mất răng nhanh chóng, không cần phẫu thuật phức tạp. Để giúp bạn hiểu hơn về tính ưu việt của phương pháp này, hãy tham khảo bảng ưu điểm dưới đây:
Yếu tố | Ưu điểm hàm khung tháo lắp |
Không cần phẫu thuật |
|
Tính linh hoạt |
|
Cải thiện nhanh chóng |
|
Phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ |
|
Chi phí hợp lý |
|
Phù hợp với nhiều đối tượng |
|
2.2 Nhược điểm
Hàm khung tháo lắp là phương pháp đã cũ, tồn tại nhiều nhược điểm như cảm giác không chắc chắn, ăn uống kém tự nhiên và nặng nề hơn là để lại các biến chứng vì mất răng quá lâu. Bảng nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hàm tháo lắp khung kim loại:
Yếu tố | Nhược điểm hàm khung tháo lắp |
Cảm giác không chắc chắn |
|
Ăn uống không tự nhiên |
|
Cần điều chỉnh định kỳ |
|
Tác động đến răng khỏe mạnh |
|
Độ bền thấp |
|
Biến chứng về sau |
|
3. 3 Biến chứng khi dùng răng tháo lắp hàm khung về lâu dài
3.1 Nguyên nhân
Vì để tình trạng mất chân răng quá lâu: Hàm khung tháo lắp chỉ can thiệp trên bề mặt nướu, nhằm khắc phục chức năng ăn uống đơn giản và thẩm mỹ, mà không giải quyết được vấn đề về chân răng, dẫn đến các biến chứng về sau do để tình trạng mất chân răng quá lâu.
Vì tác động của móc kim loại: Cơ chế móc kim loại của tháo lắp hàm khung là móc vào răng khỏe mạnh khác để làm trụ đỡ, vô tình tạo áp lực lên chúng, nên khi có lực nhai mạnh và kéo dài theo thời gian sẽ làm suy yếu răng thật.

3.2 Biến chứng khi phục hình tháo lắp hàm khung
Làm yếu cấu trúc răng và hàm: Chỉ sau một thời gian sử dụng, hàm tháo lắp sẽ gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như làm suy yếu cấu trúc răng và hàm, dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Tiêu xương hàm: Biến chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến thay đổi gương mặt, lão hóa và làm xô lệch các răng thật, khiến chúng lung lay và rụng dần.
Răng thật suy yếu, rơi rụng: Đây là hệ quả cuối cùng của việc phục hình tháo lắp hàm khung quá lâu, mà không có sự can thiệp của phương pháp trồng răng cố định.

4. Phương pháp trồng răng nào tốt nhất hiện nay?
Hàm khung tháo lắp giờ đây không còn là giải pháp hữu hiệu nữa, ngành kỹ thuật nha khoa giờ đây đã có những cải tiến vượt bậc với phương pháp rồng răng Implant cố định. Cùng Nha khoa Singae tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!
4.1 So sánh hàm khung tháo lắp và cấy ghép Implant
Cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây để hiểu được vì sao trồng răng cố định implant là giải pháp dài hạn cho vấn đề mất răng!
Hàm tháo lắp khung kim loại | Trồng răng cố định Implant |
Phục hình tạm thời (phần bề nổi nằm trên nướu) | Phục hình cố định chân răng nhân tạo bằng cách cấy sâu vào xương hàm |
Dựa vào các răng bên cạnh thông qua móc kim loại | Không xấm lấn các răng bên cạnh |
Biến chứng tiêu xương hàm | Không tiêu xương hàm |
Gây suy yếu răng thật | Không tổn hại đến răng thật |
Chỉ được 1 – 2 năm | Độ bền lên đến 20 năm, có thể vĩnh viễn |
Kết luận:
Như vậy hàm khung tháo lắp chỉ được xem là cách giải quyết có răng tạm thời, mang tính giải pháp kinh tế cao, giúp bạn hồi phục chức năng ăn nhai cơ bản và cải thiện thẩm mỹ nhanh chóng. Tuy nhiên chúng không phải là lựa chọn lâu dài vì:
- Bất tiện
- Khó chịu
- Để lại nhiều biến chứng về sau
Ngược lại, trồng răng cố định Implant là giải pháp dài hạn cho vấn đề mất răng, bao gồm việc cấy và tạo chân răng nhân tạo vào xương hàm, cung cấp một nền tảng vững chắc cho răng giả, mà không cần sự hỗ trợ của các răng kế cận. Kết quả là:
- Không có áp lực nào tác động lên răng thật
- Nâng đỡ cấu trúc xương hàm, giúp chúng không bị tiêu hao
- Tuổi thọ lên đến 20 năm hoặc thậm chí vĩnh viễn
4.2 Giải pháp trồng răng tốt nhất hiện nay
Trồng răng implant được coi là giải pháp tốt nhất hiện nay cho việc phục hình răng đã mất. Phương pháp này sử dụng chân răng nhân tạo được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm, tạo ra sự ổn định và chắc chắn, mô phỏng giống như răng thật đến 98%.
Xem thêm: Trồng răng Implant có nguy hiểm không [Bác sĩ giải đáp]
Ngoài ra, phương pháp trồng răng cố định này còn giúp bảo toàn xương hàm và không gây tổn thương cho các răng lân cận.
Đặc biệt, tuổi thọ của răng giả trên trụ Implant có thể lên đến 20 năm hoặc vĩnh viễn, nếu chúng được thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín và có sự chăm sóc đúng cách.
Nhờ vậy mà phương pháp này đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều người hiện nay, ngay cả những cụ già cao tuổi cũng không ngần ngại lựa chọn, để lấy lại chức năng ăn nhai như tuổi thanh xuân.
Bất tiện vì hàm tháo lắp, chú Tròn (56 tuổi) quyết trồng thành công Implant All on 6
5. Tìm hiểu công nghệ trồng răng Implant SSI tại Nha khoa Singae
Trồng răng Implant SSI, là công nghệ mới được Nha khoa Singae đưa vào áp dụng, mang đến cho khách hàng một phương pháp phục hình răng tiên tiến bậc nhất.
Xem thêm: Quy trình trồng răng Implant SSI (bắt vít) như thế nào?

Implant SSI là kỹ thuật bắt vít 2 chiều dùng để gắn kết 3 thành phần chính là trụ Implant, Abutment và răng sứ, thay vì sử dụng keo xi măng như trước đây. Sự đổi mới trong kỹ thuật bắt vít 2 chiều, giúp cho việc gắn kết các phần của Implant chắc chắn hơn, giảm thiểu rủi ro biến chứng và đặc biệt là rút ngắn đáng kể thời gian hoàn thiện (từ 1 – 3 tháng thay vì 6 tháng như công nghệ cũ).
Cụ thể, nếu như với Implant truyền thống, các vấn đề như viêm nhiễm hay đào thải trụ do sử dụng xi măng dư gây ra là thách thức lớn, thì với công nghệ mới Implant SSI này, sự chắc chắn và tính linh hoạt nhờ sử dụng ốc vít đã loại bỏ hoàn toàn những rủi ro đó.
Một trong tiện ích nổi bật của công nghệ Implant SSI là khả năng thay thế răng sứ dễ dàng chỉ qua vài thao tác nới lỏng vít. Điều này không chỉ bảo vệ trụ Implant tối đa khỏi bất kỳ tổn thương nào, mà còn giảm thiểu đáng kể cả thời gian và chi phí cho khách hàng khi có những điều chỉnh, sửa chữa sau này!
6. Quy trình trồng răng Implant tại nha khoa Singae!
Quy trình trồng răng Implant tại nha khoa Singae được thực hiện đầy đủ các bước, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế. Chúng tôi luôn đề cao tiêu chí an toàn, vô trùng lên hàng đầu, cũng như sự an tâm và thoải mái cho khách hàng. Dưới đây là mô tả cơ bản của quy trình này:
Bước 1: Thăm khám và chụp CT Conbeam
- Tiếp đón và hỏi han khách hàng: Không chỉ để hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của khách hàng khi đến Singae, mà còn giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng thể: Bao gồm chụp hình CT Cone Beam để phân tích cấu trúc xương hàm chi tiết, cũng như xác định mật độ xương và vị trí cấy ghép, giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác.
Video trồng răng Implant SSI tại nha khoa Singae
Bước 2: Cấy ghép Implant
- Tư vấn kỹ lưỡng về quy trình, tổng chi phí và lợi ích của việc cấy ghép Implant.
- Chuẩn bị giấy tờ và tiến hành ký kết hợp đồng cấy ghép Implant, nhằm minh bạch và rõ ràng về mọi điều khoản.
- Thực hiện các bước sát trùng và sát khuẩn kỹ càng, đảm bảo vô trùng tuyệt đối cho cả khu vực miệng.
- Gây tê cục bộ để khách hàng không cảm giác đau trong quá trình thực hiện.
- Tiến hành phẫu thuật đặt trụ Implant vào xương hàm thông qua các bước thủ thuật chính xác.
Bước 3: Cắt chỉ và theo dõi sự hòa nhập
- Sau 7 ngày, khách hàng được trở lại phòng khám cắt chỉ.
- Lúc này, bác sĩ cũng sẽ lấy dấu răng của bạn rồi gửi đến phòng Lab để thiết kế mẫu răng sứ phù hợp.
- Khách hàng được cho ra về và chờ đợi cho trụ Implant hòa nhập với xương hàm (từ 3 tuần đến 3 tháng sau đó).
Bước 4: Tái khám và lắp răng
- Sau khoảng thời gian chờ đợi, bạn sẽ một lần nữa quay trở lại phòng khám để tiến hành lắp răng sứ, hoàn tất bước cuối cùng trong quá trình trồng răng Implant.
- Bác sĩ Singae sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và điều chỉnh răng sứ sao cho vừa vặn và thoải mái nhất.

Nha khoa Singae – một trong hệ thống của Tập đoàn Y tế Singapore, đã mang đến cơ hội cho người dân Việt Nam tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc răng miệng và điều trị hiện đại nhất.
Hơn hết, chúng tôi tự hào khi có đội ngũ bác sĩ giỏi đều tốt nghiệp 100% từ Đại học Y trở lên, họ có chứng chỉ cấy ghép Implant của Bộ Y tế và có bằng chứng nhận xuất sắc về nghiệp vụ cấy ghép Implant của Hội đồng nha khoa Singapore Aesthetics, điều này đảm bảo cho quá trình điều trị của bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Cùng chiêm ngưỡng hàng trăm ngàn hình ảnh/video khách hàng sau khi cấy ghép Implant thành công tại Facebook Singae Dental.
Tóm lại thì hàm khung tháo lắp không phải là giải pháp trồng răng bền vững. Để được điều trị dứt điểm tình trạng mất răng, tránh những hệ lụy, biến chứng về sau thì Cấy ghép Implant chính là phương pháp tốt nhất tính đến thời điểm hiện nay!
Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ với Hotline 0911 54 9999. Chúng tôi rất sẵn lòng được lắng nghe những chia sẻ và mong muốn của bạn!
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%