[ Sưng nướu răng khôn là gì? ] Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị?

Ngày:03/08/2024

Cùng tìm hiểu Sưng nướu răng khôn là gì? Triệu chứng của sưng nướu răng khôn? Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không? Các điều trị sưng nướu răng khôn? qua bài viết dưới đây nhé.

Sưng nướu răng khôn là gì?

Sưng nướu răng khôn là tình trạng mô xung quanh răng khôn bị viêm. Tình trạng này thường xảy ra trong trường hợp:

sưng nướu răng khôn

Răng khôn không mọc hết mà chỉ mọc được 1 phần. Lúc này, các vi khuẩn sẽ xâm nhập quanh răng, khiến cho nướu bị nhiễm trùng.

Sưng nướu răng khôn còn do thức ăn và các mảng bám tích tục quanh chân răng, làm cho nướu bị kích ứng. Lâu ngày sẽ dẫn tới sưng đỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến nướu bị nhiễm trùng, sau đó là má, cổ,…

Triệu chứng của sưng nướu răng khôn

Sưng nướu răng khôn ở mỗi người thì sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng thông thường, có 2 mức độ sưng nướu răng khôn là cấp tính và mãn tĩnh.

sưng nướu răng khôn1

Sưng nướu răng khôn cấp tình là tình trạng sưng nướu với những biểu hiện như đau nướu dữ dội, sưng mô nươu. Khi nhai hoặc nuốt thì bạn sẽ có cảm giác đau. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sốt nhẹ, quanh khu vực răng tiết ra các dịch mủ.

Sưng nướu răng khôn mãn tính là khi bạn xuất hiện các triệu chứng như hơi thở có mùi, xuất hiện cơn đau âm ỉ từ 1 đến 2 ngày, gặp khó khăn khi mở miệng nói và ăn

Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm hay không?

Sưng nướu răng khôn là một biến chúng vô cùng nguy hiểm. Ban đầu, biến chứng của tình trạng này chỉ là biểu hiện nhẹ như bạn cảm thấy đau và sưng vùng quanh răng, ảnh hưởng đến việc cắn, xé, nhai đồ ăn, cảm thấy đau khi nuốt nước bọt. Khi tình trạng sưng trở nên nặng hơn, nó sẽ lây lan từ răng khôn bị viêm đến những chiếc răng khác trong khoang miệng của bạn.

sưng nướu răng khôn2

Ngoài ra, nếu như bạn không xử lý kịp thời thì sẽ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn, áp xe răng do tổn thương miệng hoặc nhiễm trùng máu. Dù hiếm gặp thế nhưng đây cũng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Cách điều trị sưng nướu răng khôn

Nếu như răng khôn của bạn chưa mọc xong nhưng lại cảm thấy sưng tấy, đau nhức, thì bạn có thể sáp dụng một trong những cách sau:

Trong trường hợp, nếu như bạn chưa thể đến gặp bác sĩ ngay, thì bạn có thể khắc phục bằng một số cách giảm đau tại nhà dưới đây. Mặc dù các phương pháp này không điều trị triệt để thế nhưng cũng sẽ phần nào làm giảm các triệu chứng khó chịu

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng với nước muối ấm từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

– Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại nguyên liệu dễ tìm như trà túi lọc, hành tây, chườm đá,… bằng cách là đặt trực tiếp vào chỗ đau để làm giảm cơn khó chịu do sưng nướu răng khôn gây ra

Kiểm soát cơn đau

Nếu như bạn bị sưng nướu nhẹ, thì bác sĩ sẽ làm sạch mô nướu quanh răng để ngăn chặn sự tích tụ của các mảnh thức ăn thừa mắc kẹt và các mảng bám trên răng.

sưng nướu răng khôn3

Trong trường hợp nướu răng bị viêm thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi lấy cao răng, hút túi mủ. Trong quá trình thực hiện, nếu bạn cảm thấy đau quá thì sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê. Sau khi xử lý xong, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn để tránh bị nhiễm trùng.

Tách nướu

Nếu như răng khôn của bạn mọc thẳng, nhưng chưa nhú hoặc mới nhú một phần thì bác sĩ sẽ tách nướu để phần thân răng mọc dễ dàng hơn.

Loại bỏ mô nướu

Trong trường hợp phần nướu bị sưng hoặc bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ phẫu thuật để tách bỏ, tránh lây lan ra xung quanh.

Nếu như phần mô nướu bị sưng viêm, dù đã cắt bỏ đi nhưng vẫn có thể phát triển trở lại. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa việc tách nướu và nhổ răng. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà sẽ có phương pháp xử lý khác nhau

Cắt lợi trùm răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc thẳng, thì bác sĩ sẽ gây tê rồi bắt đầu cắt phần lợi trùm trên răng để cho răng mọc bình thường. Sau khi cắt phần lợi trùm xong, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc gồm thuốc kháng sinh, hạ sốt để tránh sốt và nhiễm trùng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng.

Nhổ răng

sưng nướu răng khôn4

Nếu như răng khôn của bạn mọc bất thường như mọc lệch, mọc ngầm hoặc nằm quá sâu trong hàm, khó vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,… sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nhổ răng để tránh những biến chứng về sau.

Tại sao mọc răng khôn lại gây sưng lợi?

Sưng lợi mà một triệu chứng thường xuyên gặp phải khi mọc răng số 8. Sưng có thể xuất hiện một vài ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài lâu hơn. Và thường là răng khôn hàm dưới sẽ bị sưng nặng nề hơn so với răng khôn hàm trên. Có nhiều lý do khiến lợi bị sưng, trong đó không thể không nhắc đến các yếu tố sau:

sưng nướu răng khôn5

– Răng khôn là răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm, trong khi các răng khác đã mọc và có được một vị trí ổn định. Răng số 8 phải chen chúc nếu như cung hàm nhỏ và không đủ chỗ.

– Kích thước của răng số 8 khá lớn trong khi diện tích còn lại trên cung hàm là quá nhỏ, do đó răng khôn không mọc lên hết được và bị ẩn dưới nướu, đội nướu lên khiến bị sưng lợi khi mọc răng khôn.

– Khi bị viêm thì nướu cũng sưng lên. Viêm xảy ra khi thức ăn bị nhồi nhét và không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ thu hút vi khuẩn đến sinh sôi nảy nở và gây viêm.

– Nướu bị kích ứng khi răng hàm trên cắn vào phần lợi của răng khôn hàm dưới trong khi ăn nhai.

Sưng nướu răng khôn nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khi bị sưng lợi răng khôn cũng cần được chú ý như:

– Bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp,… cho thêm chút thịt, tôm, các, trứng, rau,… được băm nhỏ để không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

– Tăng cường uống các loại sữa, sinh tố, nước ép trái cây,… để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể,

– Bạn không nên ăn hoặc hạn chế ăn các loại thực phẩm như đồ nếp, thịt gà, rau muống,…. để đề phòng nướu răng bị sưng tiếp.

– Hạn chế ăn các loại đồ cay nóng như tỏi, tiêu, ớt,… các đồ awqn quá chua, có cồn, ga, chất kích thích,… cũng có thể làm cho nướu của bạn bị sưng, đau nhức hơn bình thường.

Sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ hồi phục sau 2 tuần. Để ngăn ngừa tình trạng sưng nướu với những chiếc răng khôn còn lại, bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để làm sạch khoang miệng và theo dõi tình trạng răng khôn của mình.

Bị sưng nướu răng khôn không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta hiểu hết được cơ chế gây bệnh cũng như cách khắc phục. Trong trường hợp sưng lợi kéo dài không khỏi, bạn nên cân nhắc vì đã đến lúc cần đến sự can thiệp từ nha sĩ.

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức về bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại các bệnh viện uy tín trên toàn quốc và muốn được tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ lành nghề thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline nhé:

Bài viết liên quan