Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Ngày:03/08/2024

Sún răng ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không, dấu hiệu như thế nào, tại sao lại bị sún răng, cách điều trị như thế nào,… Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.

Sún răng ở trẻ em là gì?

Sún răng ở trẻ em là tình trạng cấu trúc răng bị phá hủy khiến diện tích thân răng sữa của trẻ bị mài mòn và tiêu dần nhỏ đi so với các răng bình thường. Khi đó sẽ xuất hiện các đốm nâu, đen ở các vùng kẽ răng và dần lan rộng sang các răng bên cạnh làm cho men răng yếu và răng bị vụn đen.

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Mặc dù sún răng không gây đau đớn cho trẻ như sâu răng nhưng có thể khiến răng tụt xuống lợi, chân răng rất đen và cứng. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ.

Tình trạng sún răng thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi, trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa và chưa thay răng. Vì vậy, ba mẹ hãy theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ để sớm có biện pháp xử lý kịp thời.

Sún răng ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Do hiện tượng sún răng gặp rất nhiều ở trẻ nên hầu hết các bậc phụ huynh thường không mấy để ý và cho đây là tình trạng rất bình thường, sau trẻ mọc răng vĩnh viễn sẽ tự khỏi và không cần chữa. Nhưng thực tế, bất kì một bệnh lý răng miệng nào, đặc biệt là bệnh sún răng ở trẻ em đều gây ra các tác hại nghiêm trọng như:

Giảm chức năng ăn nhai

Nếu trẻ bị sún răng gây tiêu dần thân răng hay rụng răng sớm sẽ không có chiếc răng nào thay thế cho đến khi chiếc răng vĩnh mọc lên. Khi sún răng, chân răng sẽ nằm sát với lợi nên trẻ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiền nát, nhai thức ảnh hưởng đến tiêu hóa và trẻ dễ mắc các bệnh về dạ dày.

Đặc biệt, trong trường hợp tủy răng sữa bị tổn thương, ngà răng lộ ra ngoài khi ăn nhai có thể bị đau nhức quấy khóc. Thậm chí còn làm trẻ biếng ăn gây còi cọc, kém phát triển hơn so với những đứa trẻ khác.

Phát âm không rõ

Tình trạng răng bị sún quá nhiều, đặc biệt là sún ở vị trí răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, những trẻ bị răng sún khó có thể phát âm đúng chuẩn và có nguy cơ nói ngọng cao hơn so với các bé có hàm răng khỏe mạnh. Do đó ba mẹ cần phòng ngừa tình trạng trẻ bị sún răng sữa để không ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp sau này.

Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Tình trạng sún răng gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhất là khi làm xáo trộn tiến trình mọc các răng vĩnh viễn. Bởi răng sữa có mối quan hệ chặt chẽ với răng vĩnh viễn. Theo quá trình phát triển, trẻ sẽ rụng chiếc răng sữa đầu tiên và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn vào năm 5 – 6 tuổi và kết thúc chiếc răng sữa cuối cùng khi 12 tuổi.

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Vì vậy, nếu răng sữa rụng quá sớm khiến cho các răng bên cạnh có xu hướng dịch chuyển về vị trí trống trên cung hàm. Khi đó, răng vĩnh viễn mọc lên có thể gặp nhiều khó khăn và xu hướng bị lệch lạc, chen chúc hoặc thậm trí là mọc ngầm. Đây là trường hợp xảy ra khi tình trạng sún răng ở mức độ nghiêm trọng, hoặc có thể do nguyên nhân tác động khiến răng bị rụng sớm làm sai lệch thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ .

Ngoài ra, khi răng sữa bị sún sẽ tạo môi trường lý tưởng để có nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển. Chúng không chỉ phá hủy chiếc răng sữa mà mà còn ảnh hưởng đến vùng nướu. Nguy hiểm hơn còn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng.

Có thể thấy sún răng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của bé, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bố mẹ hãy lưu tâm và chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm để tránh những ảnh hưởng về răng miệng không đáng có này

Dấu hiệu nhận biết bệnh sún răng ở trẻ em

Sún răng khác với bệnh sâu răng, tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ tạo các lỗ nhỏ li ti nông không sâu như răng sâu, có màu đen trông rất mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể nhận biết bệnh lý này bằng mắt thường qua những triệu chứng sau đây:

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

– Răng sữa hiện tượng bị mủn và tiêu dần đi làm giảm diện tích của răng. Trong nhiều trường hợp răng trẻ dễ vỡ thành vụn nhỏ khi ăn nhai do men răng yếu.

– Răng bị sún sẽ có màu đen, chạm tay vào thấy cứng hơn so với các răng khác.

– Răng bị sún nhiều, gây ra tình trạng viêm nướu có thể làm hơi thở trẻ có mùi hôi, khó chịu.

– Tốc độ lây nhiễm của răng bị sún rất nhanh, nếu không được xử lý kịp thời hàm răng của trẻ chỉ còn những mảng chân răng màu đen nằm sát với nướu.

– Trẻ bị sún răng thường không có hiện tượng đau nhức răng. Nhưng trong một số trường hợp nướu bị nhiễm trùng nặng hoặc răng chết tủy thì bệnh lý này vẫn có thể làm trẻ khó chịu, đau buốt hàm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

– Trẻ nói chuyện hay bị ngọng do cấu trúc răng bị phá hủy khiến bé phát âm khó hơn.

Răng bị sún nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng. Nếu nhận thấy răng trẻ có bất kỳ một trong những dấu hiệu sún răng nào bên trên, ba mẹ hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ có phương án xử lý tốt nhất.

Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, việc chăm sóc răng cho trẻ cần được quan tâm ngay từ khi bé vẫn đang còn là thai nhi nằm ở trong bụng mẹ. Vì vậy khi mang bầu ba mẹ cũng chần chú ý đến các tác động có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sún răng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân trẻ bị sún răng, nhưng theo nghiên cứu của tổ chức nha khoa Hoa Kỳ tình trạng sún răng ở trẻ xuất phát chủ yếu từ 4 yếu tố dưới đây:

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Việc chăm sóc cho răng miệng của trẻ hàng ngày là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến việc trẻ có bị tổn thương răng hay không. Bởi hàng ngày trẻ ăn rất nhiều loại thực phẩm như: cơm, cháo, thịt, sữa, kẹo,… khác nhau tạo ra các vụn thức ăn trong khoang miệng. Nếu các thức ăn không được loại bỏ sạch sẽ tạo ra mảng bám và trở thành nơi “trú ẩn” của các vi khuẩn gây hại.

Chính vì vậy, ba mẹ cần tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nếu không muốn em bé bị sún răng.

Do thói quen ăn nhiều đồ ngọt

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ chủ yếu là do thói quen ăn uống. Phần lớn các trường hợp bị sún răng thường gặp ở trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Bởi khi chất đường bám dính lâu trên bề mặt của răng tạo mảng bám và lên men sinh ra axit ăn mòn các chất vô cơ ở men răng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công làm hỏng lớp vỏ ngoài gây ngà răng và sún răng ở trẻ.

Khi bé ăn uống đồ ngọt, đồ ăn nhanh nếu không được vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Do môi trường Axit có trong miệng

Có thể bạn chưa biết răng dễ bị mài mòn trong môi trường axit trong khoang miệng. Phần mô cứng thường bị ăn mòn hóa học do các axit ngoại sinh như: acid citric, acid ascorbic, acid malic, acid cacbonic có trong thành phần của nhiều loại trái cây, nước ép trái cây hay đồ uống có ga. Chính vì vậy, nếu trẻ ăn xong những thực phẩm này nhưng không được súc miệng sạch sẽ cũng làm răng dễ bị sún.

Do cấu trúc răng của trẻ

Khi mang thai trẻ nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như: Doxycycline, Tetracycline có thể làm cho hệ răng của trẻ bị yếu hơn bình thường. Hoặc khi còn nhỏ trẻ phải uống nhiều thuốc kháng sinh thì chất lượng men răng và độ cứng chắc của răng cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó răng trẻ bị mòn còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

– Trẻ mắc bệnh vàng da làm men răng yếu

– Có thể trẻ bị thiếu vitamin C

– Chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu canxi, flour khiến răng dễ tổn thương

Cách điều trị bệnh sún răng ở trẻ em

Nếu ba mẹ nhận thấy răng của trẻ xuất hiện những triệu chứng sún răng đầu tiên có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà dưới đây giúp kiểm soát và làm chậm tốc độ lây lan sang các răng khác của sún răng.

Chữa bệnh sún răng ở trẻ em bằng phương pháp dân gian tại nhà

Từ xưa các bài thuốc dân gian điều trị bệnh sún răng của trẻ đã được ông cha ta áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây, là một số cách trị sún răng đơn giản, tiện lợi, an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà

Điều trị răng bị sún ở trẻ bằng nước muối

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Muối có tính kháng khuẩn tốt, kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm cho các bệnh lý về răng miệng. Sử dụng nước muối để chữa sún răng tại nhà là cách làm đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm muối ở bất kỳ căn bếp nào.

Cách thực hiện:

– Dùng 1 thìa cà phê muối tinh hòa tan cùng với 200ml nước.

– Cho trẻ ngậm dung dịch muối pha loãng này vào mỗi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Phương pháp này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh sún răng ở trẻ mà còn giữ cho răng miệng của trẻ luôn được sạch sẽ.

Lá trầu không chữa sún răng hiệu quả

Trong lá trầu không chứa nhiều muối khoáng, carbohydrate,… và có tính kháng khuẩn cao nên có tác dụng giảm đau và làm chậm quá trình răng bị sún. Ba mẹ có thể thực hiện một trong hai cách sau:

– Cách 1: Lấy 2 – 4 lá trầu không đem đi rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ. Sau đó pha với 200ml nước đun sôi hoặc rượu trắng pha loãng. Cho trẻ ngậm nước lá trầu không khoảng 2 phút rồi nhổ đi. Kiên trì áp dụng 1 ngày/lần sẽ thấy cơn đau nhức do sún răng gây nên giảm dần.

– Cách 2: Cũng tiến hành giã nhuyễn lá trầu không, nhưng sử dụng phần bã thu được đắp lên vị trí răng sún. Chờ khoảng 3 – 4 phút cho trẻ súc miệng lại với nước ấm.

Chữa sún răng bằng lá lốt

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Đây là mẹo chữa sún răng tại nhà rất hiệu quả bởi trong lá lốt có chứa các tinh dầu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt như: alcaloid, Beta-caryophylen. Ba mẹ có thể sử dụng lá lốt để điều trị tình trạng răng bị sún theo hướng dẫn sau đây:

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị rễ lá lốt già, tươi và không sâu

– Đem đi giã hoặc xay nát rễ lá lốt với 1/2 thìa cà phê muối tinh, chắt lấy nước cốt.

– Lấy tăm bông thấm nước cốt lá lốt bôi trực tiếp vào phần răng bị sún.

Những cách chữa sún răng tại nhà trên đây sẽ có những hiệu quả tốt nhất với tình trạng sún răng mới khởi phát ở trẻ. Đặc biệt, ba mẹ phải kiên trì và có lộ trình áp dụng nhất định để bệnh từ từ được kiểm soát.

Sử dụng thuốc Đông y chữa sún răng

Hiện nay bài thuốc đông y cũng được nhiều ba mẹ lựa chọn để điều trị bệnh sún răng cho trẻ. Nhìn chung các bài thuốc này có ưu điểm như: sử dụng dược liệu thiên nhiên an toàn, không gây ra tác dụng phụ, hiệu quả…. giúp làm giảm tổn thương nướu, hạn chế tình trạng sún răng lan rộng và tái phát.

Tùy vào tình hình bệnh và sức khỏe của trẻ sẽ có những bài thuốc phù hợp. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý các bài thuốc có chứa các chất gây dị ứng cho cơ thể trẻ vì trẻ dễ nhạy cảm và còn khá yếu. Do đó trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào ba mẹ nên xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Điều trị sún răng ở trẻ em tại nha khoa

Đối với những bé sún răng viêm lợi nghiêm trọng, răng sữa của bé bị tiêu gần vào lợi, lộ tủy… thì rất khó để chữa trị tại nhà hay bằng các bài thuốc đông y. Khi này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Tùy vào mức độ sún răng nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ quyết định giữ hay bỏ chiếc răng sún đó, các biện pháp chữa bệnh sún răng ở trẻ được sử dụng phổ biến nhất gồm:

Điều trị sún răng bằng fluoride

Với trường hợp răng mới bị sún, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy trên răng sữa của trẻ xuất hiện các đốm đen li ti và có dấu hiệu bị mủn. Sử dụng fluoride để giúp phục hồi các tổn thương ở men răng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bác sĩ có thể dùng fluoride dạng gel hoặc bọt bôi lên răng bé để che phủ các vùng răng mới bị mủn. Việc này cũng sẽ bổ sung các khoáng chất cần thiết cho răng, giúp răng khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định trẻ dùng một số loại kem đánh răng có chứa thành phần fluor để phục hồi các tổn thương trên bề mặt răng hiệu quả.

Trám răng sún cho trẻ

Khi răng sữa của trẻ đã bắt đầu bị ăn mòn dần nhưng chưa ảnh hưởng đến phần tủy răng, các bác sĩ sẽ khắc phục tình trạng này bằng việc tiến hành trám răng sún. Bác sĩ tiến hành nạo bỏ phần men răng bị hỏng, làm sạch răng và trám phần sún bằng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa. Phương pháp này không chỉ ngăn chặn tình trạng sún mà còn bảo vệ cho phần răng sữa còn lại của trẻ.

Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Răng sữa bị sún của trẻ nếu được trám sớm sẽ đảm bảo số lượng răng trên cung hàm, không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Đặc biệt là quá trình ăn uống, tiêu hóa của trẻ cũng sẽ hoạt động hiệu quả.

Chữa tủy và trám răng

Với những răng đã bị sún nghiêm trọng, gây viêm tủy răng bác sĩ buộc phải tiến hành điều trị tủy răng sữa để hạn chế tối đa việc nhổ răng. Phần tủy bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ sạch sẽ và lỗ hổng sẽ được trám kín lại, đảm bảo các vi khuẩn gây bệnh không thể xâm nhập vào.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp răng sún cụ thể ở trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định bọc mão răng để bảo vệ tối ưu hàm răng cho trẻ.

Nhổ răng sữa

Đây là mức độ xử lý nặng nhất với tình trạng sún răng ở trẻ. Nếu như răng sữa bị tổn thương đến chân răng, nhiễm trùng lợi, gây đau nhức và không có khả năng phục hồi lại được bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng của trẻ. Phương pháp này giúp tránh lây lan tình trạng bệnh cho các răng bên cạnh.

Ba mẹ tuyệt đối không nên tự nhổ răng sún cho trẻ tại nhà, bởi nó dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến cấu trúc mọc răng vĩnh viễn sau này. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ có chuyên môn thực hiện, đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này.

Phương pháp phòng tránh bệnh sún răng ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh sún răng và duy trì hàm răng chắc khỏe cho trẻ, ba mẹ cần biết cách thay đổi những thói quen xấu của trẻ và có biện pháp phòng ngừa bệnh sún răng hiệu quả.

Dưới đây là một số hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh và ngăn chặn được các bệnh lý răng miệng thường gặp:

Chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách

Nghe có vẻ đây là một việc rất đơn giản bởi ngày nào trẻ cũng được đánh răng. Nhưng nếu việc vệ sinh này thực hiện sai cách không chỉ khiến răng trẻ không được làm sạch mà còn gây tổn thương, dễ gây ra các bệnh lý răng miệng. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của hàm răng mà ba mẹ cần có phương pháp chăm sóc khác nhau.

sun rang o tre em7

Trong giai đoạn đầu khi những chiếc răng sữa của bé mới bắt đầu mọc nên còn yếu và nhạy cảm. Chình vì vậy, ba mẹ nên sử dụng gạc mềm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi sáng sớm và sau các bữa ăn.

– Dù khi trẻ chưa mọc chiếc răng sữa nào thì việc vệ sinh miệng hằng ngày là điều mà ba mẹ không được bỏ qua. Giai đoạn này ba mẹ có thể sử dụng gạc mềm thấm nước ấm hoặc nước muối loãng để vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho trẻ ngày 2 lần vào buổi tối và sáng.

– Khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu mọc lên thì việc vệ sinh răng miệng cũng cần được thực hiện cẩn thận.

– Trẻ 1 – 2 tuổi: Giai đoạn này trẻ đã có thể vệ sinh răng miệng bằng các loại kem đánh răng chuyên dụng và bàn chải đẩu nhỏ, lông mềm. Khi chải răng cho trẻ cần phải chải đúng cách theo hình tròn, nhẹ nhàng từ trong ra ngoài tránh gây tổn thương nướu gây viêm nhiễm. Ngoài ra ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ sạch mọi mảng bám trong khoang miệng.

– Trẻ 3 – 6 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ đã mọc đầy đủ hàm răng sữa và có thể tự vệ sinh cá nhân . Chính vì vậy, ba mẹ hãy tạo thói quen tự chăm sóc răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng cách hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Tuy nhiên vẫn cần giám sát và kiểm tra việc chải răng của trẻ để đảm bảo chúng vệ sinh đúng cách.

– Ngoài ra, khuyến khích trẻ uống nhiều nước sau khi ăn để rửa trôi các vụn thức ăn và vi khuẩn còn sót lại trên răng, tránh bị sún răng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ sở hữu một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe. Nếu muốn như vậy ba mẹ cần bổ sung cho vào thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ những thực phẩm giàu canxi, flour và các yếu tố vi lượng có lợi khác. Những chất này thường có trong các thực phẩm như: Cá biển, trứng, cà rốt, gan động vật, sữa tươi,,…

Bên cạnh đó các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ như: cải xanh, cải xoăn, súp lơ,… cũng là cái những thực phẩm ba mẹ nên đưa vào món ăn hàng ngày của trẻ. Bởi khi trẻ ăn nhai trong khoang miệng, chúng sẽ tiết ra nhiều nước bọt, tạo lớp màng khoáng ngừa sún răng hiệu quả.

Các loại kẹo, bánh ngọt, socola, nước có ga,…là những món ăn vặt mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích. Tuy nhiên chúng lại rất có hại đến sức hàm răng của trẻ, do đó mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thường xuyên những thực phẩm này.

Loại bỏ những thói quen xấu

Đối với những trẻ có thói quen uống sữa ban đêm thì ba mẹ hãy luôn đảm bảo hàm răng của trẻ đã được vệ sinh sạch trước khi trẻ ngủ. Đặc biệt những thói quen gây hại cho răng miệng như: bú bình, ngậm cơm, ngậm sữa lúc ngủ,… ba mẹ cũng cần phải bỏ sớm cho trẻ. Bởi điều này không chỉ gây ra bệnh lý răng miệng mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn và cấu trúc xương hàm sau này.

Khám răng miệng định kỳ cho trẻ

Đây là việc chăm sóc răng miệng quan trọng mà nhiều ba mẹ thường hay bỏ qua. Theo lời khuyên nha sĩ, từ 3-6 tháng/lần ba mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra tình tình sức khỏe răng miệng tại các nha khoa uy tín. Việc thăm khám định kỳ nay nên bắt đầu từ khi trẻ mọc răng sữa đến khi trưởng thành vẫn cần được duy trì.

Nếu trẻ bị sún răng, ba mẹ cần đưa bé đến các bệnh viện, cơ sở nha khoa uy tín để bé được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời hạn chế các hệ quả nghiêm trọng. Việc phòng ngừa này không chỉ giúp bác sĩ kiểm soát được tình trạng sún răng ở trẻ mà còn phát hiện sớm ra những bệnh lý răng miệng khác (nếu có).

Vấn đề răng miệng nói chung và bệnh sún răng nói riêng là trường hợp thường hay xảy ra với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý và chăm sóc đến sức khỏe răng miệng của trẻ để con phát triển khỏe mạnh, vui vẻ và tự tin trong cuộc sống sau này.

Bài viết liên quan