Chi phí niềng răng thẩm mỹ là bao nhiêu?
Chi phí niềng răng thẩm mỹ bao nhiêu là mối quan tâm của nhiều khách hàng khi có nhu cầu sử dụng phương pháp này để khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như: răng hô, móm, thưa, mọc khấp khểnh,… Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng
Thực tế, để trả lời câu hỏi chi phí niềng răng thẩm mỹ là bao nhiêu thì không thể đưa ra một con số chung. Bởi mức chi phí này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như:
Tình trạng răng miệng: Những trường hợp răng lệch lạc, hô, móm,… nhẹ thì chi phí niềng răng sẽ thấp hơn so với những trường hợp phức tạp. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… thì bác sĩ sẽ điều trị triệt để các bệnh lý đó rồi mới tiến hành niềng răng. Việc điều trị các bệnh lý trước khi chỉnh nha sẽ làm phát sinh thêm chi phí điều trị.
Phương pháp niềng răng: Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng với các mức giá khác nhau, tùy vào nhu cầu cũng như tình trạng lệch lạc của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, niềng răng bằng mắc cài kim loại có chi phí thấp, còn niềng răng không mắc cài Invisalign có chi phí cao nhất, lên đến hàng trăm triệu đồng.
Cơ sở nha khoa: Mỗi cơ sở nha khoa sẽ có đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị cũng như công nghệ niềng răng khác nhau. Do đó, chi phí niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Có những nha khoa uy tín, chất lượng với bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại nhưng giá cả rất hợp lý. Nhưng cũng có nhiều nơi “chặt chém” khách hàng với cái giá cao ngất ngưỡng và cũng có những nơi mời chào với cái giá “rẻ bèo” nhưng chất lượng thì chưa được kiểm định. Vì thế, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn cho mình cơ sở nha khoa uy tín, mang lại hiệu quả như mong đợi.
Vậy chi phí niềng răng là bao nhiêu hiện nay?
Hiện nay, phương pháp niềng răng đa dạng, khách hàng sẽ được bác sĩ khám, tư vấn và lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với với tình trạng, nhu cầu cũng như khả năng chi trả của mỗi người. Dưới đây là mức giá niềng răng mới nhất mà bạn có thể tham khảo.
Phương pháp niềng răng mắc cài
Đây là phương pháp chỉnh nha thịnh hành, được số đông người dùng lựa chọn vì chi phí rẻ, kết quả niềng răng tối ưu. Niềng răng mắc cài sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn trực tiếp cố định vào mặt ngoài hoặc mặt trong của răng. Dây cung liên kết với mắc cài tạo lực siết tác động từ từ giúp dịch chuyển răng về vị trí đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Phương pháp này có 4 loại mắc cài với mức chi phí khác nhau:
Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng phổ biến, đã xuất hiện từ lâu. Phương pháp sử dụng mắc cài và dây cung bằng hợp kim để niềng răng. Niềng răng mắc cài bằng kim loại đã được cải tiến với các ưu điểm như: giá thành rẻ, kích thước nhỏ, tạo tính thoải mái cho người sử dụng, giảm đau và rút ngắn thời gian niềng răng.
Trung bình, chi phí niềng răng mắc cài kim loại dao động từ 20.000.000 – 40.000.000 vnđ/2 hàm
Niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài bằng sứ sinh học cùng màu răng tự nhiên kết hợp với dây cung kim loại tạo tính thẩm mỹ khi niềng răng. Phương pháp này khiến người dùng an tâm, hạn chế tình trạng mắc cài bị nhiễm màu, tự tin ăn uống, giao tiếp. Mặc khác, mắc cài sứ có màu tương đồng với màu răng nên ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng khi giao tiếp. So với mắc cài kim loại, giá mắc cài sứ có phần nhỉnh hơn nhưng hiệu quả và thời gian điều trị tương đương nhau.
Trung bình, chi phí niềng răng mắc cài sứ dao động từ 40.000.000 – 60.000.000 vnđ/2 hàm
Niềng răng mắc cài tự buộc (mắc cài tự khóa)
Sử dụng mắc cài và dây cung, thiết kế rãnh trượt và nắp để giữ cho dây cung giữ chắc vào mắc cài để tạo lực dịch chuyển răng răng. Ưu điểm của loại mắc cài này là rút ngắn thời gian điều trị, không cần đến phòng khám thường xuyên để chỉnh mắc cài. Vậy nên, đây là một trong những phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng đối với người bận rộn.
Trung bình, chi phí niềng răng mắc cài tự buộc dao động từ 40.000.000 – 60.000.000 vnđ/2 hàm
Niềng răng mắc cài mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)
Phương pháp sử dụng mắc cài và dây cung gắn vào mặt trong của răng thay vì mặt ngoài. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện nên rất ít nha khoa ứng dụng. Nếu bác sĩ thực hiện chưa có kinh nghiệm dễ gây nguy cơ sau đó như: đau nhức, lệch khớp cắn,… Ưu điểm của phương pháp này là khiến người khác không nhận ra khách hàng đang niềng răng. Thường dành cho người giao tiếp nhiều như: diễn viên, dẫn chương trình, giáo viên,… Tuy nhiên,, phương pháp lại gây cho việc vệ sinh, dễ gây các bệnh lý răng miệng.
Trung bình, chi phí niềng răng mắc cài mặt trong dao động từ 40.000.000 – 60.000.000 vnđ
Phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng các khay niềng trong suốt, ôm sát vào mặt răng và có thể tháo lắp một cách dễ dàng để nắn chỉnh răng về vị trí chuẩn như mong muốn. Các khay niềng sẽ tạo lực siết phù hợp, di chuyển răng đến vị trí khớp cắn chuẩn, mang lại một hàm răng đều đẹp cho khách hàng.
Phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign được FDA (Food and Drug Administration) chứng nhận an toàn cho sức khỏe và an toàn trong điều trị. Niềng răng Invisalign có thể điều trị chỉnh nha ở các ca từ đơn giản đến phức tạp, đem đến lợi ích tối ưu về thẩm mỹ, đồng thời dễ ăn uống, vệ sinh chăm sóc răng miệng, thoải mái trong giao tiếp. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên đây cũng là phương pháp có chi phí niềng răng cao nhất.
Trung bình, chi phí niềng răng trong suốt Invisalign dao động từ 34.000.000 – 120.000.000 vnđ /2 hàm
Chọn nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi để đạt kết quả niềng răng tốt nhất
Niềng răng là một kỹ thuật nha khoa khó, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thẩm mỹ khuôn mặt và thời gian điều trị từ 1-3 năm. Ca niềng răng dễ gặp sai sót và thất bại nếu như:
Bác sĩ điều trị chưa đủ kinh nghiệm, tư vấn kế hoạch điều trị không phù hợp, dự đoán hướng dịch chuyển răng không đúng.
Trang thiết bị y khoa thô sơ: Hệ thống chẩn đoán hình ảnh răng trước khi chỉnh nha rất quan trọng, thông qua hình ảnh bác sĩ sẽ dự đoán hướng dịch chuyển và điều chỉnh khí cụ phù hợp. Nếu không trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng sau cùng
Sử dụng khí cụ chỉnh nha kém chất lượng: Khi dùng khí cụ chỉnh nha không đảm bảo sẽ rất dễ bị bung vỡ, không thể tạo lực chuẩn xác khiến cho quá trình răng di chuyển bị sai khác dù hướng điều trị là đúng.
Chế độ chăm sóc khi niềng răng: Bệnh nhân không giữ gìn răng miệng tốt và không tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ thì khả năng niềng răng thất bại là cực kỳ cao.
Một số hậu quả do niềng răng “kém chất lượng” gây ra như:
- Hàm răng không thay đổi sau khi niềng răng, phải niềng răng lại từ đầu.
- Đau, lệch hàm, răng lung lay do chỉnh nha sai cách.
- Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
- Răng xê dịch không đều, gây biến dạng khuôn mặt, mất thẩm mỹ.
- Răng yếu đi, chịu lực kém, sức ăn nhai giảm và nhạy cảm nhiều hơn.
- Gây các bệnh về nướu như: viêm nướu, tụt nướu, chân răng dễ lộ ra, làm răng dễ gãy rụng.
- Giảm tuổi thọ răng, gây tiêu xương dẫn đến răng lung lay và rụng sớm.
- Tốn kém thời gian và tiền bạc.
Do đó, khách hàng đừng quá chú trọng đến chi phí niềng răng mà bỏ qua việc tìm hiểu về trình độ chuyên môn của bác sĩ tại các nha khoa uy tín, chất lượng dịch vụ để “chọn mặt gửi vàng” nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%