Ghép xương nha khoa là gì? Phân loại các phương pháp ghép xương

Ngày:03/08/2024

Ghép xương nha khoa là gì, tại sao phải thực hiện, đối tượng nào cần ghép xương, tác dụng là gì, có các phương pháp ghép xương nào,…. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Ghép xương nha khoa là gì?

Ghép xương nha khoa là phãu thuật thường được nha sĩ chỉ định trong trường hợp mật độ xương của khách hàng ít, không đủ để có thể thực hiện được ca cấy ghép Implant.

Ghép xương nha khoa là gì? Phân loại các phương pháp ghép xương

Việc ghép xương là nhằm bổ sung thêm xương vào vị trí khách hàng bị tiêu xương. Từ đó giúp làm ổn định cấu trúc xương hàm khiến cho khả năng tích hợp thành công khi cấy ghép trụ Implant trong việc phục hình răng đã mất.

Vì sao phải thực hiện ghép xương nha khoa?

Ghép xương trong nha khoa được xem là mọt trong những kỹ thuật hỗ trợ giúp giữ vững trụ Implant một cách chắc chắn. Đồng thời việc này cũng sẽ làm thúc đẩy việc tái tạo và phát triển của xương hàm trong trường hợp xương bị mỏng hoặc bị tiêu.

Thông thường, sau một thời gian bị mất răng thì có một số trường hợp các xương ổ răng sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương. Lý do của hiện tượng này đó là bị tác động bởi các hoạt động ăn nhai, dẫn đến các ảnh hưởng của màng xương và làm cho xương hàm của khách hàng sẽ bị mỏng dần đi.

Đối với một số khách hàng mà bị mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, nha chu, viêm nướu,…. cũng có thể khiến cho xương hàm bị viêm từ đó dẫn đến việc tiêu xương.

Ngoài ra, việc khách hàng sử dụng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong một thời gian dài cũng sẽ khiến cho xương hàm bị tiêu và trước khi thực hiện cấy ghép Implant thì bác sĩ sẽ chỉ định là cần phải thực hiện ghép xương trước.

Tác dụng khi ghép xương nha khoa

Để có thể cấy ghép răng Implant thì xương hàm của khách hàng cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dưới đây:

Ghép xương nha khoa là gì? Phân loại các phương pháp ghép xương

– Xương hàm của khách hàng phải có kích thước chuẩn, mật độ xương ổn định, không quá xốp cũng như không quá giòn.

– Chiều rộng của xương hàm phải phù hợp với trụ Implant thì sau khi cắm trụ xong mới có thể tích hợp với mô xương và có thể chịu lự một cách chắc chắn nhất từ các hoạt động răng miệng.

– Ngoài ra, mật độ xương hàm phù hợp còn có thể giúp cho trụ Implant sẽ không bị đào thải và có thể tồn tải vĩnh viễn trong môi trường ẩm ướt của răng miệng.

Chính bởi các yêu cầu này cho nên nếu mà chất lượng xương hàm của khách hàng kém mà không cấy ghép xương thì tỷ lệ thành công của ca cấy ghép trụ Implant sẽ thấp. Thậm chí, sau khi cấy ghép thì chỉ sau khoảng 1 – 2 năm thì trụ sẽ bị đào thải và sẽ cần phải thực hiện cấy ghép trụ Implant mới.

Tùy vào từng tình trạng của xương hàm và sức khỏe của khách hàng mà trước khi tiến hành cấy ghép Implant bác sĩ sẽ quyết định là có cấy ghép xương hay không và ghép xương bằng phương pháp nào.

Những trường hợp nào cần phải thực hiện ghép xương nha khoa

Ghép xương răng sẽ được chỉ định thực hiên khi mà xương hàm của khách hàng không đủ về mặt số lượng, mật độ, thể tích,… các điều kiện cần phải đảm bảo để cho trụ Implant có thể đứng vững một cách chắc chắn.

Các trường hợp cần phải ghép xương nha khoa:

Ghép xương nha khoa là gì? Phân loại các phương pháp ghép xương

– Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm. Xương ổ răng có vai trò nâng đỡ và bao bọc chân răng. Khi xương hàm bị tiêu thì ổ răng sẽ bị thu hẹp cả về chiều ngang lẫn chiều cao. Cho nên, khi cấy ghép thì trụ Implant sẽ không còn chỗ đứng.

– Khách hàng có thời gian mang hàm tháo lắp dài cũng sẽ khiến cho xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu dần.

– Khách hàng có xương hàm bị di chứng hoặc bị chấn thương từ việc phẫu thuật răng hàm từ trược khiến cho xương hàm bị biến đổi cả về cấu trúc và thể tích.

– Khách hàng có phần xương hàm quá mỏng, mềm hoặc là quá yếu. Vấn đề này thường là do bẩm sinh cho nên nếu khách hàng muốn cấy trụ Implant thì cần phải cấy ghép xương để là tăng mật độ xương hàm.

– Khách hàng bị các bệnh lý về răng miệng như bị viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy,…. làm ảnh hưởng đến chất lượng của xương hàm khiến cho xương hàm bị yếu hoặc không đủ diện tích để cấy ghép răng Implant.

Phân loại các phương pháo ghép xương nha khoa

Hiện nay, trên thị trường có tất cả 4 phương pháp ghép xương thường được các bác sĩ nha khoa áp dụng. Tùy vào từng tình trạng và điều kiện của khách hàng mà sẽ được các bác sĩ tư vấn các phương pháp phù hợp và hiệu quả.

Ghép xương nha khoa là gì? Phân loại các phương pháp ghép xương

Hầu hết các phương pháp ghép xương đều có thể áp dụng được cho tất cả các tình trạng của khách hàng. Tuy nhiên, có một số khách hàng có tình trạng đặc biệt chỉ thích hợp với một loại phương pháp điều trị nào đó. Thế nên, việc lựa chọn kỹ thật thật ghép xương thích hợp là vô cùng quan trọng trong việc thành công của một ca điều trị.

Các phương pháp ghép xương hiện nay đó là:

Ghép xương tự thân

Ghép xương tự thân là một phương pháp đơn giản và có chi phí ít tốn kém nhất. Bở vì phần xương được sử dụng để hỗ trợ là được lấy từ một vài bộ phận khác trên chính cơ thể của khách hàng. Các vị trí xương thường được sử dụng để lấy xương tự thân đó là xương chậu, xương sườn,….

Phương pháp ghép xương này là phương pháp khá phổ biển và có độ thành công vô cùng cao. Trong nha khoa thì đây được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong kỹ thuật cấy ghép vì sử dụng chính xương của khách hàng nên có độ tương thích vô cùng cao.

Ghép xương đồng chủng

Ghép xương đồng chủng là biện pháp có nhiều điểm tương đồng với phương pháp ghép xương tự thân. Thế nhưng, điểm khác biệt duy nhất đó là nếu phương pháp trên là sử dụng chính xương của khách hàng thì ghép xương đồng chủng là được sử dụng xương từ cơ thể của người khác.

Và trước khi thực hiện phương pháp này thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để làm kiểm tra độ tương thích giữa xương và cơ thể của khách hàng.

Ghép xương dị chủng

Dị chủng tức là khác về chủng tức và thể loại. Như vậy có nghĩa là phương pháp này sẽ sử dụng xương khác loài tức là xương của động vật chứ không phải là sử dụng xương của con người.

Phương pháp này khiến cho nhiều khách hàng lo lắng vì việc phải sử dụng xương của động vật. Tuy nhiên, trước khi đưa vào cấy ghép cho khách hàng thì phần xương này sẽ được kiểm tra tổng thể về tất cả mọi mặt qua một hệ thống nghiêm ngặt, đảm bảo vật liệu ghép vô trùng và hoàn toàn tương thích với xương hàm của khách hàng.

Ghép xương tổng hợp

Phương pháp ghép xương tổng hợp có nhiều điểm khác biệt với 3 phương pháp nói trên vì vật liệu sử dụng ở đây là không phải xương tự nhiên mà là sử dụng xương tổng hợp.

Vật liêu này sẽ được tổng hợp với các thành phần chính là Calcium Phosphate có cấu trúc gần giống với xương tự nhiên. Có 2 loại xương tổng hợp chính là: Xương tự tiêu và Xương không tự tiêu.

Ghép xương nha khoa có đau không?

Trong quá trình cấy ghép xương hàm thì khách hàng sẽ không cả nhận thấy cảm giác đau đớn hay khó chịu. Vì trước khi tiến hành cấy ghép thì bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê cục bộ.

Sau khi cấy ghép xương xong, khi thuốc tê tan hết thì khách hàng sẽ chỉ cảm thấy nhức nhẹ ở vùng răng được ghép xương. Việc tê nhức này là do vùng nướu của khách hàng đã được tách ra để cấy xương vào cho nên sẽ có chút nhạy cảm.

Ghép xương nha khoa là gì? Phân loại các phương pháp ghép xương

Thế nhưng, khách hàng đừng lo lắng quá nhé, cảm giác này sẽ thuyên giảm dần sau 48 giờ. Nếu như ngưỡng chịu đau của bạn thấp và cảm thấy đau thì có thể uống thuốc giảm đau được bác sĩ kê và áp dụng một số phương pháp làm giảm đau, giảm sưng như chườm đá,…

Ngoài ra việc ghép xương có bị đau hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào một số yếu tố như tay nghề của bác sĩ hay các trang thiết bị sử dụng trong quá trình cấy ghép.

Nếu như bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm, kỹ thuật thực hiện đúng cùng với quy trình vô trùng, vô khuẩn tốt khì việc đau do ghép xương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Những lưu ý trước và sau khi ghép xương nha khoa

Để đảm bảo chất lượng cho quá trình ghép xương hàm diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả thì một số vấn đề nên lưu ý như:

Trước khi ghép xương

– Khách hàng nên tìm hiểu trước và lựa chọn cho mình những phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện ghép xương

– Khách hàng nên sắp xếp công việc, thời gian và nên có 1 ngày để nghỉ ngơi sau khi ghép xương xong

– Nếu khách hàng có bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… thì nên điều trị dứt điểm trước khi ghép xương.

Sau khi ghép xương

Để cho vết thương lành nhanh và làm giảm thiểu nguy cơ đào thải xương răng thì khách hàng nên chú ý một số điều dưới đây:

– Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

– Không đeo hàm tháo lắp trong một vài tuần tới để tránh gây áp lực lên xương răng mới ghép.

– Thường xuyên chườm đá tại nhà để làm giảm sưng và giảm đau.

– Không được sử dụng các chất kích thích, có cồn như bia rươu, thuốc lá,..

– Đến nha khoa tái khám theo đúng lịch hẹn.

Chi phí ghép xương nha khoa là bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí ghép xương dao động từ 2.000.000 – 8.000.000 vnđ. Mức giá này có thể chênh lệch tùy thuộc vào loại xương mà khách hàng cấy ghép và khối lượng xương cần cấy ghép.

Trên đây là một số thông tin về ghép xương nha khoa. Nếu bạn còn có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.

Bài viết liên quan