Giải đáp: Bọc răng sứ có đau không? Hướng dẫn 5+ cách giảm đau tại nhà

Ngày:03/08/2024

Có rất nhiều khách hàng không biết bọc răng sứ có đau không? Nguyên nhân dẫn đến đau khi bọc sứ? Quá trình bọc sứ như thế nào?….Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và 1001 cách giảm đau tại nhà dành cho bạn.

Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ răng mang đến hàm răng đều và đẹp, trắng sáng và hỗ trợ điều trị bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên có rất nhiều khách hàng khi có dự định bọc răng sứ vẫn còn lo lắng và sợ đau, không biết bọc răng sứ có đau không? 

Quy trình bọc răng sứ như thế nào?

Quy trình bọc răng sứ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn yên tâm khi quyết định có nên bọc răng sứ hay không. Quy trình để bọc răng sứ sẽ cần 5 bước cơ bản:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, khách hàng sẽ gặp bác sĩ và tư vấn về tình trạng răng. Đồng thời, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang để xác định chính xác tình trạng răng. Qua đó, cũng biết được mức độ hư tổn của răng hoặc có mắc bệnh lý gì không. Từ đó, sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng.

Cũng ở bước này bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng loại răng sứ phù hợp nhất. Qua đó, khách hàng sẽ thống nhất với bác sĩ loại răng mình lựa chọn. Trường hợp nếu răng mắc bệnh lý thì cần tiến hành điều trị trước.

Bước 2: Tiến hành mài răng

Sau khi đã xác định được tình trạng răng, nếu có bệnh lý thì hoàn thành quá trình điều trị. Như vậy sẽ đảm bảo tuổi thọ của răng lâu dài và tránh gây khó chịu cho khách hàng về sau. Tiếp đó, bác sẽ gây tê giúp khách hàng dễ chịu và tiến hành mài răng.

Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt để mài tỷ lệ nhỏ bề ngoài của răng. Tỷ lệ này sẽ được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nhằm bảo vệ mô răng thật tối đa. Thông thường, thời gian mài sẽ từ 20 – 30 phút. Tùy vào số lượng răng mà thời gian có thể dài hơn.

Bước 3: Lấy dấu hàm và thiết kế răng sứ

Khi mài răng hoàn tất, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để gửi cho Labo thiết kế răng. Đồng thời, lúc này khách hàng sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo quá trình ăn nhai và thẩm mỹ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hẹn lịch khách hàng quay lại gắn răng hoàn chỉnh.

Bước 4: Tiến hành gắn mão sứ lên răng

Răng sứ sau khi được chế tác xong sẽ được tiến hành gắn lên răng bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có cộm cấn hay vấn đề gì không. Nếu khách hàng cảm thấy thoải mái và đẹp thì sẽ tiến hành gắn cố định lên răng. Trường hợp nếu răng chưa như khách hàng mong muốn hoặc khó chịu sẽ điều chỉnh lại.

Đồng thời, lúc này bác sĩ sẽ dặn dò khách hàng cách chăm sóc răng miệng. Qua đó, giúp bảo vệ răng lâu bền và tuổi thọ cao.

Bước 5: Tái khám răng miệng định kỳ

Thông thường, 6 tháng khách hàng sẽ tái khám răng miệng 1 lần để bác sĩ kiểm tra. Đồng thời, tiến hành lấy cao răng để đảm bảo răng được vệ sinh tốt nhất. Như vậy sẽ giúp khắc phục ngay nếu răng có vấn đề và duy trì tuổi thọ của răng.

Bọc răng sứ có đau không?

bọc răng sứ có đau không
Bọc răng sứ có đau không

Trên lý thuyết, để bọc được răng sứ thì bác sĩ sẽ phải mài cùi răng, việc này sẽ tác động vào răng thật của khách hàng để loại bỏ một phần men răng và điều này sẽ gây ra những khó chịu, đau nhức. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của ngành nha khoa hiện đại, khách hàng không nên lo lắng quá về vấn đề làm răng sứ có đau không vì trước khi tiến hành mài cùi, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, điều này sẽ khiến bạn không còn cảm giác đau. 

Xem thêm: Bọc răng sứ bao nhiêu tiền

Bọc răng sứ có đau không và nguyên nhân 

Hiện nay vẫn có những trường hợp cảm thấy đau khi bọc răng sứ, thậm chí sau khi bọc răng sứ xong khách hàng xuất hiện trạng viêm lợi, sưng đỏ và đau răng. Nguyên nhân gây nên những vấn đề này là:

Không điều trị hết bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ

Không điều trị hết bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ
Không điều trị hết bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ

Có một điều quan trọng mà rất nhiều khách hàng không để ý đó chính là trước khi bọc răng sứ thì bạn phải điều trị hết các bệnh lý răng miệng nếu có. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, một phần vì bác sĩ có chuyên môn yếu nên không nắm rõ tình trạng răng miệng hoặc không thực hiện đúng quy trình điều trị sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy của khách hàng mà đã mài cùi răng bọc sứ gây đau nhức. 

Điều trị tủy không dứt điểm

Điều trị tủy không dứt điểm
Điều trị tủy không dứt điểm

Không hẳn các ca bọc răng sứ nào cũng phải điều trị tủy, chỉ khi gặp tình trạng sâu răng và  có thể do bệnh nhân bị viêm tủy răng sau khi điều trị hoặc cũng có thể do bác sĩ chưa điều trị tình trạng viêm tủy răng trước khi làm bọc răng sứ

Điều trị tủy không dứt điểm

Điều trị tủy không dứt điểm
Điều trị tủy không dứt điểm

Việc mài cùi răng không đúng kỹ thuật sẽ bị xâm lấn vào tủy răng gây đau nhức cho khách hàng, dẫn đến việc ảnh hưởng đến quá trình phục hình sứ, mão sứ không khít với cùi răng. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng bị viêm lợi và bị hôi miệng sau khi bọc sứ. Thậm chí, nếu bị nặng hơn thì có thể bị ảnh hưởng đến cả chân răng thật phía trong.

Lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín

Nếu bạn bọc răng sứ ở những địa chỉ nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ không chuyên nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm trong bọc sứ, trang thiết bị máy móc còn thô sơ thì kỹ thuật nha khoa sẽ không đảm bảo.

Xem thêm: Bọc răng sứ có cần kiêng gì không

Chế độ ăn uống sau khi bọc sứ không hợp lý

Chế độ ăn uống sau khi bọc sứ không hợp lý
Chế độ ăn uống sau khi bọc sứ không hợp lý

Bọc răng sứ mặc dù giúp phục hồi khả năng ăn nhai nhưng bạn cũng không nên coi răng sứ như vật dụng cắn xé mà ăn đồ quá cứng hoặc quá dai. Vì với những loại thực phẩm này, khi ăn bạn sẽ phải sử dụng lực khá lớn, điều này gây ra vết nứt, khiến răng sứ bị bể, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào và phát triển tạo nên cơn đau nhức, khó chịu. 

Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì bọc răng sứ được

Hậu quả khi bọc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng

Răng sứ thẩm mỹ đang là xu hướng làm đẹp được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện nụ cười của mình. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đang xuất hiện nhiều phòng khám nha sử dụng các loại răng sứ kém chất lượng để hạ giá thành. Những nha khoa này thường đánh vào tâm lý “chuộng giá rẻ” của khách hàng, đưa ra những chiêu trò quảng cáo để đánh lừa khách hàng. Rất nhiều người vì ham rẻ đã nhẹ dạ tin vào những lời quảng cáo đó để rồi phải chịu những hậu quả khôn lường.

Đau nhức kéo dài sau khi bọc sứ do viêm tủy răng

Dấu hiệu gợi ý viêm tủy sau khi lắp răng sứ bao gồm tình trạng ê buốt răng kéo dài, ê buốt dữ dội, ăn uống nóng lạnh làm ê buốt tăng lên. Nếu tình trạng ê buốt diễn ra liên tục thì khả năng viêm tủy răng không thể phục hồi là rất cao. Viêm tủy nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn đến nang xương hàm.

Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy sau bọc răng sứ

  • Do mài quá nhiều phần mô răng: Bác sĩ khi phục hình thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc mài răng không đúng phương pháp, trong quá trình mải răng phạm vào phần tủy hay mài quá nhiều phần mô răng dẫn đến sát tủy, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy.
  • Do thao tác mài cùi răng không đúng kỹ thuật dẫn đến sinh nhiệt ở phần mũi khoan, dẫn đến viêm tủy.
  • Do sử dụng hệ thống tay khoan không đạt tiêu chuẩn, khả năng tưới nước kém, hệ thống mũi khoan quá cùn, rung lắc nhiều dẫn đến sinh nhiệt tại răng mài do ma sát giữa mũi khoan và mô răng, khiến cho tủy răng bị tổn thương.
  • Do việc làm răng tạm không đúng quy cách hay không làm răng tạm cho bệnh nhân. Sau khi mài cùi răng, chiếc răng đã bị mất men chỉ còn lớp ngà và tủy răng, nếu răng sau khi mài không được bảo vệ bằng răng tạm hay bảo vệ không tốt, không đủ kín thì vi khuẩn từ môi trường miệng sẽ xâm nhập và vùng tủy răng gây viêm tủy nặng.

Làm thế nào để khắc phục viêm tủy sau khi phục hình răng sứ

Khi các triệu chứng chưa rõ ràng thì cần phải theo dõi khoảng 7-10 ngày, khi đã có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng thì bắt buộc phải tháo bỏ mão sứ chụp trên răng để điều trị tủy. Đây thực sự là điều tệ hại, vì răng sau khi chữa tủy sẽ rất yếu, mặt khác, mô răng sẽ sậm màu theo thời gian, khiến cho răng sứ mất đi sự tự nhiên.

Việc đau nhức kéo dài sau khi bọc răng sứ do mài răng quá sâu

Phần lợi tại vùng cổ răng tạo thành một đai bảo vệ được gọi là khoảng sinh học, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào phần chân răng và xương hàm, nếu nha sĩ mài quá sâu vào phần lợi sẽ dẫn đến việc phá vỡ đai bảo vệ này, khiến cho vi khuẩn và thức ăn, nước bọt xâm nhập sâu xuống dưới gây viêm lợi và viêm xương.

Đau nhức kéo dài sau khi bọc răng sứ do sang chấn khớp cắn

Khớp cắn không được chỉnh tốt dẫn đến răng sứ cao hơn hay có thể bị va đập vào trong quá trình nhai sẽ dẫn đến việc lực nhai bị dồn quá nhiều lên phần chân răng sứ, gây cảm giác đau. Triệu chứng gợi ý đau nhức kéo dài sau khi bọc sứ là do sang chấn khớp cắn. Khi đó bạn sẽ có cảm giác đau tăng lên sau khi ăn hay sau khi ngủ dây, đau dữ dội lan lên đến đầu, có thể kèm theo triệu chứng đau buốt, đau ở vùng trước tai.

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi sau khi bọc răng sứ có thể do nha sĩ mài răng sai kỹ thuật đã mài vào khoảng sinh học, dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào lợi gây viêm, cũng có thể do Labo làm răng sai kỹ thuật dẫn đến việc thừa hay thiếu bờ viền phục hình làm cho thức ăn nhồi nhét gây viêm hay do cơ thể bệnh nhân dị ứng với các chất liệu sứ làm răng…

Cách khắc phục viêm lợi sau khi bọc răng sứ, tùy vào nguyên nhân có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phần sứ ra làm lại hay tăng cường vệ sinh răng miệng.

Khi những tai biến và những biến chứng do bọc răng sứ xảy ra thì quá trình điều trị sẽ rất phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn sâu, bởi vậy việc quan trọng là bạn phải tìm được cho mình một phòng khám nha khoa uy tín với đội ngũ nha sĩ được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có kinh nghiệm trong việc khắc phục tai biến do bọc sứ gây ra mới có được một kết quả điều trị tốt.

Tuột nướu, co rút làm đường viền nướu hở ra hoặc đen đường viền nướu.

Sử dụng nguyên liệu sứ trôi nổi, không nguồn gốc, xuất xứ hay răng sứ kém chất lượng, răng sứ giá rẻ nguồn gốc từ Trung Quốc để làm cho khách hàng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nướu bị thâm đen, một thời gian sau chất kim loại trong răng sứ sẽ tạo ra muối kim loại điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mô răng xung quanh, đen chân răng hay thậm chí làm mủn chân răng. Bệnh nhân cũng có thể bị trồng răng sứ bằng kim loại khác nhau khiến phát sinh dòng điện sinh học trong miệng, khi cắn hàm răng có cảm giác như nam châm hút, có thể bị dị ứng, tiết nước miếng nhiều, gây đau nhức, nhiễm độc và hoại tử

Bảng giá răng toàn sứ tại Singae

Bạn đang muốn tìm hiểu bảng giá bọc răng sứ ?  Hiện nha khoa Singae đang áp dụng một mức giá chung cho khách hàng và từng dòng sứ như sau:

STT LOẠI SỨ NƯỚC SẢN XUẤT BẢO HÀNH GIÁ NIÊM YẾT
1 Lava Mỹ 15 – 20 năm  8.000.000 – 12.000.000
2 Nacera Đức 15 – 20 năm 7.000.000 – 11.000.000
3 Emax Đức 10 – 15 năm  7.000.000 – 9.000.000
4 Cercon Đức 7 – 15 năm  5.000.000 – 8.000.000
5 Ceramill Đức 10 – 15 năm  5.000.000 – 8.000.000
6 HT Smile Đức 10 – 15 năm 5.000.000 – 8.000.000
7 Zirconia Nhật 7 – 5 năm 3.000.000 – 6.000.000
8 Venus Đức 7 – 15 năm  3.000.000 – 5.000.000
9 Katana Nhật 7 – 15 năm 3.000.000 – 5.000.000

Bọc răng sứ có đau không và 1001 cách giảm đau tại nhà

Nhiều người không có thời gian và ngại đến các cơ sở nha khoa để giải quyết vấn đề này. Vậy nếu sau khi bọc răng sứ có cảm giác đau nhức bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

Không nên sử dụng thuốc tùy tiện

Không nên sử dụng thuốc tùy tiện
Không nên sử dụng thuốc tùy tiện

Bị đau nhức sau khi bọc răng sứ không được tùy tiện mua hoặc uống thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng khó lường cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của cơ thể.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống

Khi đã điều trị xong, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp răng sứ được bền màu, kéo dài tuổi thọ hơn. Không ăn đồ quá cứng dễ làm tổn thương cùi răng bên trong. Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Nên hạn chế sử dụng đồ uống có màu sẫm, có tính axit cao như nước uống có ga, cà phê, trà… hạn chế hút thuốc, tô son đậm màu vì những đồ uống này sẽ khiến răng sứ không còn được trắng sáng như ban đầu cũng như đồ uống có ga sẽ khiến răng sứ bị oxi hóa, ảnh hưởng tới răng thật của bạn.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền cũng như màu sắc của răng. Nên bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, chải nhẹ nhàng, kỹ để tránh làm tổn thương răng và loại bỏ được hết vi khuẩn tồn tại xung quanh kẽ răng
  • Ngoài việc đánh răng thì cũng cần súc miệng và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau khi ăn
  • Đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, tránh tình trạng vôi răng làm hỏng chân răng bọc sứ.

Câu trả lời cho “Bọc răng sứ có đau không”

Để có thể tránh được tình trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ đầu. Vì để bọc được răng sứ đẹp, an toàn cho sức khỏe phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ. Nha khoa có tốt hay khong, có uy tín hay không cần được đáp ứng được những yêu cầu sau:

Phòng khám nha khoa có trang thiết bị hiện đại, áp dụng các công nghệ hiện đại vào phương pháp bọc răng sứ, như vậy, khi làm răng mới được đảm bảo an toàn, khắc phục được nhưng nhược điểm của các phương pháp bọc răng sứ cũ

Nha khoa có đội ngũ bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm dày dặn. Điều này sẽ giúp bạn có răng sứ không bị cộm, vướng víu và có độ thẩm mỹ cao

Nên lựa chọn loại răng sứ có chất lượng tốt, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho răng miệng

Ngoài những điều trên thì quy trình bọc răng sứ cũng rất quan trọng, bọc răng sứ có đau hay không phục thuộc rất lớn vào quy trình bọc răng cũng như tay nghề của bác sĩ.

Hy vọng, với những thông tin trên đây, câu hỏi “Bọc răng sứ có đau không” của khách hàng đã có câu trả lời. Cũng như bạn cũng biết cách làm giảm cơn đau tại nhà sau khi bọc răng sứ. 

Bài viết liên quan