Trồng răng Implant là gì, có mấy cách? Ưu điểm, rủi ro?
Trồng răng Implant là gì, tại sao được coi là phương pháp tốt nhất hiện nay? Trong bài viết này, Singae sẽ giải thích chi tiết về trồng implant là gì và quy trình thực hiện ra sao, cần chú ý những gì khi đi cấy ghép Implant!
1. Trồng răng Implant là gì?
1.1 Khái niệm
Trồng răng Implant (cấy ghép Implant) là phương pháp khôi phục chân răng đã mất, bằng cách cấy trụ Titan nhân tạo vào xương hàm, tiếp đó lắp răng sứ lên để hoàn thiện răng giả.
Tính đến thời điểm này, trồng răng Implant chính là phương pháp duy nhất đồng thời khôi phục cả chân răng và thân răng, đảm bảo kết quả tối ưu và độ bền cao nhất.
Xem thêm: Dịch vụ răng giả cố định giá bao nhiêu hiện nay?

Nói về lịch sử, phương pháp cấy trụ làm chân răng giả đã có từ lâu đời, nhưng mãi đến năm 1965, Titanium – một kim loại có tính tương thích cao nhất với cơ thể con người, mới trở thành vật liệu chính để cấy ghép.
Và cho đến hôm nay, trải qua nhiều thập kỷ phát triển về y học, trồng răng Implant cũng ngày càng tiến bộ với việc ứng dụng máy móc, công nghệ 3D để lập kế hoạch và thực hiện cấy ghép chính xác hơn, tăng tỷ lệ thành công và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng!
1.2 Nguyên lý và Cấu tạo trồng răng Implant là gì?
Sau đây hãy cùng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý trồng răng Implant thông qua 2 phương pháp phổ biến sau: Implant xi măng (công nghệ cũ) và Implant bắt vít (công nghệ mới) qua bảng so sánh sau:
Implant bắt vít | Implant xi măng | |
Nguyên lý hoạt động | Dựa trên việc đặt và cấy trụ nhân tạo vào xương hàm để nó hợp nhất với nhau một cách chắc chắn, từ đó loại trụ này đóng vai trò như gốc răng tự nhiên và giữ cho răng giả vững chắc, lâu bền với thời gian | |
Cấu tạo |
|
|
Chất gắn kết | Ốc vít 2 chiều | Xi măng |
Ốc vít 2 chiều đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và cố định trụ Implant với răng sứ thông qua Abutment. | Chất xi măng đóng vai trò như loại keo đặc biệt, dùng để kết nối răng sứ và trụ Implant thông qua Abutment. |
Trong đó:
- Trụ Implant: Đóng vai trò là gốc rễ của răng, được làm từ Titanium thuần khiết 100%, có dáng trụ hình xoắn ốc đinh vít nhọn phía dưới, để tạo điều kiện cho các tế bào xương tự nhiên hòa nhập với trụ Implant.
- Abutment: Đây là vật liệu kết nối trụ và răng sứ, để hợp nhất chúng thành một khối liền mạch thông qua việc bắt vít hoặc xi măng như 2 phương pháp vừa kể đến ở trên.
- Răng giả: Đây là răng giả có lõi rỗng, được thiết kế theo hình dáng, kích thước, màu sắc phù hợp với từng người để mục đích hòa hợp với các răng thật kế cạnh, đem lại độ tự nhiên và thẩm mỹ.

Vì sao Implant bắt vít lại tốt hơn phương pháp Implant xi măng?
Trồng răng Implant bắt vít 2 chiều (công nghệ Implant SSI) là kỹ thuật mới nhất và đang dần thay thế cho công nghệ cũ xi măng trước đây vì một số lý do quan trọng sau:
- Khả năng tích hợp xương nhanh chóng, chỉ từ 1 – 3 tháng.
- Giảm thiểu biến chứng, tỷ lệ thành công cao nhờ loại bỏ viêm nhiễm do cặn xi măng gây ra.
- Dễ dàng thay mới răng sứ sau này bằng cách nới lỏng ốc vít 1 chiều phía trên mà không ảnh hưởng đến trụ Implant phía dưới (xem thêm video bên dưới để dễ hình dung hơn).
Video: Tìm hiểu nguyên lý và cấu tạo trồng răng Implant theo 2 phương pháp
1.4 Quy trình trồng Implant là như thế nào?
Quy trình trồng răng Implant được thực hiện một cách nghiêm ngặt tại phòng phẫu thuật vô khuẩn, vì đây là một kỹ thuật có sự can thiệp phức tạp vào xương hàm, cụ thể được diễn ra như sau:
Thăm khám, xác định và lập kế hoạch:
– Đầu tiên, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng thể và đánh giá tình trạng xương hàm dựa trên kiểm tra lâm sàng và các hình ảnh chụp CT.
– Sau đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị theo từng trường hợp cụ thể, bao gồm các yếu tố như vị trí, phương pháp và số lượng Implant cần cấy ghép, cũng như lịch trình và chi phí cho toàn bộ quá trình.

Phẫu thuật cấy ghép:
- Sát trùng và tiêm tê: Quá trình bắt đầu bằng việc sát trùng trong và ngoài vùng miệng, sau đó bệnh nhân sẽ được tiêm tê cục bộ để không cảm nhận bất kì cơn đau nào trong quá trình cấy ghép.
- Nâng xoang và cấy xương (nếu cần): Trong quá trình đánh giá, nếu xương hàm không đủ để hỗ trợ ghép implant, một số người có thể cần can thiệp thêm bằng cách nâng xoang hoặc ghép xương hàm.
- Phẫu thuật tạo lỗ để cấy Implant: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ có kích thước phù hợp ngay trên nướu – tại vị trí cần cấy ghép Implant.
- Cấy ghép implant: Sau đó, trụ sẽ được cấy ghép vào một cách chính xác và an toàn trong xương hàm.
- Đóng lỗ và đặt khâu: Lỗ trên tầng niêm mạc tại nướu sẽ được khâu đóng lại, giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
- Cắt chỉ: Thường thì sau 7 ngày bệnh nhân sẽ quay trở lại để được cắt chỉ.
Hồi phục và tích hợp: Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng để chờ cho trụ Implant tích hợp chặt chẽ với xương.
Gắn răng giả: Sau đó răng giả đặt lên Abutment và nối vào trụ Implant thông qua bắt vít.
2. Tìm hiểu 4 cách trồng răng Implant tại Singae
Tại nha khoa Singae, chúng tôi lựa chọn công nghệ trồng răng Implant bắt vít 2 chiều (SSI), đây là phương pháp tốt nhất được kế thừa từ tập đoàn Y tế Singapore với nhiều ưu điểm đáng kể, trong đó việc rút ngắn thời gian và đẩy nhanh tiến độ hồi phục từ 1 – 3 tháng (thay vì kéo dài 6 tháng), đã tăng tỷ lệ thành công hơn nhiều lần so với phương pháp cũ.
Đối với phương pháp Implant SSI, sẽ có 4 cách thức khác nhau để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Vậy 4 cách trồng răng Implant là như thế nào, hãy xem tiếp video dưới đây!
Video: Tìm hiểu 4 cách trồng răng Implant là gì?
2.1 Implant riêng lẻ
Đây là phương pháp cấy trụ Implant riêng lẻ, tức là mất răng tại vị trí nào thì cấy Implant tại chỗ đó. Cách này phù hợp nhất cho trường hợp mất từ 1 đến 2 răng.
2.2 Implant cầu răng
Đây là phương pháp giúp tối ưu chi phí mà vẫn đạt kết quả tốt cho người mất từ 2 – 4 răng liền kề. Thay vì chọn cấy Implant riêng lẻ, thì cách trồng Implant cầu răng chỉ cần một số lượng trụ Implant nhất định.
Ví dụ nếu mất 3 răng liên tiếp thì chỉ cần tới 2 trụ lắp ở vị trí 2 bên, còn vị trí giữa sẽ cầu sang 2 trụ cạnh bên, thay vì phải cấy 3 trụ như cách Implant riêng lẻ.

2.3 Implant Mini
Implant Mini sẽ phù hợp cho người bị mất răng toàn hàm trên hoặc hàm dưới, mà không đủ điều kiện để cấy All-on-4/6 như gặp vấn đề về chi phí hoặc tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng.
Với cách này, các bác sĩ sẽ dùng từ 2, 3 hoặc 4 trụ Implant chất liệu Titanium, nhưng có kích thước nhỏ hơn so với trụ thông thường để cắm vào trong xương hàm. Sau đó một hàm tháo lắp sẽ được cố định lên trên thông qua bắt vít chắc chắn.

2.4 All-on-4/6
Vậy cách thức All-on-4/6 – Trồng răng Implant là gì? Đây là quá trình cấy từ 4 hoặc 6 trụ theo hướng thuận lợi vào xương hàm – những vùng cắm đó là nơi được đánh giá có mật độ xương hàm tốt, sau đó một thanh bar (Titanium) gia cố lên các trụ đó để nhằm tải đều lực và tăng độ chắc chắn, cuối cùng hàm tháo lắp sẽ được cố định lên trên.
Cả Implant Mini và All-on-4/6 đều là phương pháp trồng răng cho người bị mất nhiều chiếc hoặc toàn hàm, tuy nhiên All-on-4/6 có giá cao hơn nhưng đổi lại độ bền sẽ tốt hơn.
3. Ưu điểm và nhược điểm trồng răng Implant
3.1 Ưu điểm trồng răng Implant là gì?
Implant là phương pháp duy nhất hiện nay có thể ngăn chặn tiêu xương hàm hiệu quả, cũng như ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tiêu xương. Ngoài ra, Implant còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai tự nhiên lên đến 98%, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài.
Yếu tố | Ưu điểm |
An toàn và lành tính | Titanium nguyên chất, không gây kích ứng hay bị đào thải, có tính tương thích sinh học cao với cơ thể người. |
Có thể sử dụng được trọn đời | Nếu được chăm sóc tốt, sử dụng trụ chất lượng cao, có thể nâng độ bền lên đến suốt đời. |
Cải thiện chức năng ăn nhai | Lên đến 98% lực ăn nhai giống như răng thật, cho bạn thoải mái thưởng thức những món ăn ngon. |
Tính thẩm mỹ cao | Hồi phục thẩm mỹ cho người mất răng, ngăn chặn các biến chứng do tiêu xương hàm gây ra móm mép, má hóp, lão hóa, da nhăn nheo. |
Ngăn ngừa tiêu xương | Phương pháp duy nhất hiện nay để ngăn chặn tiêu xương hàm, giữ vùng nướu đầy đặn, đồng thời phòng tránh các hậu quả như mất răng liền kề và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. |
Tính độc lập, không xâm lấn, ảnh hưởng vùng lân cận | Cấy trực tiếp tại vị trí mất răng, không xâm lấn đến các răng liền kề như phương pháp cũ (cầu răng sứ và hàm tháo lắp) |
3.2 Nhược điểm trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant đem lại nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số hạn chế, kể đến như chi phí đắt đỏ và nguy cơ biến chứng gây ra nhiều đau đớn nếu quá trình thực hiện không được diễn ra an toàn, đảm bảo và chính xác.
Nhược điểm | Chi tiết |
Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật |
|
Chi phí cao | Khoảng từ 18 – 45 triệu đồng, là rào cản cho những người chưa có nhiều kinh phí |
Không phải ai cũng được thực hiện |
|
Thời gian điều trị dài | Để hoàn tất sẽ mất từ 1 – 6 tháng (tùy vào phương pháp và cơ địa từng người) |
4. 3 yếu tố quyết định trồng răng Implant thành công
4.1 Phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ
Trình độ chuyên môn: Người thực hiện phải có trình độ tốt nghiệp Đại học Y trở lên, được đào tạo chính quy về cấy ghép Implant và có chứng chỉ hành nghề.
Kỹ năng và kinh nghiệm: Người có nhiều kinh nghiệm thực tế được tích lũy từ việc trực tiếp thực hiện nhiều ca cấy ghép, sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và xử lý các tình huống phức tạp một cách linh hoạt, dễ dàng.
Khả năng đánh giá và lên phác đồ điều trị: Người thực hiện cấy ghép Implant còn phải giỏi trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể, tình trạng răng miệng và các yếu tố kỹ thuật khác để lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.
Xem thêm: Trồng răng Implant bao nhiêu 1 cái?

4.2 Phụ thuộc vào công nghệ, trang thiết bị hiện đại
Bệnh nhân được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ giúp tăng độ chính xác trong tiến trình cắm trụ, cũng như quyết định thành công đến kết quả cuối cùng bởi kỹ thuật cấy ghép Implant luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và tính chuẩn xác cao.
Ví dụ, máy CT Conebeam 3D hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác cấu trúc xương hàm và xác định vị trí của các dây thần kinh một cách an toàn; máy cắt laser được ứng dụng để thực hiện các ca phẫu thuật với lượng máu chảy ít hơn.

4.3 Phụ thuộc vào thể trạng, sức khỏe từng người
Và yếu tố quan trọng cuối cùng quyết định đến sự thành công của buổi cấy ghép là thể trạng và sức khỏe tổng thể của mỗi người, bao gồm khả năng tương thích sinh học với trụ Implant, tốc độ phục hồi và khả năng miễn dịch.
Cụ thể, một người có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn những người còn lại, vì những yếu tố này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình lành thương và tích hợp của trụ Implant vào xương hàm.
5. Những lưu ý để tìm một địa chỉ trồng răng Implant tốt!
Để tìm được địa chỉ trồng răng uy tín, chất lượng tốt, bạn cần chú ý một số điều mà nha khoa Singae Dental sẽ chỉ ra cho bạn qua 8 cách dưới đây nhé!
– Kiểm tra giấy phép hoạt động và chứng chỉ của bác sĩ: Để chắc chắn, hãy yêu cầu nha khoa bạn chọn công khai giấy cấp phép hoạt động chính thức từ Sở Y tế và chứng chỉ chuyên ngành của bác sĩ chính thực hiện cấy ghép Implant.

– Đánh giá cơ sở vật chất và trang thiết bị: Điều này bao gồm việc kiểm tra xem nơi đó có sử dụng máy CT Conbeam 3D hiện đại nhất, máy laser phẫu thuật và máy làm răng sứ CAM/CAD hay không. Sự có mặt của những thiết bị này sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được dịch vụ điều trị tốt nhất có thể.
– Xem xét bảng giá và chính sách bảo hành: Đối với một nha khoa uy tín, thì tất cả thông tin về hợp đồng, chi phí và chính sách bảo hành cần được công khai, minh bạch và rõ ràng cho khách hàng.
– Tham khảo ý kiến từ khách hàng cũ: Đọc các đánh giá trên Google map, các trang mạng xã hội cũng như thu thập thêm các ý kiến từ bạn bè, người thân để biết được chất lượng và uy tín của nha khoa qua góc nhìn thực tế.
– So sánh 2 – 3 địa chỉ nha khoa uy tín: Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy so sánh dịch vụ và giá cả của ít nhất 2 – 3 nha khoa, tự đặt ra các tiêu chí so sánh để đưa ra quyết định chính xác.
– Tránh xa các quảng cáo giá rẻ, không rõ ràng: Hãy cẩn thận với những quảng cáo Implant giá rẻ bởi sẽ rất nguy hại nếu cấy trụ Implant kém chất lượng vào cơ thể, gây ra nhiều biến chứng đau đớn và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
5. Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp về trồng răng Implant?
5.1 Trồng răng Implant có đau không?
Trồng răng Implant được thực hiện dưới sự hỗ trợ của thuốc gây tê, giúp khách hàng không còn cảm giác đau, đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng chỉ mất khoảng 7 – 10 phút/trụ.
5.2 Tiêu xương hàm trong trồng răng Implant là gì?
Tiêu xương hàm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm việc mất răng trong thời gian dài, tuổi tác, quá trình lão hóa, chấn thương, bệnh loãng xương hay thiếu hụt dinh dưỡng.
Trong quá khứ, điều này có thể là một trở ngại lớn đối với việc trồng răng Implant. Tuy nhiên, ngày nay, với sự tiến bộ của y học, các bác sĩ có thể thực hiện cấy ghép xương hoặc nâng xoang để cung cấp đủ xương hàm cần thiết cho quá trình cấy ghép Implant.
Video: Tìm hiểu quá trình nâng xoang, ghép xương trong cấy ghép Implant
5.3 Ai không được trồng răng Implant?
Phẫu thuật Implant không phù hợp với người dưới < 18 tuổi, vì xương hàm chưa phát triển đầy đủ nên việc cấy ghép ở độ tuổi quá trẻ có thể dẫn đến không ổn định và xô lệch trụ Implant.
5.4 Chi phí cấy ghép Implant
Chi phí cấy ghép Implant phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại trụ, số lượng trụ cần cấy và dịch vụ của từng nha khoa.
Nhưng nhìn chung thì cấy ghép Implant là thủ thuật phức tạp, giá thành vật liệu cao nên tổng chi phí cũng không phải là rẻ, gói thấp nhất để phục hình 1 răng sứ Implant là 18 – 45 triệu.
Như vậy là Nha khoa Singae Dental đã vừa làm rõ về phương pháp trồng răng Implant là gì, cách thức, quy trình và những lưu ý để lựa chọn được địa chỉ làm răng Implant uy tín! Để tư vấn kỹ hơn, quý Khách vui lòng gọi đến Hotline: 0911 54 9999
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%