Răng sứ có hại không? Hậu quả bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu?

Ngày cập nhật :21/07/2022

Răng sứ có hại không? Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không? Những tác hại khi bọc răng sứ sai kỹ thuật?…Để giải đáp những thắc mắc này kính mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ bằng cách sử dụng một lớp vỏ sứ phục hình bên ngoài cùi răng thật. Mão sứ có hình dáng và kích thước như một chiếc răng thật nên vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa đảm bảo khả năng ăn nhai.

Bọc răng sứ có hại không
Mô phỏng phương pháp bọc răng sứ

Răng sứ có hại không? 

Bản chất bọc răng sứ không gây hại cho hàm răng. Ngược lại nó còn mang đến cho khách hàng một hàm răng trắng sáng, đều màu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều khách hàng bị viêm lợi, viêm nha chu sau khi bọc răng sứ. Sở dĩ có những tác hại đó là do kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo của bác sĩ thực hiện.

Chính vì vây, việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo có một hàm răng chắc khoẻ, bạn cần lựa chọn phòng khám uy tín với trang thiết bị cũng như chất lượng răng sứ đảm bảo.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi: ” Răng sứ có hại không?” là KHÔNG, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Nhưng ngược lại, tay nghề bác sĩ không đảm bảo sẽ làm cho khách hàng phải gánh chịu nhiều hậu quả nguy hiểm.

XEM THÊM: Bọc răng sứ thẩm mỹ bao nhiêu tiền? Nên bọc răng sứ thẩm mỹ ở đâu Hà Nội?

Tác hại của phương pháp bọc răng sứ sai kỹ thuật

Bên cạnh những ưu điểm như cải thiện nụ cười, ăn nhai tốt, cải thiện khả năng phát âm thì bọc răng sứ cũng mang lại những tác hại khó lường nếu như bạn thực hiện bọc sứ tại cơ sở không uy tín. Một số tác hại mà chúng ta có thể nhận thấy đó là:

1/ Răng bị ê buốt, khó chịu kéo dài

Thông thường quá trình đau nhức sau khi bọc răng sứ thường rất ít hoặc không có. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau nhức kéo dài từ 3 – 5 ngày thì cần kiểm tra lại, rất có thể bạn đã bị biến chứng sau khi lắp răng sứ. Đau nhức sau khi bọc răng sứ có thể là do kỹ thuật bọc sứ của bác sĩ không tốt hoặc do khách hàng có bệnh lý, bệnh nền nhưng không được chữa trị kịp thời.

Trong quá trình mài cùi răng nếu bác sĩ thực hiện mài sâu, xâm lấn nhiều đến cùi răng thật ảnh hưởng đến tủy răng là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng cảm thấy đau nhức sau khi bọc răng sứ.

Ngoài ra, kỹ thuật lắp răng sứ của bác sĩ không tốt cũng sẽ khiến cho khách hàng bị ê buốt kéo dài. Đã có không ít khách hàng bọc sứ cả tuần nhưng vẫn có cảm giác đau nhức, không thể ăn uống một cách thoải mái như trước kia. Trong trường hợp này bạn cần đến bác sĩ ngay để được điều chỉnh thích hợp.

Bọc răng sứ có hại không
Răng ê buốt sau khi bọc sứ

 2/ Tủy răng và răng thật bị tổn thương

Nếu như quá trình mài răng bác sĩ đã xâm lấn vào đến tủy răng mà không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho tuỷ răng bị tổn thương, thậm chí là tuỷ răng bị chết vĩnh viễn. Tủy khi bị tổn thương sẽ bị đau buốt khó chịu khi ăn, uống đồ ăn nóng hoặc lạnh. Tủy chết sẽ khiến cho cấu trúc răng bị giòn, dễ vỡ. Vì vậy, hỏng tủy răng là một trong những tác hại của bọc răng sứ sai cách. Trong trường hợp tuỷ bị ảnh hưởng bạn sẽ cần tháo mão sứ để điều trị tuỷ và thay mão sứ khác hoặc tiến hành xử lý ngay trên răng sứ sau đó hàn lại bằng vật liệu hàn trám răng.

Như đã đề cập, tuỷ răng bị tổn thương là do mài răng sai kỹ thuật của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng nhất để bọc răng sứ an toàn là bạn cần cân nhắc tìm phòng nha uy tín tín để gửi gắm hàm răng của mình. 

3/ Răng bị nứt, vỡ 

Nếu bạn bọc sứ tại cơ sở không uy tín, vì mục đích lợi nhuận nên họ sẽ sử dụng các loại răng sứ kém chất lượng để phục hình cho khách nên trong quá trình sử dụng răng sẽ rất dễ bị nứt, mẻ.

Hơn nữa, nếu như bác sĩ lắp răng không khít không chặt sẽ rất dễ khiến răng sứ bị tuột khỏi vị trí ban đầu, để lộ chân răng. Khi này khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Khi đó, răng sứ không thể bảo vệ răng thật mà ngược lại còn khiến răng thật bị tổn thương. 

Do đó, mặc dù bọc răng sứ là một kỹ thuật không quá phức tạp nhưng bạn vẫn cần tìm đến những bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện. 

4/ Bọc sứ làm sâu răng

Thông thường, răng sứ sẽ được gắn với cùi răng thật bằng keo chuyên dụng nên  vô cùng chắc chắn. Tuy nhiên, nếu quá trình gắn răng bác sĩ không cách ly nước bọt tốt sẽ khiến răng sứ bị rụng ra. Răng sứ rơi hẳn ra mà còn tạo lỗ hổng cho vi khuẩn chui vào gây sâu răng.

Bọc răng sứ có hại không
Bọc răng sứ gây sâu răng

5/ Gây viêm nướu

Kỹ thuật lắp răng sứ không khít tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn dắt lại gây viêm nướu. Lý do khác sẽ do răng sứ kim loại gây kích ứng nướu gây viêm lợi, đau nhức.

6/ Hôi miệng

Trên thực tế, bọc răng sứ sẽ không gây hôi miệng, hôi miệng sẽ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc do chế độ vệ sinh răng miệng của khách hàng sai cách. Bọc sứ sai kỹ thuật làm cho phần răng sứ và phần nướu không sát khít, xuất hiện các khe hở, răng sứ hình thành các rãnh sần sùi. Thức ăn rất dễ mắc vào các khu vực này, rất khó vệ sinh kỹ nên sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. 

7/ Đen viền nướu

Trên thị trường hiện nay đang phổ biến 2 loại răng sứ là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng sứ kim loại chính là nguyên nhân chính gây đen viền nướu. Răng kim loại có cấu tạo lớp sườn bên trong làm bằng kim loại, lớp sứ bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng, màu đen trong kim loại sẽ ngấm vào lợi làm đen vùng lợi bọc răng sứ gây mất thẩm mỹ. Để điều trị vùng lợi bị đen bạn có thể lựa chọn phương pháp thay răng toàn sứ hoặc cắt bớt phần lợi bị thâm đen.

Bọc răng sứ có hại không
Đen viền nướu do bọc răng sứ sai cách

Đen viền nướu không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khả năng ăn nhai cũng như độ bền của răng sứ kim loại cũng tương tự như răng toàn sứ. Nên bác sĩ thường khuyên khách hàng nên sử dụng răng này cho vùng răng hàm, không yêu cầu cao về thẩm mỹ.

8/ Lệch khớp cắn

Một trong tác hại lớn nhất của bọc răng sai cách là làm lệch khớp cắn. Lệch khớp cắn xảy ra khi mão sứ mới không khớp với răng thật trước đây. Hoặc cũng có thể là do răng sứ lắp lên không cân đối với răng của hàm đối diện, khiến cho việc ăn uống không được chắc chắn. Răng lệch khớp cắn có thể cao hơn, to hơn, ngắn hơn… so với răng hàm đối diện. Lệch khớp cắn sẽ gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng như:

  Răng đau nhức, kênh, ê buốt, không ăn được.

  Vùng nướu bị tổn thương, chảy máu, viêm nhiễm.  

  Khuôn mặt không cân xứng nếu tình trạng nghiêm trọng không được chữa trị kịp thời.. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt nếu không khắc phục.

Làm thế nào để tránh những tác hại trên?

Nguyên nhân của những tác hại trên là do tình trạng sức khoẻ của khách hàng, chất lượng dịch vụ và tay nghề bác sĩ thực hiện. Do vậy, để tránh những tình trạng này khách hàng cần thực hiện: 

Nắm chắc tình trạng sức khoẻ của bản thân

Trước khi thực hiện bọc sứ bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình để đưa ra phương pháp phù hợp. Nếu răng đều, chỉ bị xỉn màu nhẹ thì nên lựa chọn dán sứ Veneer. Trong trường hợp răng sứ bị nhiễm màu nặng, khấp khểnh nhẹ thì nên thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Nếu răng có các bệnh lý thì cần báo với bác sĩ để xử lý triệt để trước khi bọc sứ.

Lựa chọn răng toàn sứ có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một ca bọc sứ là chất lượng răng sứ. Một chiếc răng sứ tốt sẽ giúp bạn hạn chế đen viền nướu, viêm lợi. Tuổi thọ của răng sứ cao cấp có thể từ 15 – 20 năm, thậm chí là trọn đời. Hiện nay trên thị trường đang thịnh hành những dòng sứ điển hình như: Venus, Nacera, Zirconia, Ceramill…

rang su zirconia hinh anh 1
Răng sứ zirconia của Đức

Lựa chọn địa chỉ nha khoa tin cậy, uy tín

Chất lượng dịch vụ một phòng nha tốt sẽ giúp quá trình bọc sứ của bạn thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn. Một phòng nha đáng tin cậy cần rõ ràng, minh bạch chi phí, có chế độ bảo hành, có tem mác bảo đảm răng sứ được sử dụng là dòng sứ có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, trang thiết bị hiện đại đầy đủ cũng là yếu tố giúp phòng khám ghi điểm trong mắt người trải nghiệm. Thái độ của nhân viên có ân cần, nhiệt tình hay không cũng là lý do khiến khách hàng có quyết định lựa chọn thực hiện bọc sứ hay không.

Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm

Điều quan trọng nhất giúp bạn tránh được những tác hại sau khi bọc răng sứ là lựa chọn bác sĩ có chuyên môn, tay nghề tốt, xử lý triệt để bệnh lý răng miệng cho khách hàng trước khi bọc răng sứ. Bên cạnh đó sẽ tính toán mức độ mài răng phù hợp tránh tình trạng mài quá nhỏ hoặc quá to. Trong quá trình gắn răng sứ sẽ tỉ mỉ chỉnh sửa để răng và viền nướu không bị hở. Sau khi lắp răng sứ sẽ cẩn thận chỉnh sửa khớp cắn sao cho khách hàng không gặp phải khó khăn trong quá trình ăn uống.

XEM THÊM: Bọc răng sứ nguyên hàm giá bao nhiêu? – Bảng giá bọc răng sứ 2022

Các triệu chứng sau khi bọc răng sứ

Bạn thắc mắc rằng sau khi bọc răng sứ biểu hiện nào thường gặp, để tránh không bị nhầm lẫn với những biến chứng nguy hiểm đề cập phía trên. Dưới đây sẽ là những biểu hiện mà bạn thường gặp sau khi bọc răng sứ. Chúng sẽ xuất hiện từ 2 – 6 ngày sau đó sẽ biến mất nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. 

Triệu chứng ngứa răng

Ngứa răng xảy ra do việc mài cùi răng bác sĩ sẽ tiến hành mài sâu nướu nướu để tạo độ bám, hạn chế thức ăn dắt lại. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chỉ kéo dài khoảng vài ngày sau bác sĩ gắn sứ lên cùi răng. Nên khách hàng không cần quá lo lắng về vấn đề này, đây là một hiện tượng bình thường của bọc răng sứ.

Hiện tượng ê buốt răng

Ê buốt răng sau khi bọc sứ là chuyện khó tránh khỏi, tình trạng này sẽ xuất hiện 1 – 2 ngày đầu, do chất keo dính kích ứng cùi răng. Răng mới làm tương đối nhạy cảm nên sẽ có cảm giác ê buốt khi uống nước lạnh, nước nóng. Nếu hiện tượng này chỉ xuất hiện vài ngày đầu thì bình thường, nhưng nếu ê buốt răng kéo dài 1 tuần không đỡ thì bạn cần nhanh chóng tới phòng khám chuyên khoa để kiểm tra lại vị trí răng bọc sứ. 

e buot rang
Ê buốt răng sau khi bọc sứ

Cảm giác vướng víu khi ăn nhai, sinh hoạt

Đây là tình trạng mà ai cũng gặp sau khi lắp răng sứ. Trước tiên là do răng sứ mới bọc nên lực nhai thay  đổi, việc nhai, cắn thức ăn sẽ không được thoải mái như trước kia. Một phần nữa là do tâm lý của khách hàngsau khi bọc răng sứ chúng ta thường đặc biệt chú ý đến chiếc răng đó nên thường cảm thấy chiếc răng mới vướng víu, lạ miệng.

Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng mất sau 1 – 2 tuần khi răng sứ đã quen với khoang miệng. Lúc này cảm giác khó chịu không còn nữa, bạn có thể ăn uống bình thường như răng thật.  Nên khách hàng không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu cảm giác kệch, cộm diễn ra lâu không thay đổi thì bạn bắt buộc phải đến nha khoa để bác sĩ chỉnh lại chiếc răng sứ. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng lớn tới khớp cắn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Như vậy, nha khoa đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan tới ” Răng sứ có hại không?”. Nếu bạn đang tìm kiếm một phòng khám uy tín với chất lượng đảm bảo thì hãy liên hệ với nha khoa Singae để được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nhé!

Trồng răng Implant

video

Thumbnail video khách hàng

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%