Trám răng sâu có lấy tủy không, có nhất thiết?
Trám răng sâu có lấy tủy không, trường hợp nào bắt buộc điều trị tủy và trường hợp nào không cần? Hãy tham khảo bài viết sau, Nha khoa Singae Dental sẽ giải đáp chi tiết cho bạn!
1. Trám răng sâu là công đoạn thứ mấy trong điều trị?
Trám răng sâu là bước cuối cùng trong quy trình điều trị răng sâu, sau khi đã loại bỏ phần viễm nhiễm do sâu răng gây ra. Còn nếu để xác định cụ thể nó là bước thứ 2 hay thứ 3, còn tùy thuộc tình trạng sâu răng của mỗi người.
Dưới đây là các bước căn bản trong điều trị sâu răng:
- Thăm khám, đánh giá, chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị.
- Gây tê (nếu cần).
- Loại bỏ phần sâu răng.
- Lấy tủy (nếu cần).
- Trám răng.
- Phục hình thêm (nếu cần).
Ở bước trám răng, bề mặt này cần phải được làm sạch kỹ lưỡng để đảm bảo vật liệu trám có thể bám chắc tốt nhất. Mục đích của việc trám răng sẽ là để phục hình hình dạng và chức năng ăn nhai cho răng, đồng thời là màng chắn bảo vệ khỏi thức ăn thừa, ngăn chặn sự tiếp tục phá hủy của vi khuẩn tiêu cực đến răng.
2. Trám răng sâu có lấy tủy không?
Việc lấy tủy răng khi trám răng sâu không phải lúc nào cũng cần thiết. Có hai tình huống cụ thể mà bạn cần xem xét:
2.1 Trường hợp trám răng KHÔNG cần lấy tủy
Trám răng sâu không lấy tủy trong trường hợp viêm nhiễm chưa lấn vào tủy răng. Nếu sâu răng chỉ ảnh hưởng đến phần men răng và lớp ngà nhẹ, thì với trường hợp này, bác sĩ chỉ cần loại bỏ và làm sạch triệt để ổ sâu của răng là được, sau đó đến bước trám lại mà không cần đụng chạm đến tủy răng.
Lợi ích của việc trám răng sâu bảo tồn tủy, chính là loại bỏ bước điều trị tủy, giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí cũng như tránh được cảm giác lo âu, đau đớn đối với người sợ lấy tủy.
2.2 Trường hợp trám răng BẮT BUỘC phải lấy tủy
Còn trường hợp lấy tủy (nội nha) là bắt buộc, khi đã có sự tổn thương sâu vào tủy nghiêm trọng. Nếu không điều trị tủy kịp thời, ổ răng sâu sẽ trở nên nhiễm trùng trầm trọng, dẫn đến tổn thương gây đau nhức, ê buốt liên tục.
Việc lấy tủy trước khi trám răng trong trường hợp này là giải pháp cần thiết để giữ răng và tránh những biến chứng nặng nề hơn như áp xe răng, thậm chí là mất răng.
Tóm lại: Quyết định có lấy tủy hay không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sâu răng.
Các bác sĩ sẽ dùng ảnh chụp CT Cone Beam – cung cấp ảnh 3 chiều, để đánh giá mức độ viêm nhiễm tủy và lên phương án điều trị đúng đắn, tránh việc can thiệp không cần thiết và tối ưu hóa kết quả điều trị cho bệnh nhân.
3. Ưu/nhược điểm khi lấy tủy trám răng!
Lấy tủy trám răng giúp điều trị hiệu quả ổ viêm nhiễm, nhưng nếu phân tích kỹ hơn thì chúng có nhược điểm! Vậy đó là gì, cùng Singae Dental tìm hiểu!
3.1 Ưu điểm
- Bảo tồn răng thật: Khi răng bị sâu, phần mô bị viêm nhiễm sẽ ngày càng lan rộng, trầm trọng và nguy cơ vỡ và mất răng cao. Vì vậy, làm sạch viêm nhiễm để ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn, từ đó bảo tồn răng thật.
- Phục hồi chức năng ăn nhai: Nếu ai đã từng trải qua cảm giác sâu răng viêm tủy sẽ thấy “sự khổ sở” trong ăn uống như thế nào, đó là cảm giác đau nhức và ê buốt. Vì vậy sau khi chữa tủy trám răng sẽ không còn đau nhức, lấy lại được chức năng ăn nhai bình thường.
- Bảo vệ răng: Vật liệu trám được coi như một lớp bảo vệ vững chắc, ngăn chăn nguy cơ vỡ răng và bảo vệ răng khỏi nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
3.2 Nhược điểm
- Chi phí: Thêm bước điều trị tủy sẽ gây tốn kém hơn do mức độ phức tạp và cần sử dụng thêm vật liệu trám.
- Ảnh hưởng từ việc mất tủy: Tủy là nguồn nuôi dưỡng tự nhiên cho răng, việc mất tủy sẽ khiến răng tự nhiên bị giòn và dễ vỡ.
- Răng kém bền, tuổi thọ thấp: Răng lấy tủy có thể chỉ tồn tại khoảng 15 – 20 năm nếu không có sự bảo vệ như bọc răng sứ.
4. Tỉm hiểu 3 cách trám răng phổ biến hiện nay!
Có nhất thiết phải trám răng?
Trả lời: Có! Sau khi lấy tủy điều trị răng sâu, thì việc trám răng là rất cần thiết vì chúng là màng chắn bảo vệ răng khỏi những tác động, yếu tố bên ngoài.
Nếu không trám, răng sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và có thể gây ra nhiễm trùng lần nữa, do đó trám răng là một phần không thể thiếu của quy trình điều trị nội nha.
Tại nha khoa Singae, chúng tôi cung cấp 3 phương pháp trám răng phổ biến:
- Trám răng Composite: Đây là vật liệu kết hợp từ nhựa và hạt thủy tinh mịn, là lựa chọn phổ biến vì có tính thẩm mỹ cao hơn so với trám răng kim loại, màu sắc hợp với răng tự nhiên.
- Trám răng Inlay: Inlay là một loại trám cũng được làm từ vật liệu được thiết kế sẵn từ bên ngoài, sau đó được đặt vào trong răng, để làm đầy phần lõm.
- Trám răng Onlay: Inlay tương tự như trám răng nhưng nằm hoàn toàn trong các cusp trên bề mặt nhai của răng. Chúng có thể được làm từ sứ, vàng, hoặc vật liệu composite và được xem là bền và lâu dài hơn so với trám răng composite truyền thống.
Ngoài trám răng, còn có cách khác không?
Trả lời: Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp giải pháp bọc răng sứ – Một lựa chọn thay thế cho việc trám răng, để giải quyết cho các trường hợp viêm nhiễm nặng hay răng bị hư tổn nhiều. Dù giá có cao hơn, nhưng đây là giải pháp lâu dài, đem lại vẻ đẹp tự nhiên và khả năng ăn nhai tốt nhất.
5. Trám răng Không lấy tủy có Đau không?
Trám răng sâu không lấy tủy, thường không gây ra cảm giác đau đớn, thậm chí là không cần gây tê vì quy trình này không can thiệp sâu vào phần tủy răng – nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu.
Giải thích cho điều này là bởi tủy răng là phần nhạy cảm nhất của răng, dây thần kinh – Có chức năng truyền tín hiệu cảm giác, bao gồm cả đau. Vì vậy khi có tổn thương hoặc kích thích như “sâu chạm tới tủy”, hoặc “quy trình gây tê không đúng cách”, thì các dây thần kinh sẽ phản ứng khiến ta cảm nhận cơn đau ê buốt rõ ràng.
6. Cách chăm sóc sau trám răng sâu!
Sau khi lấy tủy và trám răng sâu, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất sau điều trị:
Chế độ ăn uống:
- Hạn chế đồ ăn cứng, quá nóng hoặc lạnh để tránh gây áp lực lên răng mới trám, cũng như tránh tăng độ nhạy cảm.
- Nên ăn đồ mềm lỏng như cháo, canh, cơm, nước hoa quả.
- Giảm tiêu thụ đồ uống có đường và Axit để tránh sâu răng.
Chế độ vệ sinh:
- Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi dùng bữa.
- Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành thương.
Giữ thói quen hợp lý:
- Không nghiến răng, không dùng răng mới trám để bóc tách đồ ăn cứng.
- Không hút thuốc lá sau khi trám ít nhất 2 – 3 ngày.
- Đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng răng và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào.
7. Quy trình lấy tủy và trám răng không đau tại Singae Dental
Tại Nha khoa Singae, quy trình trám răng sâu và lấy tủy được thực hiện với cam kết không đau, đảm bảo trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn Singapore, nên mỗi bước thực hiện đều đảm bảo an toàn!
Và dưới đây là quy trình lấy tủy và trám răng không đau tại Singae Dental!
Bước 1: Khám và tư vấn – Bạn sẽ được thăm khám tỉ mỉ, sử dụng hình ảnh CT Cone Beam 3D để đánh giá chính xác tình trạng sâu răng và mức độ viêm nhiễm tủy, để có định hướng điều trị phù hợp.
Bước 2: Gây tê cục bộ – Với liều lượng gây tê được tính toán cẩn thận và phù hợp, cùng với kỹ thuật gây tê tân tiến, đảm bảo an toàn và không đau trong suốt quá trình điều trị tại nha khoa Singae.
Bước 3: Làm sạch răng miệng – Sau đó, bạn sẽ được các bác sĩ làm sạch khoang miệng tổng thể và loại bỏ phần mô bị nhiễm ở ổ răng sâu bằng dụng cụ chuyên dụng, bước này giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho bước tiếp theo.
Bước 4: Điều trị sâu răng và chữa tủy:
- Nếu viêm chưa vào tủy răng, bác sĩ sẽ bảo tồn tủy và tiến hành luôn bước trám để kết thúc buổi điều trị.
- Nếu răng sâu đã ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật lấy tủy để loại bỏ sạch phần tủy bị viêm nhiễm.
Bước 5: Trám răng: Sau đó, bác sĩ sẽ trám răng bằng vật liệu trám có chất lượng cao, màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền. Vật liệu trám có thể là Composite, sứ hoặc vật liệu trám khác (tùy theo từng trường hợp).
Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc – Sau lấy tủy trám răng, khách hàng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau điều trị và lên lịch theo dõi định kỳ để đảm bảo kết quả lâu dài.
Kết Luận: Trám răng sâu có thể không cần lấy tủy nếu tủy răng còn sạch và không bị viêm. Ngược lại, nếu tủy răng đã bị viêm nhiễm, việc điều trị sẽ phức tạp và đắt đỏ hơn. Vì vậy, nha khoa Singae khuyến khích mọi người nên tái khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Singae Dental – Đơn vị tiên phong trồng răng Implant bắt vít SSI, sẽ cam kết mang lại khả năng chăm sóc răng miệng tốt nhất! Chúng tôi luôn tập trung vào sự thoải mái và sức khỏe răng miệng lâu dài cho khách hàng. Nếu quy khách có nhu cầu cần tư vấn thêm như chi phí, thời gian, quy trình điều trị, vui lòng liên hệ tới Hotline 0911 54 9999 để được giải đáp mọi thắc mắc.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%