Làm răng sứ có đau không? Những người nên bọc răng sứ

Ngày:03/08/2024

Làm răng sứ có đau không? Quá trình làm răng sứ thế nào? Những ai nên bọc răng sứ? Bảng giá bọc răng sứ tại nha khoa Singae thế nào?… là những câu hỏi băn khoăn của rất nhiều khách hàng khi muốn trải nghiệm phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ hiện nay. Bài viết dưới đây của Nha khoa Singae sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn hiểu rõ về làm răng sứ.

Làm răng sứ có đau không?

Làm răng sứ là giải pháp thẩm mỹ răng mang đến hàm răng đều, đẹp, trắng sáng và hỗ trợ điều trị bệnh lý răng miệng nên được rất nhiều người tin tưởng sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Song bên cạnh đó, có rất nhiều khách hàng khi có dự định làm răng sứ vẫn còn lo lắng không biết làm răng sứ có đau không?

Để làm rõ vấn đề làm răng sứ có đau không, trước tiên chúng ta cần hiểu về cấu tạo của một chiếc răng. Răng gồm 3 phần: Men răng, ngà răng và tuỷ răng, trong quá trình làm răng sứ bác sĩ sẽ tiến hành mài một phần men răng mà không tác động đến ngà răng và tuỷ răng.

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, men răng giống như một chất sừng, không chứa dây thần kinh, mạch máu nên không gây ra sự đau nhức, khó chịu. Thực tế cảm giác đau buốt chỉ xuất hiện khi bác sĩ mài răng sâu vào đến tuỷ. Ngoài ra, trước khi mài răng bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê cục bộ, do đó quá trình mài răng trở nên tương đối nhẹ nhàng và đơn giản.

Làm răng sứ có đau không
Làm răng sứ có đau không

Nguyên nhân khiến làm răng sứ bị đau nhức

Thực tế có không ít khách hàng cảm thấy đau khi bọc răng sứ, thậm chí xuất hiện trạng viêm lợi, sưng đỏ và đau răng mà bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu:

Trước khi làm răng sứ, không điều trị hết bệnh lý răng miệng

Một bước vô cùng quan trọng nhưng khách hàng thường không để ý đó chính là trước khi làm răng sứ, bạn phải điều trị hết các bệnh lý răng miệng (nếu có). Nếu bạn gặp tình trạng đau nhức răng khi làm sứ, một phần vì bác sĩ có chuyên môn yếu, không nắm rõ tình trạng răng miệng, hoặc cũng có thể chưa thực hiện đúng quy trình điều trị sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy của khách hàng mà đã mài cùi răng bọc sứ gây đau nhức.

Điều trị tủy không dứt điểm

Không phải bất cứ ca bọc răng sứ nào cũng phải điều trị tủy. Thường chỉ khi khách hàng gặp tình trạng sâu răng vào đến tuỷ thì mới cần thực hiện thủ thuật này. Trong trường hợp này, nếu bác sĩ bỏ sót phần tuỷ bị sâu hoặc điều trị không dứt điểm chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng viêm tuỷ răng cùng với đó là xuất hiện nang dưới chân răng.

Mài cùi răng không đúng kỹ thuật

Làm răng sứ có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào bước mài cùi răng. Nếu bác sĩ tiến hành mài cùi răng không đúng kỹ thuật sẽ xâm lấn vào tủy răng gây đau nhức, ảnh hưởng đến quá trình phục hình mão sứ. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như làm cho khách hàng bị viêm lợi và bị hôi miệng sau khi bọc sứ. Không dừng lại ở đó, nếu nặng hơn có thể làm mẻ hoặc lung lay đến cả cùi răng thật.

Làm răng sứ ở cơ sở nha khoa không uy tín

Làm răng sứ có đau không còn bị chi phối khá nhiều ở tay nghề bác sĩ. Nếu bọc sứ được tiến hành bởi bác sĩ không có chuyên môn, không có nhiều kinh nghiệm trong bọc sứ, trang thiết bị máy móc còn thô sơ thì việc đau nhức là hoàn toàn có thể.  Do vậy, để ca bọc răng sứ thành công, bạn cần chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín chất lượng.

Chế độ ăn uống sau khi bọc sứ không hợp lý

Bọc răng sứ mặc dù giúp phục hồi khả năng ăn nhai nhưng bạn cũng không nên coi răng sứ như vật dụng để cắn xé ăn đồ quá cứng hoặc quá dai. Khi này, bạn sẽ phải sử dụng lực khá lớn, dễ gây ra vết nứt, khiến răng sứ bị bể, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển tạo nên cơn đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân khiến làm răng sứ bị đau nhức
Nguyên nhân khiến làm răng sứ bị đau nhức

Quy trình làm răng sứ như thế nào?

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám để biết bạn có bị viêm lợi hay viêm nha chu hay không? Nếu có bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để, sau đó xác định bạn cần bọc bao nhiêu chiếc răng sứ?

Bước 2: Mài nhỏ răng

Quá trình mài răng rất nhanh chỉ khoảng 1 – 2 phút/răng nhưng bước này lại vô cùng quan trọng. Bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và khéo léo để răng bạn được mài chuẩn kích cỡ, không quá nhỏ, không quá lớn để vừa đảm bảo thẩm mỹ nhưng vẫn hạn chế tối đa sự xâm lấn.

Bước 3: Lấy dấu và gửi xưởng chế tạo mão răng sứ

Khi đã mài răng xong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để gửi xưởng làm mão sứ. Mão sứ mới phải phù hợp với kích thước và màu sắc của răng thật của bạn.

Bước 4: Phục hình mão sứ

Chỉ sau 2 đến 4 ngày, khi có mão sứ, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình lên răng bằng chất gắn chuyên dụng với độ kết dính cực cao. Giúp mão sứ cố định trên răng, không bị bong tróc hay lung lay trong quá trình sử dụng, hoàn thiện quá trình bọc răng sứ.

Xem thêm: Chăm sóc sau khi bọc răng sứ

Quy trình làm răng sứ
Quy trình làm răng sứ

Ai nên tiến hành bọc răng sứ?

Dù bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được mang lại hiệu quả sử dụng khá tối ưu, nhưng bạn cũng nên hiểu rõ một điều đó là bất kỳ một phương pháp điều trị nào cũng sẽ có một giới hạn nhất định về độ tuổi cũng như đối tượng thực hiện. Và bọc răng sứ cũng không ngoại lệ.

Bọc răng sứ chỉ thực hiện an toàn, hiệu quả khi bệnh nhân đã trên 18 tuổi, có cấu trúc xương hàm phát triển ổn định. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định phục hình nếu tình trạng răng của bạn gặp nằm trong các trường hợp như:

  • Khách hàng có răng sâu mẻ lớn không hàn trám được, răng bị viêm tủy, chết tủy
  • Trường hợp răng bị nứt vỡ, gãy mẻ do gặp phải chấn thương, tai nạn…
  • Khuôn răng không đẹp, răng quá ngắn, răng thưa, hở kẽ
  • Răng mọc lệch, khấp khểnh, hô vẩu, móm có nguyên nhân do răng, ở mức độ đơn giản, ít có sự sai lệch về khớp cắn
  • Những người có răng bị thiểu sản men, bề mặt men răng bị mài mòn, khuyết cổ vùng chân răng
  • Răng có màu sắc không đều, ố vàng, xỉn màu nặng, răng bị nhiễm màu kháng sinh, nhiễm fluor nhưng không cải thiện được bằng biện pháp tẩy trắng thông thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.

Cách để phòng tránh đau nhức khi bọc răng sứ

Cùng với câu hỏi làm răng sứ có đau không, khách hàng cũng luôn quan tâm tới việc làm cách nào để tránh đau nhức khi bọc răng sứ. Dưới đây Nha khoa Singae xin được chia sẻ với khách hàng 1 số mẹo giúp tránh đau nhức khi bọc răng sứ:

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

  • Để ca bọc răng sứ được thành công, mang lại hiệu quả tối ưu, và không đau nhức, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ đầu. Bởi để răng bọc sứ được đẹp, an toàn cho sức khỏe phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ.
  • Trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến: Một ca bọc sứ ngoài được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, còn cần được kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến mới được đảm bảo an toàn, khắc phục được hết nhược điểm của các phương pháp bọc răng sứ cũ.

Và nếu chọn đúng địa chỉ nha khoa tin cậy, bạn không bao giờ phải lo làm răng sứ có đau không.

Nha khoa Singae
Nha khoa Singae

Nên lựa chọn loại răng sứ có chất lượng tốt.

Làm răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào chất lượng sứ bạn chọn. Nếu sứ có chất lượng tốt sẽ vừa đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho răng miệng và giá trị sử dụng cũng được dài hơn.

Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không

Cách khắc phục những cơn đau sau khi bọc răng sứ

Cùng với nỗi lo làm răng sứ có đau không, khách hàng cũng trăn trở, nếu gặp phải tình trạng đau nhức sau khi làm răng sứ sẽ có cách nào để khắc phục.

Thực tế, tình trạng đau nhức, viêm lợi hay hôi miệng khi làm răng sứ là điều không mong muốn. Song nếu bạn đang ở trong tình cảnh này, bạn cần lưu ý không nên tự mua giảm đau hoặc thử những cách giảm đau theo mẹo dân gian mà cần đến những cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để khám lại tình trạng răng của mình để nhanh chóng phát hiện nguyên nhân gây ra để kịp thời khắc phục.

Trong trường hợp do kỹ thuật của bác sĩ thực hiện, sẽ phải tiến hành tháo răng sứ ra để xem xét tất cả tình trạng bên trong. Sau đó tiến hành xử lý để chấm dứt tình trạng đau nhức cho khách hàng trước khi phục hình lại.

Trường hợp do cộm hoặc cấn răng sứ, răng không ôm sát cùi răng hay răng sứ lệch khỏi trục răng chuẩn, bác sĩ sẽ chỉnh lại cho đúng vị trí. Khi răng đã được đưa vào đúng khớp, khách hàng có thể ăn uống và sinh hoạt thoải mái.

Bài viết liên quan