Chi phí ghép xương hàm là bao nhiêu? Điều trị ghép xương có đau không?
Ghép xương hàm là điều trị cần thiết trong nha khoa khi xương hàm bị tiêu biến do mất răng, bệnh viêm nha chu hoặc các nguyên nhân khác.
Gặp phải tình trạng này, người bệnh luôn quan tâm chi phí ghép xương hàm là bao nhiêu? Quá trình điều trị có đau không?
Bài viết dưới đây của Nha khoa Singae sẽ giải đáp cặn kẽ các câu hỏi này. Mời mọi người cùng theo dõi:
Ghép xương hàm là gì?
Ghép xương hàm là thủ thuật nha khoa phức tạp. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tách lợi để lộ xương hàm rồi tiến hành cấy ghép thêm xương vào bên trong hàm. Phần xương được cấy này sẽ liên kết với xương cũ, phát triển và sản sinh ra các tế bào xương mới.
Ghép xương hàm thường được chỉ định dùng trong các trường hợp để phục hồi tình trạng tiêu xương nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi để cấy ghép Implant.
Xem thêm: Có nên trồng răng Impant.
Các vật liệu xương ghép thường được sử dụng
Khi bị tiêu xương hàm, phim chụp X – quang sẽ thấy rõ mật độ xương suy giảm để đưa ra phác đồ ghép xương giúp khôi phục lại. Tuỳ tình trạng xương của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật và vật liệu khác nhau để cấy ghép xương như:
- Xương tự thân: sử dụng xương ở một vùng khác như xương cằm, xương chậu, … của chính người bệnh.
- Xương đồng loại: dùng xương của một người khác, sau quá trình xử lý sẽ được cấy ghép.
- Xương dị loại: dùng xương của các loại động vật khác, sau khi xử lý lại đạt tiêu chuẩn cấy ghép sẽ tiến hành ghép xương cho người bệnh.
- Xương nhân tạo: Còn được gọi là xương tổng hợp với thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên.
Tại Nha khoa Singae, ngoại trừ xương tự thân, đối với 3 loại còn lại, Singae luôn sử dụng vật liệu từ các thương hiệu danh tiếng, có quy trình xử lý chuẩn và chất lượng được chứng nhận để đảm bảo an toàn và đạt tỉ lệ thành công cao cho bệnh nhân. Đặc biệt chi phí ghép xương hàm cũng rất minh bạch, hợp đồng rõ ràng.
Điều trị ghép xương có đau không?
Khi phải điều trị ghép xương hàm, khách hàng không chỉ quan tâm tới chi phí ghép xương hàm, điều khiến nhiều người lo lắng không kém chính là điều trị ghép xương có đau không. Thực tế, trong quá trình phẫu thuật cấy ghép, Singae Dental luôn sử dụng đủ thuốc tê hoặc tiền mê để đảm bảo khách hàng luôn được thoải mái, dễ chịu. Cấy ghép xong, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, giảm sưng viêm, chống nhiễm trùng để hạn chế cảm giác đau đớn cho khách hàng cũng như giúp vết thương mau lành.
Ngoài ra Nha khoa Singae còn ứng dụng công nghệ PRF – huyết tương giàu tiểu cầu – giúp giảm sưng đau, nhanh lành thương và xương ghép nhanh chóng tích hợp với cơ thể.
Những trường hợp nào cần ghép xương hàm?
Phẫu thuật ghép xương hàm chỉ được chỉ định trong một vài trường hợp dưới đây:
Trường hợp khách hàng mới bị mất răng hoặc sau khi thực hiện nhổ răng
Trong trường hợp khách hàng mới bị mất răng hay phải nhổ răng do sâu răng, hoặc bị chấn thương,… thì bác sĩ thường tư vấn ghép xương răng luôn nhằm đảm bảo xương hàm không bị tiêu biến sau này.
Trong những trường hợp này, nếu khách hàng ghép xương hàm thì thời gian sẽ nhanh, chi phí ghép xương hàm cũng nhẹ nhàng, đơn giản hơn vì bác sĩ chỉ cần thêm xương vào ngay vị trí mới nhổ răng.
Khách hàng bị mất răng lâu năm
Trường hợp khách mất răng lâu ngày dẫn tới xương hàm dần sẽ bị tiêu biến nhưng rất khó nhận ra sự thay đổi của nó cho tới khi khuôn mặt bị ảnh hưởng.
Bởi thế, để đảm bảo tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant, những trường hợp mất răng lâu năm bắt buộc sẽ phải ghép thêm xương hàm.
Chất lượng xương hàm kém
Trên thực tế đã có nhiều người mặc dù vẫn đủ mật độ xương để cấy ghép song do chất lượng xương hàm lại không đủ ổn định cũng như độ chắc chắn thì bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu tiến hành ghép xương hàm nhằm đảm bảo ca cấy ghép Implant được thành công với hiệu quả mang lại tối ưu nhất.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này, tốt nhất nên nghe theo chỉ dẫn cũng như phá đồ điều trị của của bác sĩ để đạt được kết quả tốt cũng như hạn chế được chi phí ghép xương hàm không đáng có.
Ghép xương hàm có những kỹ thuật nào?
Ghép xương hàm tuy không phải là kỹ thuật mới nhưng lại đòi hỏi bác sĩ thực hiện tay nghề cao, chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm.
Trước kia khi khoa học Y khoa chưa phát triển thì phương pháp sử dụng chủ yếu vẫn là lấy xương ở những khu vực khác trên cơ thể để ghép xương hàm.
Còn hiện nay, y học phát triển, nguồn xương dùng để cấy ghép cũng đã được đa dạng hơn, chi phí ghép xương hàm cũng có nhiều phân khúc với 2 kỹ thuật ghép chính gồm:
Ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo là phương pháp sử dụng những tế bào xương do con người chế tạo ra để ghép và được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Bởi ghép xương nhân tạo mang nhiều ưu điểm mà ác phương pháp ghép xương truyền thống khó đáp ứng được như:
– Nguồn nguyên liệu luôn luôn có sẵn
– Giá thành rẻ giúp chi phí ghép xương hàm được hạ thấp
– Ghép xương hàm nhân tạo không cần phẫu thuật nhiều lần
– Ghép xương hàm nhân tạo không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng phòng khám.
Song mặc dù mang nhiều ưu điểm như vậy nhưng ghép xương nhân tạo cũng tồn tại nhiều hạn chế. Trong đó, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là tỷ lệ thành công không cao, xương nhân tạo sẽ có tỷ lệ không tương thích với cơ thể của khách hàng. Đặc biệt, khi xương bị đào thải, khách hàng sẽ phải ghép lại xương mới làm tăng thêm chi phí ghép xương hàm.
Ghép xương tự thân
Ghép xương tự thân là kỹ thuật dùng một phần xương ở các khu vực khác trên cơ thể của người bệnh như: xương má, chậu, cằm,… để ghép vào xương hàm.
Với kỹ thuật ghép xương tự thân, tỷ lệ thành công khi ghép sẽ luôn đạt 100 bởi những mô xương này cũng là một phần trong cơ thể của khách hàng nên khả năng tích hợp xương sẽ là tối đa.
Tuy vậy ghép xương tự thân lại không thực sự phổ biến bởi lý do:
– Khách hàng phải phẫu thuật ít nhất 2 lần gây áp lực tâm lý vì sợ đau cũng như phải đi lại nhiều.
– Chi phí ghép xương hàm khá cao.
– Nha khoa thực hiện ghép xương tự thân phải được cấp phép thực hiện từ Bộ Y Tế.
Ghép xương dị biệt
Với sự phát triển không ngừng của nền y học nhân loại thì hiện nay, ngoài 2 nguồn xương nhân tạo và tự thân trên, trên thế giới còn sử dụng một vài nguồn xương khá dị biệt khác như:
– Xương từ người đã khuất hiến tặng
– Xương từ động vật
Song trên thực tế, tỷ lệ thành công của ghép xương dị biệt không cao, chi phí ghép xương hàm bằng nguồn xương dị biệt lớn và khó tìm kiếm nên phương pháp này cũng rất ít khi được sử dụng.
Quy trình cấy ghép xương hàm diễn ra như thế nào?
Mặc dù phẫu thuật ghép xương hàm chỉ là kỹ thuật nhỏ trong nha khoa nhưng lại khá phức tạp, phải được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn nên không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện vì quá trình thực hiện sẽ phải xâm lấn vào cấu trúc hàm. Nếu bác sĩ thực hiện không nắm vững về yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình ghép xương răng thì ca ghép xương hàm khó có thể đảm bảo độ thành công như mong đợi. Thậm chí còn có nguy cơ có biến chứng nguy hiểm.
Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp X-quang
Khi ghép xương hàm tại nha khoa Singae, đầu tiên khách hàng sẽ được thăm khám sơ bộ và chụp phim X- quang răng tổng thể để thăm khám. Qua chuẩn đoán hình ảnh,bác sĩ sẽ xác định xem khách hàng có cần ghép xương hàm hay không
Bước 2: Thực hiện vệ sinh răng và gây tê
Tại Singae Dental, trước khi tiến hành ghép xương hàm, để đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng, bác sĩ sẽ vệ sinh thật kỹ toàn bộ khoang miệng cũng như khu vực cấy ghép xương. Sau đó mới tiến hành gây tê giúp giảm bớt cảm giác đau buốt cho khách.
Bước 3: Mở vạt lợi
Khi đã được gây tê, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành mở vạt lợi để tiếp xúc vào xương hàm. Đặc biệt toàn bộ dụng cụ phục vụ ca phẫu thuật cấy ghép xương hàm đều được khử khuẩn, vô trùng theo đúng tiêu chuẩn từ Bộ Y Tế.
Bước 4: Ghép và cố định xương hàm
Dưới sự hỗ trợ của các dụng cụ hiện đại, xương răng nhân tạo được đưa vào xương hàm. Các tế bào xương khách hàng sử dụng tại Singae Dental đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chi phí ghép xương hàm minh bạch, có hợp đồng đính kèm.
Bước 5: Cuối cùng là khâu đóng và hẹn lịch tái khám
Bước cuối cùng trong quy trình ghép xương hàm là bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, sát trùng, cuối cùng là kết thúc phẫu thuật.
Quy trình ghép xương hàm kết thúc, bác sĩ tư vấn kỹ cho khách hàng chế độ hậu phẫu và hẹn lịch tái khám, kiểm tra độ hồi phục của xương đã ghép.
Sẽ cần 3 – 4 tháng để khối xương mới ghép tích hợp với nhóm xương tự nhiên. Khi xương mới đã ổn định, bác sĩ mới cắm trụ Implant
Chi phí cấy xương hàm
STT |
Vật tư | Xuất xứ | Giá niêm yết |
1 | Nâng xoang kín | 8.000.000 đ | |
2 | Nâng xoang hở | 12.000.000 đ | |
3 | Quay li tâm | 2.500.000 đ | |
4 | Tiền mê | 2.500.000 đ | |
5 | Bột xương Hàn (0.25cc) Hàn Quốc | Hàn Quốc | 2.350.000 |
6 | Bột xương Hàn (0.5cc) Hàn Quốc | Hàn Quốc | 4.500.000 đ |
7 | Bột xương Hàn (1 cc) Hàn Quốc | Hàn Quốc | 8000.000 đ |
8 | Bột xương Hàn cao cấp (0.25gr) | Hàn Quốc | 4.200.000 đ |
9 | Bột xương Hàn cao cấp (0,5gr) | Hàn Quốc | 7,000,000 đ |
10 | Bột xương Hàn cao cấp (1gr) | Hàn Quốc | 12,000,000 đ |
11 | Xương collagen Hàn 6×5 (dạng khối tròn) | Hàn Quốc | 5,000,000 đ |
12 | Xương collagen Hàn 6×10 (dạng khối) | Hàn Quốc | 6,000,000 đ |
13 | Màng xương Hàn nhỏ (10×20, 15×20) | Hàn Quốc | 4,700,000 đ |
14 | Màng xương Hàn to (20×30) | Hàn Quốc | 6,500,000 đ |
15 | Màng xương Hàn cao cấp (15×20 | Hàn Quốc | 4,700,000 đ |
16 | Màng xương Hàn cao cấp (20×30) | Hàn Quốc | 6,500,000 đ |
17 | Màng xương Straumann (15×20) | Thụy Sỹ | 10,000,000 đ |
18 | Màng xương to Straumann (20×30) | Thụy Sỹ | 12,000,000 đ |
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%