Mang thai có nhổ răng được không? Phương pháp giúp thai phụ giảm đau răng
Cuộc sống phát triển đi lên, sức khỏe răng miệng vì thế cũng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những phụ nữ đang mang bầu. Điều khiến chị em lo lắng là phụ nữ mang thai có nên nhổ răng được không? Vì bầu bí là giai đoạn cực kỳ quan trọng, dù là tác động nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi sau này. Nhằm làm rõ vấn đề mang thai có nhổ răng được không, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Singae nhé.
Vấn đề răng miệng phụ nữ mang thai thường gặp?
Bước vào giai đoạn thai kỳ, phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progesterone thường gây lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng dễ bị sâu. Đặc biệt ở tháng thứ 2 của thai kỳ, các bà mẹ dễ dàng cảm nhận thấy bựa thức ăn, bựa vôi tích tụ trên răng gây viêm nhiễm nên lợi ở xung quanh chân răng bị sưng đỏ. Tuy hầu như không có hiện tượng đau nhức song lợi rất dễ bị chảy máu khi đánh răng.
Thai nhi càng phát triển, dạ con phình ra khiến tích trữ của dạ dày bị thu hẹp nên lượng ăn của chị em sẽ rút xuống vì ăn sẽ chóng no nhưng cũng chóng đói. Do vậy, bà bầu thường phải ăn nhiều bữa trong ngày mới đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Hơn nữa, thức ăn được chị em sử dụng cho những bữa phụ thường là các loại bánh ngọt, đâu cũng là một yếu tố tiếp theo khiến phụ nữ mang bầu có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn.
Tuy vậy, mang thai có nhổ răng được không lại là cả một vấn đề khiến bác sĩ phải kiểm tra cân nhắc cẩn thận. Thông thường bác sĩ sẽ trì hoãn can thiệp nhổ răng ở người đang mang thai nếu không khẩn cấp. Và thời điểm thuận tiện nhất để nhổ răng cho phụ nữ mang thai là 3 tháng giữa của thai kỳ. Còn đối với những trường hợp quá cấp bách, buộc phải nhổ răng ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ phải có sự chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai có cấy ghép được Implant
Thực tế cho thấy, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao hơn do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục theo từng giai đoạn của thai kỳ. Với những chị em sức khỏe tốt, sự thay đổi này khó nhận thấy hơn, còn đối với những chị em sức khỏe kém hơn thì giai đoạn mang bầu, lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều, rất dễ nhận ra với các hiện tượng tụt lợi, mủn men răng, chuột rút.
Thai nhi bước sang tuần thứ 24 – 25 là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ vần lượng canxi lớn để hình thành xương của trẻ. Mà lượng canxi đó sẽ được được lấy chủ yếu từ cơ thể của mẹ. Do đó khi ấy trong máu của người mẹ không đủ canxi mà cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi cần thiết thì các mô xương ở hàm trên và hàm dưới chính là “sự hy sinh đầu tiên” của mẹ dành cho đứa con trong bụng.
Ngoài ra mang thai khiến tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Thông thường trong nước bọt có chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Song khi mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.
Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Theo nhận định của các chuyên gia nha khoa, bệnh lý răng miệng trong giai đoạn mang thai gây nhiều tác động không tốt cho thai nhi.
Bị mắc bệnh lý răng miệng sẽ gây đau nhức, khó ăn nhai khiến mẹ bầu mệt mỏi, không muốn ăn uống. Từ đây gây ảnh hưởng đến quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Tình trạng kéo dài là cơ thể mẹ bầu bị suy nhược, trẻ sinh ra thiếu cân và có hệ miễn dịch kém, khó nuôi…
Ngoài ra, các triệu chứng đau buốt, chảy máu răng, sưng lợi, răng nhạy cảm,… làm cho phụ nữ mang bầu bị mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, từ đó tiết ra 1 loại hoocmon có tên là prostaglandin gây kích thích dẫn đến chuyển dạ sớm.
Chính bởi thế, khi mang bầu nếu chẳng may có các bệnh lý răng miệng, chị em sẽ có nguy cơ sinh non, sảy thai, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, thậm chí nguy cơ bị băng huyết cao hơn so với bình thường.
Phụ nữ mang thai có nhổ răng được không?
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc can thiệp điều trị liên quan đến răng miệng. Do vậy trả lời câu hỏi mang thai có nhổ răng được không, bác sĩ nha khoa khẳng định, trong giai đoạn mang bầu, chị em vẫn có thể nhổ răng nhưng phải được bác sĩ chỉ định sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp với mẹ bầu, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trong trường hợp răng bị hư hỏng quá nặng, bắt buộc phải nhổ răng, thai phụ cần tới các trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, có hướng điều trị chuẩn xác mới đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Như vậy đáp án của câu hỏi mang thai có nhổ răng được không? là “Có”. Tuy nhiên chỉ trong tình huống cấp khẩn thiết, bắt buộc phải nhổ bác sĩ mới chỉ định cho bà bầu nhổ răng. Đồng thời, trước khi tiến hành nhổ răng của bà bầu, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ kỹ lưỡng để tránh những tình huống rủi ro ngoài ý muốn.
Thời điểm nhổ răng lý tưởng
Trong phần bài viết trên, chúng ta đã biết câu trả lời mang thai có nhổ răng được không là “có” rồi. Vậy thời điểm nào nhổ răng cho bà bầu sẽ được xem là an toàn phù hợp?
Theo nghiên cứu y học, thời điểm nhổ răng an toàn phù hợp nhất cho phụ nữ có thai là ở tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ. Các chuyên gia cho hay, đây là thời điểm dễ chịu nhất để mẹ đi khám răng bởi thai nhi đã ổn định, nhưng bụng chưa quá lớn nên người mẹ di chuyển còn dễ dàng.
Ngoài tháng thứ 7 trở đi, thai phụ chỉ nên nhổ răng trong trường hợp răng có bệnh lý nghiêm trọng như áp xe răng, viêm chóp răng, viêm tủy cấp tính,…. Vì trong giai đoạn này, thai nhi đã lớn, bụng bầu đã to lên nhiều, di chuyển đi lại khó khăn hơn, đặc biệt phải nằm ngửa quá lâu trên ghế nhổ răng có thể làm cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi trong bụng mẹ.
Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ
Biết răng mang thai có nhổ răng được không là “Có thể”, những giai đoạn nào của thai kỳ có thể nhổ răng, chị em phụ nữ cũng cần biết cách chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý các vấn đề sau đây:
- Cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi,…
- Thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng
- Hạn chế các tinh bột và các món nhiều đường nhằm tránh nguy cơ sâu răng, viêm tủy và tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Tránh tối đa ăn các loại thực phẩm quá nóng/ quá lạnh nhằm tránh làm răng bị kích thích gây đau nhức.
- Nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày để tăng tuyến nước bọt, ngăn ngừa các bệnh lý sâu răng gây ra.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng,
- Nếu nôn nghén nên súc miệng lại với nước sạch loại bỏ nước bọt chứa axit có khả năng mòn men răng.
- Chọn loại bàn chải lông mềm, loại kem đánh răng phù hợp để tránh làm tổn thương răng.
- Thực hiện khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần tại những nha khoa uy tín để kiểm soát được tình trạng răng miệng. Đồng thời lấy cao răng 6 tháng/lần sẽ giúp phòng ngừa sâu răng, chảy máu chân răng và viêm lợi.
Các phương pháp giúp giảm đau tại nhà
Tuy rằng mang thai có nhổ răng được không là “có thể” nhưng vẫn có những trường hợp bác sĩ trì hoãn việc điều trị hoặc nhổ răng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Trong trường hợp này, chị em có thể sử dụng kết hợp các mẹo dưới đây để giảm đau tại nhà:
- Ngậm, súc miệng nước muối ấm để làm sạch răng miệng hằng ngày. Chị em có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dùng muối ăn pha loãng. Với muối ấm, chị em nên ngậm khoảng 3 – 5 phút để làm sạch hiệu quả, giảm đau tốt hơn.
- Mẹ bầu có thể rửa sạch tay, rồi dùng ngón tay mát-xa nhẹ nhàng vùng răng bị đau giúp tác động nhẹ nhàng để các tinh thể muối thẩm thấu vào vùng niêm mạc bị viêm nhiễm. Việc này sẽ làm giảm đau nhanh, hiệu quả hơn.
- Có thể giã nhỏ gừng/ tỏi rồi trộn thêm một ít muối đặt lên vị trí răng bị sâu, viêm nhiễm. Ngoài ra chúng ta có thể lấy đá vào túi chườm bên ngoài má tại vùng răng đau, mức độ đau nhức sẽ giảm đáng kể.
- Với những trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ tiến hành làm những thủ thuật vệ sinh vùng viêm nhiễm. Cùng với đó bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau phù hợp với phụ nữ mang thai với liều lượng phù hợp khi đã kiểm tra kỹ lưỡng.
Thông qua nội dung bài viết với nội dung mang thai có nhổ răng được không, hi vọng các thai phụ đã biết được có bầu nhổ răng được không. Cần nhắc lại, mọi giải pháp điều trị cần có sự chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%