Viêm nướu răng khôn: Biểu hiện và biện pháp khắc phục

Ngày:03/08/2024

Viêm nướu răng khôn có những dấu hiệu gì? Viêm nướu răng khôn nên điều trị thế nào?… Đó là băn khoăn, lo lắng của nhiều khách hàng khi tìm hiểu về bệnh lý này. Để giải đáp những thắc mắc ấy nha khoa Singae gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây với những thông tin bổ ích.

Viêm nướu răng khôn là gì?

Răng khôn là răng số 8 mọc cuối cùng của cung hàm, thường mọc ở trong độ tuổi 18 – 25 tuổi. Lúc này các răng đã mọc đầy đủ trên cung hàm, không còn đủ chỗ trống cho răng mới mọc lên nên răng có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm làm tổn thương răng nướu, khiến chúng bị tổn thương gây viêm nhiễm. 

Viêm nướu răng khôn là tình trạng nướu bị sưng tấy kèm theo mủ trắng. Nướu viêm khi ấn tay vào sẽ có máu chảy kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu.  

Cảm giác đau nhức do viêm nướu răng khôn chỉ thực sự mất đi khi tình trạng viêm nhiễm được cải thiện triệt để.

Viêm nướu răng khôn
Tình trạng viêm nướu răng khôn

Triệu chứng của viêm nướu răng khôn

Để phân biệt chính xác tình trạng bạn đang gặp phải là viêm nướu răng khôn hay viêm nha chu thì chúng ta sẽ cần dựa theo một số dấu hiệu cụ thể. Mỗi người khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa. Nhìn chung sẽ có những triệu chứng điển hình dưới đây. 

  • Vùng nướu trong cùng của hàm sưng đỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt 
  • Đau nhức vùng nướu răng khôn
  • Có mủ chảy khi ấn vào
  • Có thể sốt nhẹ 
  • Khó khăn trong việc ăn nhai, trò chuyện
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Cơn đau âm ỉ, kéo dài 1 – 2 ngày. 

Biến chứng của viêm nướu răng khôn

Viêm nướu răng khôn là giai đoạn nghiêm trọng của quá trình mọc răng khôn. Viêm nướu răng khôn không chỉ mang đến cảm giác khó chịu cho khách hàng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng toàn hàm. Trong trường hợp viêm nhiễm không được điều trị dứt điểm thì bạn có thể gặp phải những biến chứng sau: 

  • Ổ viêm chuyển thành áp xe, có chứa mủ, lan rộng và ăn mòn vào xương hàm, phần chân răng bên cạnh và hệ thống các dây thần kinh.
  • Nhiễm trùng có thể đem theo vi khuẩn thông qua các mao mạch máu để xâm chiếm các cơ quan khác trong cơ thể, gây độc hại. 
  • Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ làm chèn ép vào răng số 7 tạo lực đẩy làm xô lệch vị trí răng toàn hàm. 
  • Ngoài ra, tình trạng viêm nướu răng khôn còn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, khiến người mọc răng mất tự tin khi nói chuyện.  

Điều trị viêm nướu răng khôn

Để điều trị viêm nướu răng khôn chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà và tới trực tiếp các cơ sở nha khoa để bác sĩ lên phác đồ điều trị.

1. Điều trị tại nhà 

Túi chườm đá giảm viêm răng khôn

Chườm túi đá lên hàm có tác dụng làm tê các dây thần kinh cảm giác, do đó có thể giảm đau. Bạn chỉ cần sử dụng một túi đá lạnh và chườm lên vùng bị đau. Bạn chườm liên tục trong vòng 15 phút, sau đó dừng khoảng 5 phút và lặp lại. Bạn cứ thực hiện như vậy đến khi cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là cách đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

Viêm nướu răng khôn
Chườm đá giúp giảm đau viêm nướu răng khôn

Súc miệng nước muối giảm đau nhức răng khôn

Đôi khi, sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây nhức răng. Do đó, súc miệng bằng nước muối có thể giúp điều trị nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu.

Trong muối có tính sát khuẩn cao, nên sẽ loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, sâu răng.

Bạn có thể hòa tan một vài thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vòng khoảng 30 giây/ lần. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước muối được bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

Sử dụng túi trà để giảm viêm nướu răng khôn

Tannin trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cao. Điều này có nghĩa là túi trà có thể giảm sưng và chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Để sử dụng túi trà như một phương thuốc giảm đau răng, mọi người nên pha một tách trà, sau đó bỏ túi trà ra ngoài chờ đến khi nguội thì có thể đặt vào vùng răng đang sưng đau. Ngậm chặt túi trà trong khoảng 10 – 20 phút sẽ giúp giảm đau răng khôn tức thì.

Viêm nướu răng khôn

2. Điều trị tại nha khoa 

Những biện pháp tại nhà mặc dù có tác dụng hiệu quả nhưng không thể chữa trị triệt để tình trạng này. Khi đó, khách hàng mọc răng bắt buộc đến ngay trung tâm nha khoa để tránh tình trạng đau nhức gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. 

Tại nha khoa bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị tận gốc đảm bảo tình trạng viêm nhiễm loại bỏ hoàn toàn. 

Cắt lợi trùm răng khôn.

Lợi mọc trùm lên bề mặt răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nướu bị viêm nhiễm. Khi này bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ phần lợi thừa đang bị viêm nhiễm.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt nướu nha sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. 

Nhổ bỏ răng khôn

Đây là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất khi răng khôn bị viêm nhiễm. Bản chất răng số 8 không có vai trò gì trong quá trình ăn nhai hay thẩm mỹ. Nên thông thường bác sĩ nha khoa để khuyên rằng khách hàng nên thực hiện nhổ càng sớm càng tốt. Sau khi răng khôn được nhổ bỏ tình trạng viêm nhiễm cũng từ đấy được cải thiện.

Viêm nướu răng khôn
Nhổ răng khôn để điều trị viêm nướu

Sau khi nhổ răng răng khôn bị viêm nên uống thuốc gì?

Răng khôn sau khi nhổ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Chính vì thế sau khi nhổ bỏ răng khôn, ổ viêm được vệ sinh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Tetracycline, Penicillin, Metronidazole… đây là những loại thuốc giúp giải quyết dứt điểm tình trạng nhiễm trùng, bảo vệ răng nướu không bị tấn công 
  • Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm như:  Ibuprofen cũng có công dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả và an toàn 
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là dòng thuốc giảm đau được khách hàng tin tưởng sử dụng để giảm cơn đau nhức sau khi nhổ răng. 

Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc. Nguyên do là vì việc uống thuốc không đúng cách và đúng liều lượng sẽ không giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm mà thậm chí còn khiến viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa viêm nướu răng khôn

Những ai đang có dấu hiệu mọc răng khôn thì nên chú ý tới thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng để phòng ngừa viêm nhiễm xảy ra. Một số cách phòng ngừa viêm nướu răng khôn có thể lưu ý: 

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm để tăng cường diệt vi khuẩn, giảm kích ứng răng và tránh hôi miệng. 
  • Chải răng sạch, đặc biệt là vùng răng khôn đang mọc để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn còn giắt lại. Khách hàng có thể kết hợp đánh răng, súc miệng và máy tăm nước…
  • Uống nhiều nước trái cây, sinh tố rau và trái cây tươi để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất nạp vào cơ thể
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả xanh, hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga. 

Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm nướu răng khôn. Nếu khách hàng đang gặp bất tiện với bệnh lý này thì hãy liên hệ với nha khoa Singae để được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan