Trẻ sơ sinh bị hôi miệng nguyên nhân do đâu? Phải làm sao mới hết?
Trẻ sơ sinh bị hôi miệng nguyên nhân do đâu? Trẻ sơ sinh bị hôi miệng thì phải làm sao?…Chắc hẳn những ai làm cha, làm mẹ đều quan tâm đến vấn đề này. Để giải đáp những thắc mắc ấy, bạn đọc hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hôi miệng
Hôi miệng ở trẻ sơ sinh sẽ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau:
1.1 Trẻ sơ sinh bị hôi miêng do viêm xoang
Một lý do khiến cho trẻ sơ sinh bị hôi miệng là bệnh viêm xoang. Nếu em bé bị viêm xoang sẽ có các triệu chứng như sau: Chảy nước mũi, hắt xì hơi. Tình trạng này là kết quả của dị ứng thời tiết dẫn tới nghẹt các lỗ thông xoang. Kết quả là em bé chỉ thở được bằng miệng, khiến khoang miệng bị khô do thiếu nước bọt. Việc nước bọt ít hơn bình thường dẫn tới khô miệng và khiến trẻ sơ sinh bị hôi miệng.
1.2 Trẻ sơ sinh bị hôi miệng do viêm Amidan
Một bệnh lý khác có thể dẫn tới việc hôi miệng ở trẻ sơ sinh là viêm amidan. Các amidan khoẻ mạnh thường có màu hồng và không có đốm, nhưng đối với khối amidan bị nhiễm trùng sẽ có màu đỏ, sưng tấy, có chấm trắng và có mùi hôi khó chịu.
Khi này, vi khuẩn tích tụ ở phía sau cổ họng, kết hợp với mùi chua của nhiễm trùng tạo ra hơi thở có mùi. Nếu quan sát thấy amidan của con sưng đỏ, bạn nên đưa chúng tới thăm khám với bác sĩ để kê thuốc kháng sinh giúp viêm amidan mau lành.
1.3 Trào ngược axit
Trào ngược axit cũng là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh bị hôi miệng. Trào ngược dạ dày xảy ra do vòng cơ giữa thực quản và dạ dày chưa trưởng thành hoàn toàn. Do đó, các chất trong dạ dày trào ngược ra ngoài khiến em bị trớ. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần .
Trào ngược ở trẻ em có thể tự hết nhưng các mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp cải thiện:
- Chia thành nhiều lần bú trong ngày, giảm khối lượng sữa cung cấp cho trẻ trong mỗi lần bú.
- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong vòng 20 – 30 phút sau khi cho trẻ bú.
- Thay núm vú với kích thước khác trên bình sữa của trẻ. Việc sử dụng núm vú quá lớn hoặc quá bé có thể khiến trẻ nuốt phải không khí gây nôn, ợ sau khi ăn.
1.4 Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường typ 1 xảy ra khi tuyến tụy của trẻ ngừng sản xuất insulin, một loại hormone giúp cơ thể hấp thụ năng lượng từ thức ăn. Khi điều này xảy ra, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và phá huỷ tế tế bảo sản xuất insulin trong tuyến tụy và gây ra một số biến chứng, trong đó có mùi hôi miệng.
1.5 Bệnh viêm lợi, áp xe răng
Trẻ sơ sinh cũng hoàn toàn có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm lợi, áp xe răng…khiến trẻ có mùi hôi khó chịu. Nên việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ cần thực hiện kỹ càng và đều đặn.
1.6 Trẻ sơ sinh bị hôi miệng do tật bú tay
Mút tay là một trong những nguyên nhân hôi miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Việc mút ngón tay có thể dẫn tới khô miệng, gia tăng số lượng vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó gây hôi miệng. Hầu hết, trẻ sẽ từ bỏ thói quen này khi lên 2 – 4 tuổi. Để giảm bớt tình trạng hôi miệng ở trẻ sơ sinh do mút tay bạn có thể dùng khăn mềm và ấm để lau miệng và lưỡi thường xuyên cho trẻ.
1.7 Sử dụng núm vú giả
Khi bé ngậm núm vú giả, nước bọt và vi khuẩn trong miệng sẽ truyền sang núm vú. Điều này có thể là nguyên nhân khiến vú giả có mùi hôi khó chịu, mùi hôi này có thể truyền sang miệng của bé vào lần ngậm ti giả tiếp theo. Bên cạnh đó, vú giả được sử dụng nhiều lần không được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn. Để khắc phục tình trạng này cha mẹ cần tiệt trùng núm vú giả thường xuyên và cẩn thận. Nếu được thì có thể cho trẻ ngưng sử dụng ti giả.
Tóm lại, nếu trẻ sơ sinh bị hôi miệng, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị. Khi đó, bác sĩ sẽ làm các kỹ thuật xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Từ đó, lên phác đồ điều trị phù hợp.
2/ Một số cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị hôi miệng
Khi trẻ bị hôi miệng bố mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dân gian tại nhà để giúp cải thiện như:
2.1 Sử dụng nước muối
Muối được xem là kẻ thù của vi khuẩn gây hôi miệng, bởi tính kháng khuẩn cao. Bố mẹ có thể cải thiện tình trạng hôi miệng bằng cách sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng. Nước muối sẽ sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó giảm tình trạng hôi miệng. Không những thế nước muối còn mang lại khả năng giảm sưng, viêm hoặc sâu răng.
Để thực hiện bố mẹ có thể sử dụng 1 thìa cà phê muối hạt to hoặc muối tinh, pha với 500ml nước tinh khiết ấm. Sau đó, vệ sinh răng miệng cho trẻ.
2.2 Sử dụng lá bạc hà
Lá bạc hà không chỉ mang lại mùi thơm the mát mà còn có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ. Nhờ vậy mà lá bạc hà được sử dụng như một liệu thuốc giúp cải thiện tình trạng hôi miệng. Lá bạc hà có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh. Bố mẹ chỉ cần giã nhuyễn lá bạc hà, chắt lấy nước cốt. Sau đó pha bạc hà với nước lọc theo tỷ lệ 1:1, thêm vài giọt muối để tăng khả năng sát khuẩn. Sử dụng dung dịch này để lau miệng, vệ sinh miệng cho trẻ.
2.3 Sử dụng lá trầu không
Trầu không từ lâu được xem là vị thuốc chữa hôi miệng cũng như bệnh nha chu ở trẻ em. Tinh trầu không được kiểm chứng là có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hôi miệng ở trẻ em.
Để thực hiện chữa hôi miệng bằng trầu không thì cha mẹ có thể sử dụng 100g lá trầu không tươi, đun với 2 lít nước. Sau khi để nguội, chắt lấy nước cốt đặc để lau miệng 3- 4 lần/ ngày cho trẻ.
Tất cả những cách trên chỉ là chữa bệnh hôi miệng xuất phát từ thói quen ngậm tay, mút ti giả… hay thói quen vệ sinh của bố mẹ chưa đúng. Còn nếu chứng hôi miệng bắt nguồn từ những bệnh lý trong cơ thể thì bạn cần thăm khám cụ thể với bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý cho con sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa hôi miệng ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể phòng tránh hôi miệng ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý:
- Dùng khăn mềm để làm sạch phần lưỡi, lợi cho trẻ sau mỗi bữa ăn.
- Vệ sinh tay cho trẻ bằng bằng nước sạch, phòng tránh trẻ có thói quen mút tay.
- Khử trùng ti giả bằng nước sôi ngay sau khi sử dụng.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ để hạn chế vấn đề hôi miệng.
Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan tới vấn đề ” trẻ sơ sinh bị hôi miệng”. Nếu khách hàng có con nhỏ đang gặp các vấn đề về hơi thở thì đừng bỏ qua nha khoa Singae nhé!
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%