Bọc răng sứ bị cộm do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ngày:03/08/2024

Răng sứ bị cộm do đâu? Nguyên nhân răng sứ bị cộm là gì? Biến chứng như thế nào? Và cách khắc phục ra sao?… Hãy cùng làm rõ những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng phổ biến khiến giảm người dùng cảm thấy khó chịu, vướng víu, ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt và tính thẩm mỹ. Vấn đề này có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn kịp thời nhận diện và bảo vệ trọn vẹn nụ cười khỏe đẹp.

Nguyên nhân dẫn tới bọc răng sứ bị cộm

Không chỉ đảm bảo được tính thẩm mĩ, phương pháp bọc răng sứ còn giúp cho khách hàng giữ lại trọn vẹn chức năng nhai. Bề mặt răng sáng bóng, tự nhiên giống với răng thật, độ bền cao sẽ giúp bạn có được nụ cười tự tin.

Bọc răng sứ bị cộm do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Tuy nhiên, bọc răng sứ vẫn tồn tại một số nhược điểm, phổ biến nhất trong số đó có thể kể đến tình trạng bọc răng sứ bị cộm. Bạn nên đặc biệt chú ý tới những nguyên nhân sau:

Thực hiện mài răng sai kỹ thuật

Mài răng là một công đoạn bắt buộc để trước khi chụp mão răng sứ lên. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các mảng bám, sau đó dùng khí cụ nha khoa để mài đi một phần cấu trúc răng thật. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, mang tính quyết định tới vẻ đẹp của răng sứ sau này. Nếu mài quá sâu hoặc chưa đúng với kích thước mão sứ có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng như bọc răng sứ bị hở hoặc cộm, tổn thương lợi hoặc thậm chí tủy răng…

Bọc răng sứ bị cộm do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Quá trình này cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao, máy móc kỹ thuật hiện đại để xác định rõ vùng cần mài, giảm nguy cơ đau nhức, tránh được tình trạng can thiệp quá sâu vào mô răng thật hoặc mô răng thật quá to so với mão sứ.

Cách vệ sinh răng miệng sai khoa học

Công tác vệ sinh răng miệng sau khi bọc có thể trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cộm vướng khó chịu. Bất kỳ chất liệu răng sứ nào cũng sẽ có tuổi thọ giới hạn. Nếu chất lượng sứ suy yếu dần sẽ gây khó khăn cho việc nhai, thậm chí bị tổn thương do vệ sinh răng quá mạnh. Bọc răng sứ bị cộm sẽ khiến bạn cảm nhận rõ ràng nhất trong quá trình nhai thức ăn.

Đội ngũ nha sĩ kém chuyên môn, cơ sở vật chất thiếu hiện đại

Tình trạng lệch có thể xảy ra do quá trình chế tác mão sứ, mài cùi răng. Việc sử dụng khí cụ nha khoa thiếu hiện đại hoặc bác sĩ tay nghề non không chỉ dẫn tới sai lệch tỷ lệ khớp giữa mão sứ và răng thật mà còn gây ra cảm giác đau buốt răng trong quá trình thực hiện.

Xem thêm: Bọc răng sứ bị cộm do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Biến chứng khi bọc răng sứ bị cộm

Tình trạng bọc răng sứ bị cộm là một sai lầm rất dễ mắc phải khi tiến hành phương pháp này. Tuy nhiên, nếu chủ quan để lâu hoặc không khắc phục kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như:

Bọc răng sứ bị cộm do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Giảm tính thẩm mỹ, khiến nụ cười kém tự tin. Đặc biệt là các trường hợp bọc răng cửa, tình trạng cộm thường khiến răng trông thô, vênh bất thường khiến cho toàn bộ khuôn hàm của bạn trở nên thiếu tự nhiên.

Bọc răng sứ bị ê và cộm còn gây vướng víu, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt thường ngày, làm giảm cảm giác ngon miệng. Phần răng sứ bị cộm có thể cọ xát vào môi và mặt trong của má gây đau đớn mỗi khi hoạt động cơ hàm, tăng nguy cơ cắn vào lợi gây chảy máu.

Phần răng sứ bị kênh sẽ mất kết nối với mô răng thật gây ra các khe hở khiến thức ăn dễ bị nhét vào. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.

Răng sứ bị cộm sẽ cản trở quá trình ăn uống, đặc biệt là trong quá trình nhai, nếu để lâu có thể gây ra diễn biến nghiêm trọng đối với người có tiền sử thoái hóa khớp thái dương hàm.

Xem thêm: [Giải – đáp] Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Cách khắc phục biến chứng khi bọc răng sứ gây khó chịu

Để giảm cảm giác khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ do bọc răng sứ bị hở, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám tại các địa chỉ nha khoa đã tiến hành bọc răng cho mình. Nếu trong thời gian bảo hành, bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí khắc phục, tránh để lâu hoặc tự ý điều chỉnh.

Nếu bọc bị cộm do sai kích thước mão răng sứ, bác sĩ có thể tiến hành chế tác lại cái mới. Trường hợp nguyên nhân cộm xuất phát từ sai sót trong quy trình mài răng, dẫn tới tỷ lệ mài không chuẩn, nha sĩ sẽ bịt kín chỗ hở hoặc tiếp tục mài, căn chỉnh sao cho vừa khít với mão sứ. Không nên để tình trạng này kéo dài vì có nguy cơ dẫn tới bệnh lý nha khoa với biến chứng nguy hiểm.

Bọc răng sứ bị cộm có thể xảy đến do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Tình trạng này có thể làm giảm tính thẩm mỹ, ảnh hưởng tới cấu trúc hàm và gây bệnh lý nha khoa. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả đã có cho mình những kiến thức bổ ích để quá trình bọc răng sứ đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan