Lầm tưởng nghiêm trọng – Bệnh nhân bị tiêu xương không được cấy Implant !
Bị tiêu xương có cấy implant được không, quy trình cấy implant cho người bị tiêu xương như thế nào, sau khi cấy ghép có cần ăn kiêng không,…. là những thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu câu trả lời nhé.
Nếu như ai đó từng nói với bạn răng “Bị tiêu xương không cấy Implant được” thì đó là những thông tin chưa chính xác. Hiện tại, hầu hết những bệnh nhân bị tiêu xương đã được cắm thành công Implant và có thể ăn uống thoải mái như răng thật.
Bị tiêu xương hàm có cấy Implant được không
Tiêu xương hàm vẫn có thể cắm Implant bình thường, nhờ vào công nghệ cấy ghép xương PRF. Đối với những người bị tiêu xương, xương hàm sẽ không đủ sâu để để cắm trụ Implant. Vì vậy, phương pháp cấy ghép xương PRF ra đời, giúp bù đắp đủ phần xương đã bị tiêu, đủ điều kiện để cắm Implant.
Cơ chế hoạt động của công nghệ PRF
– PRF là kỹ thuật sử dụng máy quay ly tâm hiện đại để bóc tách một số tiểu cầu, huyết tương có lợi trong máu của chính bản thân khách hàng, sau đó sẽ dùng số huyết tương này để cấy vào những vị trí cần kích thích sự tái tạo mô
– Trong phẫu thuật ghép xương: Huyết tương tự thân PRF trộn lẫn xương nhân tạo, giúp xương nhân tạo tích hợp nhanh hơn. Với phương pháp này không cần lấy xương tự thân để ghép nữa.
– PRF an toàn tuyệt đối, không bị nhiễm trùng, tăng tỷ lệ thành công cho ca cấy ghép Implant.
Hiện nay nha khoa Singae là một trong số ít phòng khám có sử dụng công nghệ ghép xương PRF để làm đầy vùng xương hàm bị tiêu biến.
Nguyên nhân bị tiêu xương
Tiêu xương thường xuất phát từ hai lý do là mất răng hoặc viêm nha chu.
– Mất răng: Sau khi mất răng, tại vị trí răng bị mất sẽ có một khoảng trống. Không có lực ăn nhai tác động nên xương hàm, xương hàm cũng không thể thực hiện chức năng ôm lấy chân răng, dẫn tới quá trình tiêu xương. Theo thời gian tiêu xương sẽ ngày càng lan rộng, ban đầu là tiêu xương ở vị trí răng bị mất, sau vài năm xương hàm sẽ tiêu biến tới lan sang tiêu xương của các răng bên cạnh.
– Viêm nha chu: Những người bị viêm nha chu nướu sẽ bị viêm gây tụt nướu, hở chân răng, xương và dây chằng bao bọc quanh răng dần bị tiêu hủy.
Quá trình cấy Implant cho người bị tiêu xương
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
– Tại đây khách hàng sẽ được y tá hỏi thăm về tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh nền và nhu cầu làm răng.
Bước 2: Chụp CT conebeam, lên phác đồ điều trị
– Để đánh giá chính xác tình trạng răng, mật độ xương, vị trí dây thần kinh.. khách hàng sẽ được đưa đi chụp CT conebeam.
– Từ phim chụp CT và chỉ số đo được bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị.
Bước 3: Ghép xương
– Huyết tương trong máu của khách hàng sẽ được trộn với xương nhân tạo và cấy vào vị trí xương bị tiêu. Huyết tương trong máu sẽ giúp xương nhân tạo tích hợp nhanh hơn.
Bước 4: Cấy ghép Implant
– Nhờ vào sử dụng công nghệ hiện đại và vật liệu xương cao cấp mà tại Nha khoa Singae khách hàng có thể tiến hành cấy Implant ngay lập tức sau khi ghép xương, không cần chờ 4 – 6 tháng như công nghệ cũ.
– Trước khi phẫu thuật khách hàng sẽ được thay quần áo đã qua hấp sấy vô trùng mà phòng khám đã chuẩn bị.
– Quá trình phẫu thuật được diễn ra trong môi trường vô khuẩn sạch sẽ, an toàn nghiêm ngặt, thời gian diễn ra rất nhanh chỉ từ 10 phút/trụ.
– Sau khi cắm trụ Implant, bác sĩ sẽ chụp phim tại chỗ để khách hàng thấy trụ Implant trong xương hàm được trồng đúng vị trí và trụ ở trạng thái ổn định, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cắm Implant. Do đó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng.
Bước 5: Cắt chỉ
– Sau khoảng 1 tuần, khi vết thương đã lành, khách hàng đến phòng khám để cắt chỉ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bước 6: Tái khám và lấy dấu răng
– Thời gian để trụ Implant và xương tương thích thuộc vào hai yếu tố là tình trạng răng và loại trụ mà khách lựa chọn khi đó thời gian lắp răng sẽ giao động từ 3-12 tuần. Đối với những bệnh nhân tiêu xương, cần ghép xương thì thời gian này có thể sẽ dài hơn từ 2 – 6 tháng.
– Sau khi răng và trụ tương thích, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để gửi xưởng làm mão sứ.
Bước 7: Lắp răng
– Do trồng Implant yêu cầu độ chính xác cao nên thường sau khi lấy dấu răng 1 tuần các bác sĩ mới lắp răng lên trụ và hoàn tất quá trình cắm Implant.
– Sau khi lắp răng các bác sĩ kiểm tra màu sắc cũng như kích thước của răng. Cho khách hàng ăn thử một vài loại thức ăn để kiểm tra khả năng ăn uống cũng như để khách hàng kiểm tra chất lượng làm răng của phòng khám.
Bước 8: Tái khám sau trồng răng
– Định kỳ 6 tháng/ lần, khách hàng đến khám kiểm tra tình trạng trụ Implant và răng sứ.
Sau khi cấy Implant người bị tiêu xương có cần ăn kiêng không
Nhiều khách hàng lo lắng xương được ghép sẽ không chắc khoẻ và cần ăn kiêng để bảo vệ trụ Implant. Nhưng trên thực tế, xương sau khi được ghép sẽ cứng cáp và chắc khỏe như xương bình thường. Xương được lấp đầy và ôm lấy trụ Implant, nên sẽ không có trường hợp Implant bị tuột hay bị long sau khi ghép. Khách hàng có thể ăn nhai khỏe mạnh ngay khi vừa hoàn tất quá trình cắm Implant.
Vì vậy, nếu những khách hàng vẫn đang lầm tưởng “Bệnh nhân tiêu xương không thể cắm Implant” thì hoàn toàn có thể yên tâm để làm răng nhé. Nếu bạn đang có nhu cầu cấy Implant có thể liên hệ với Nha khoa Singae để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%