Mảng bám răng khác cao răng khác nhau như thế nào?
Cách làm sạch mảng bám trên răng là gì? Các mảng bám đen có tác hại như thế nào cho răng? Lấy cao răng có hết mảng bám không?… Nếu khách hàng đang có chung những băn khoăn này thì hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!
Mảng bám trên răng là gì
Mảng bám là một chất nhầy không màu tồn tại trên răng. Trong mảng bám này có chứa vi khuẩn và đường gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nha chu. Nếu để lâu các mảng bám này có thể phát triển thành vôi răng, bám chặt xung quanh răng. Vì vậy, bạn cần loại bỏ chúng hàng ngày để bảo vệ răng.
Mảng bám và cao răng khác nhau như thế nào?
Đa số khách hàng hiện tại vẫn quan niệm cao răng và mảng bám là một. Tuy nhiên theo sự phân tích của giới chuyên môn thì cao răng chính là kết quả của việc để mảng bám tồn tại lâu trong khoang miệng. Hay nói cách khách, mảng bám xuất hiện trước, rất khó để phát hiện ra, không được vệ sinh hoàn toàn sẽ phát triển thành cao răng.
Để thấy được sự khác biệt rõ nhất của mảng bám chúng ta cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây.
Mảng bám răng | Cao răng | |
Cách thức hình thành | Mảng bám hình thành mỗi ngày, ngay sau khi bạn ăn uống. Đặc biệt là sau khi sử dụng thức ăn có nhiều đường và tinh bột. | Cao răng được hình thành từ chính cá mảng bám thức ăn. Chính phần mảng bám không được vệ sinh sạch sẽ đã đóng cứng thành từng mảng cao răng. |
Hình thức bề ngoài | – Có hình dạng một chất nhầy mỏng, không có màu hoặc màu rất nhạt, rất khó để xác định bằng mắt thường.
– Thường có kết cấu bã mềm. Nếu dùng tay sờ vào sẽ thấy nhớt. |
– Cao răng thường đóng thành mảng vôi cứng. Cao răng thường có màu vàng hoặc màu nâu đỏ. Chỉ quan sát bằng mắt thường cũng có thể xác định được.
– Cao răng thường có kết cấu cứng và xốp. |
Cách xử lý | Có thể vệ sinh hằng ngày bằng cách đánh răng đều đặn, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa. | Để làm sạch hoàn toàn cao răng cần tới cơ sở y khoa để bác sĩ thực hiện lấy cao răng. |
Mảng bám do đâu mà có?
Có rất nhiều nguyên nhân để hình thành các mảng bám. Trong đó có thể kể đến như:
– Vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Các mảnh vụn thức ăn bám lại chân răng không được vệ sinh sạch sẽ chính là nguyên nhân chính hình thành cao răng. Do vậy việc vệ sinh sạch sẽ là điều rất quan trọng để loại bỏ.
– Dùng tăm xỉa răng thay vì dùng chỉ nha khoa. Việc chỉ dùng tăm để vệ sinh sẽ không thể làm sạch hết các thức ăn thừa trên răng. Hãy tập cho mình thói quen sử dụng tăm chỉ nha khoa, vì sản phẩm có công dụng lấy thức ăn hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.
– Sử dụng nhiều thực phẩm góp phần hình thành nhiều cao răng như: Bánh kẹo, tinh bột, đồ ăn ngọt, nước ngọt có ga …
– Hút thuốc là hoặc sử dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân khiến cao răng hình thành nhiều hơn.
Xem thêm: 12+ [ Cách lấy cao răng tại nhà ] hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Hậu quả nếu mảng bám tồn tại quá lâu
Mảng bám được loại bỏ sớm sẽ đem đến giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngược lại, nếu cao răng tồn tại lâu sẽ gây ra những hậu quả sau:
Hình thành cao răng
Trong 48h đầu, mảng bám còn mềm và dễ dàng làm sạch. Tuy nhiên, nếu bạn không xử lý ngay, thì chúng sẽ tích tụ thành cao răng. Khi này việc loại bỏ cao răng sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém hơn. Hậu quả mà cao răng để lại cũng nghiêm trọng hơn.
Gây mất thẩm mỹ
Mảng bám để lâu chắc chắn sẽ hình thành nên cao răng. Các mảng bám này thường có màu vàng, nâu, đen bám chặt quanh chân răng và nướu. Đặc biệt nếu cao răng tồn tại ở vùng răng cửa sẽ làm mất thẩm mỹ của hàm răng.
Mảng bám răng gây viêm lợi
Viêm lợi là tổn thương được gây nên do vi khuẩn ký sinh trong mô nướu gây nên. Các vi khuẩn này chủ ý trú ngụ trong mảng bám và khiến cho mô nướu bị viêm nhiễm.
Lợi bị viêm thường chuyển từ hồng nhạt sang đỏ thẫm. Những người bị viêm lợi thường rất hay bị chảy máu chân răng khi ăn uống hoặc khi đánh răng.
Viêm lợi do mảng bám có thể hồi phục bằng cách làm sạch mảng bám, loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn gây bệnh.
Gây sâu răng
Mảng bám hình thành trên bề mặt răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, số lượng được nhân lên gấp mấy lần. Chính các vi khuẩn này sẽ tấn công cấu trúc răng, phá hủy men răng gây sâu răng.
Gây suy yếu hệ miễn dịch
Mảng bám sẽ phát triển nhanh chóng sẽ buộc hệ thống miễn dịch trong cơ thể kích hoạt nhiều lần. Quá trình này diễn ra trong thời gian lâu sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị yếu dần.
Xem thêm: [7+] Tác dụng, lợi ích của việc lấy cao răng mà bạn đã bỏ lỡ
Điều trị mảng bám trên răng
Hiện nay có rất nhiều cách để làm sạch mảng bám trên răng. Bạn có thể sử dụng phương pháp dân gian hoặc các phương pháp được khoa học khuyến cao như:
1. Chải răng ít nhất 3 phút/ lần
Bạn cần chải răng trong vòng 3 phút mỗi lần để đảm các mảng có đủ thời gian để làm sạch hoàn toàn . Đồng thời, bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm dễ dàng len lỏi vào sâu trong hàm, vì các vị trí răng thường khó vệ sinh nên thức ăn hay bị giắt lại.
Chải răng đều đặn
2. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride
Fluoride có khả năng tăng cường men răng và làm giảm nguy cơ gây sâu răng do các thực phẩm chứa axit. Để tăng cường hiệu quả của fluoride, bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Làm sạch răng bằng baking soda
Muối nở hay còn gọi là baking soda được sử dụng như một chất làm tẩy làm sạch răng. Bột nở có tính mòn nhẹ nên có thể dùng để làm sạch mảng bám trên răng.
4. Dùng hỗn hợp lô hội và glycerine
Lô hội đã được đánh giá cao về những lợi ích tuyệt vời giúp ngăn ngừa mảng bám. Để thực hiện bạn bạn có thể dùng một cốc nước, sau đó thêm vài giọt tinh dầu chanh và 4 thìa glycerine thực vật. Sau đó, dùng hỗn hợp này để chải răng, bạn sẽ cảm thấy răng trắng sáng, sạch sẽ hơn.
5. Chà răng cùng vỏ cam
Các tinh chất có trong vỏ cam sẽ giúp bạn chống lại các vi khuẩn gây nên sự tích tụ của mảng bám răng. Bạn có thể nghiền nát vỏ cam và thoa lên vùng răng bị ố vàng. Giữ nguyên hỗn hợp trong vòng 5 – 7 phút rồi súc miệng lại với nước. Không chỉ thấy hết mảng bám mà bạn còn nhận thấy răng sẽ trắng sáng hơn rất nhiều
6. Ăn nhiều rau củ và trái cây
Việc ăn nhiều rau củ và trái cây sẽ giúp cho bạn có một hàm răng khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung thêm: Táo, cần tây, cà rốt và ớt vào chế độ ăn hằng ngày để có một hàm răng chắc khỏe.
7. Ăn hạt dầu vừng
Hạt dầu vừng được sử dụng như một chất làm sạch răng hoạt tính. Hạt dầu vừng có tác dụng loại bỏ dần mảng bám cao răng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
8. Dùng bàn chải điện
Bạn nên sử dụng bàn chải điện nếu muốn loại bỏ mảng bám tích tụ trong răng tốt hơn. Theo chia sẻ của nhiều người thì việc dùng bàn chải điện giúp loại bỏ tốt hơn.
9. Tới cơ sở y khoa để lấy cao răng
Ngoài ra bạn cũng có thể tới cơ sở y khoa để bác sĩ sử dụng máy móc chuyên khoa làm sạch cao răng. Việc làm sạch mảng bám tại cơ sở y khoa sẽ giúp bạn hạn chế tổn thương mô, nướu thay vì tự làm sạch tại nhà. Bên cạnh đó việc sử dụng máy móc hiện đại cũng giúp cho quá trình làm sạch đạt hiệu quả cao hơn.
Như vậy bài viết trên đã giúp khách hàng phân biệt mảng bám răng và cao răng. Bạn nên vệ sinh răng miệng thật kỹ để loại bỏ chúng khỏi khoang miệng nhé. Trong trường hợp mảng bám chuyển thành cao răng thì bạn nên tới cơ sở y khoa để lấy cao răng. Hãy liên hệ với nha khoa Singae nếu bạn muốn thăm khám các dịch vụ làm răng.
Có Thể Bạn Quan Tâm
Dịch vụ nổi bật
video
