Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Ngày:03/08/2024

Tiêu xương hàm là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị như thế nào? Tiêu xương hàm có ảnh hưởng gì tới cấy ghép Implant,… hãy cùng tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm là một trong những thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa nói về trường hợp suy giảm xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng. Sự suy giảm được thể hiện rõ nhất qua các yếu tố như chiều cao xương, mật độ xương, số lượng và thể tích xương hàm.

Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Xương hàm của con người được chia thành xương hàm trên và xương hàm dưới. Đây là bộ phận thuộc khối xương mặt, bộ xương, hệ vận động.

– Xương hàm trên là phần xương chính ở tầng giữa mặt. Nó tiếp khớp với các xương khác để tạo ra xoang hàm, vòm miệng, ổ mắt, nền sọ và hốc mũi.

– Xương hàm dưới thì lại là xương thấp nhất, to nhất và có độ chắc khỏe nhất trong hệ xương mặt. Bên cạnh đó, đây cũng là phần xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được.

Nếu như xương hàm trên có công dụng là chịu lực tác động khi cắn xé thức ăn thì xương hàm dưới lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai. Cả 2 phần xương hàm này đều khá mềm, cho nên chúng dễ dàng bị tiêu biến khi có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc có khoảng trống.

Nguyên nhân dẫn đến việc tiêu xương hàm

Việc tiêu xương hàm có 2 nguyên nhân chủ yếu gây nên đó chính là mất răng và viêm nha chu:

Tiêu xương hàm do mất răng

Tình trạng mất răng sẽ tạo nên các khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất trên xương hàm. Thông thường, khi ăn uống thì sẽ có một lực tác động lên xương hàm khiến cho các mô được kích thích hoạt động. Từ đó sẽ đảm bảo và duy trì sự ổn định của mật độ xương hàm. Tuy nhiên, khi bị mất răng thì lực tác động lên xương hàm trong quá trình ăn nhai sẽ bị mất dẫn đến việc xương hàm bị tiêu.

Hầu hết thì chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng thì mật độ xương hàm sẽ bị giảm từ từ. Thời gian mất răng tới 12 tháng thì sẽ có tới 25% xương hàm vị ở vị trí bị mất sẽ tiêu biến. Và 3 năm sau thì số lượng xương hàm bị tiêu có thể lên đến 60%. Thời gian mất răng càng lâu thì xương hàm bị tiêu càng nhiều.

Tiêu xương do bị viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng, viêm vùng nước nghiêm trọng, từ đó dẫn tới việc làm tổn thương mô mềm, phá hủy men răng và làm cho chân răng bị suy yếu nặng nề.

Lúc này, phần nướu bị viêm sẽ làm tụt nướu, khiến cho răng bị hở cổ, từ đó dẫn tới việc xương và các dây chằng bọc xung quanh răng bị tiêu biến, răng không còn chỗ dựa.

Các dạng tiêu xương hàm thường gặp

Một số dạng tiêu xương hàm thường gặp như:

Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tiêu xương hàm theo chiều ngang

Tiêu xương hàm theo chiều ngang là độ rộng xương hàm ở vị trí vừa bị mất chân răng sẽ thu hẹp lại. Xương răng ở các khu vực xung quanh sẽ giãn ra, xâm lấn vào khoảng trống xương vừa bị tiêu. Từ đó dẫn đến việc các răng kế cận sẽ không đủ xương để nâng đỡ, dần dần đổ nghiêng về phía bị tiêu xương.

Tiêu xương hàm theo chiều dọc

Đây là tình trạng xương hàm dưới nướu bị tiêu dẫn tới việc lõm xuống, trũng sâu hơn so với các vùng xương hàm kế cận. Thời gian càng lâu thì sẽ càng khiến cho vùng nướu ở vị trí tiêu xương bị teo nhỏ lại.

Tiêu xương khu vực xoang

Khi răng ở hàm trên bị mất thì sẽ khiến cho đỉnh xoang bị hạ xuống. Trong trường hợp không cấy ghép răng Implant kịp thời thì sẽ dẫn tới thể tích xoang tăng dần theo thời gian.

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

Tình trạng tiêu xương hàm toàn bộ khuôn mặt diễn ra khi mà bị mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện của tình trạng này rất dễ nhận ra đó chính là má hóp, khuôn miệng bị lõm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Xương hàm bị hạ thấp

Khi bị mất nhiều răng thì phần xương hàm sẽ bị hạ thấp. Và nếu không khắc phục tình trạng tiêu xương kịp thời thì theo thời gian, phần xương hàm sẽ tiêu biến dần. Qua thời gian, cho dù có thực hiện phương pháp cấy ghép Implant thì cũng rất khó trong việc khiến cho xương hàm phục hồi như trước.

Dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêu xương hàm để bạn có thể sớm cảnh giác với tình trạng này.

Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Xương hàm bị thu hẹp cả về kích thước hoặc chiều cao

Trong trường hợp bị mất 1 răng hoặc nhiều răng và chưa có điều kiện thực hiện phương pháp cấy ghép Implant thì khi há miệng và nhìn qua gương, bạn có thể dễ dàng thấy xương hàm ở vùng mất răng sẽ bị thu hẹp cả về chiều cao hoặc kích thước trong ngoài.

Nếu như tình trạng tiêu xương diễn ra nặng thì sẽ thấy một gờ xương nhô cao ở vùng xương giữa sống hàm, trong khi đó thì hai phía trong và ngoài thì vùng xương hàm lại thấp hơn.

Còn nếu bạn để ý thì theo chiều trên dưới thì vùng xương bị mất răng sẽ thấp hơn tạo thành một lõm trùng sâu hơn so với các vùng xương hàm bên cạnh.

Xoang hàm bị hạ thấp ở vị trí mất răng

Dấu hiệu xoang hàm bị hạ thấp sẽ chỉ có thể nhận thấy được khi thực hiện chụp phim X – quang răng. Lúc này, bác sĩ sẽ là người đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc mất răng vùng xoang hàm đối với vị trí của xoang.

Khi mà xoang hàm bị hạ thấp thì đồng nghĩa với việc vùng xương răng liền kề đã bị tiêu biến. Thời gian càng lâu thì thể tích xoang sẽ càng lớn.

Nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng

Răng của chúng ta được bảo vệ và giữ chắc bởi nướu. Và tình trạng viêm nướu thường xảy ra khi mà không giữ gìn vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho cao răng và mảng bám hình thành. Từ đó khiến cho nướu bị viêm. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này đó là khiến cho chân răng bị chảy máu, nướu sưng đỏ.

Đặc biệt, viêm nướu còn khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Tụt lợi hoặc phần răng trở nên dài hơn

tiêu

Viêm lợi kéo dài sẽ biến chứng thành tụt lợi khiến cho phần chân răng bị lộ ra và gây nên cảm giác ê buốt chân răng. Các vi khuẩn có khả năng xâm nhập và khiếp cho phần xương ổ răng bị nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng xương răng bị tiêu biến dần.

Răng lung lay

Răng lung lay là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị tiêu xương hàm. Tác nhân chính của tình trạng này đó chính là vệ sinh răng miệng kém, không chăm sóc răng miệng thường xuyên dẫn tới việc có một lượng lớn cao răng tích tụ ở chân răng gây nên bệnh lý viêm nha chu.

Khi viêm nha chu diễn ra trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến việc tiêu xương răng, gây nên biểu hiện răng bị lung lay do các mô răng không đủ để nâng đỡ. Khi răng bị lung lay thì các biểu hiện như ê buốt, đau nhức khi ăn nhai cũng sẽ xuất hiện, lâu dần cũng sẽ khiến cho răng bị mất

Thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt

Nếu khách hàng bị mất quá nhiều răng và phần xương hàm bị tiêu quá nhiều khi cũng sẽ khiến cho khuôn mặt dần dần bị thay đổi. Việc tiêu xương sẽ khiến cho sự nâng đỡ các cơ trên khuôn mặt không còn được tốt, má bị hóp vào trong khiến cho gương mặt trông già hơn. Ngoài ra, mất răng và tiêu xương hàm cũng sẽ khiến co gương mặt có thể bị lệch, các bộ phận trên mặt bất cân xứng và không còn cảm giác hài hòa.

Tiêu xương hàm ảnh hưởng như thế nào tới phương pháp cấy ghép Implant?

Mặc dù trước khi tiến hành cấy ghép Implant thì khách hàng bị tiêu xương có thể được tiến hành cấy ghép xương tuy nhiên chúng ta không nên coi thường tình trạng tiêu xương hàm. Dù khách hàng bị tiêu xương nặng hay nhẹ thì vẫn có những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cấy ghép Implant.

Răng không khỏe mạnh, chắc chắc sau khi cấy ghép

Trong nhiều trường hợp, khi tay nghề của bác sĩ kém, thực hiện ghép xương không đúng kỹ thuật, bột ghép xương không đảm bảo chất lượng, không được cố định thì cũng sẽ khiến cho trụ Implant sau khi cấy ghép sẽ không được vững chắc. Từ đó dẫn tới việc mặc dù đã thực hiện cấy ghép Implant nhưng chức năng ăn nhai vẫn không được như bình thường.

Trụ Implant bị đào thảo

Trong trường hợp khách hàng bị tiêu xương hàm nhẹ, nhưng bác sĩ không chẩn đoán đúng và vẫn thực hiện cấy ghép Implant thì khi đó xương hàm của khách hàng sẽ không có đủ thể tích và độ chắc chắn để giữ trụ Implant. Từ đó sẽ dẫn đến trường hợp trụ Implant sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng.

Gây thất bại trong việc cấy ghép Implant

Với những điều phía trên thì chúng ta có thể thấy rằng việc tiêu xương hàm sẽ khiến cho quá trình cấy ghép Implant trở nên phức tạp và kết quả thành công sau ca cấy ghép sẽ không được đảm bảo

Chính vì thế, trong mọi trường hợp bị mất răng thì khách hàng cần nhanh chóng tới các phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh cho việc mất răng lâu răng dẫn tới tình trạng bị tiêu xương hàm.

Cách điều trị tiêu xương hàm

Một số phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng để điều trị tiêu xương hàm đó là:

Cấy ghép xương

Với những trường hợp mà khách hàng không đủ mật độ xương để cấy ghép trụ Implant thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp ghép xương. Thông thường, sau khi ghép xương thì vết thương sẽ lành trong khoảng 14 ngày. Lúc này các tế bào xương được ghép vào sẽ bắt đầu nhân lên và phát triển thành tế bào xương mới bù đắp vào lượng xương đã bị mất của bạn.

Nâng xoang hàm

Khi hàm trên của khách hàng bị mất răng lâu ngày thì xương hàm cũng sẽ bị tiêu đi khiến cho phần xoang hàm bị hạ thấp. Chính vì thế, việc nâng xoang hàm sẽ giúp tăng kích thước chiều ngang của xoang hàm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép xương

Lưu ý khi điều trị tiêu xương hàm

Phòng ngừa và điều trị kịp thời tình trạng tiêu biến xương là một việc vô cùng quan trọng. Để đem lại kết quả điều trị tốt nhất và an toàn nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Nếu như bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị tiêu xương hàm thì hãy liên hệ ngay đến các phòng khám nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.

– Khi thực hiện ghép xương thì bác sĩ thực hiện cần phải là người có tay nghề cao, trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn để ca ghép xương được thành công nhất.

– Trước khi thực hiện ghép xương thì cần phải hiểu rõ vật liệu ghép xương của mình là gì, có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hay không.

– Lựa chọn trụ Implant phù hợp với tình trạng xương hàm của mình

– Học cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ xương hàm.

Trên đây là một số thông tin về tiêu xương hàm. Nếu bạn vẫn còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.

Bài viết liên quan