Niềng răng trẻ em khi nào? Các phương pháp, giá và lưu ý

Ngày:03/08/2024

Niềng răng trẻ em nên thực hiện khi nào? , có những phương pháp niềng nào , giá bao nhiêu , niềng ở đâu tốt và cần lưu ý những gì? . Đây là những thắc mắc được nhiều phụ huynh đưa ra . Cùng Nha khoa Singae tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé !

Niềng răng trẻ em là gì? Nên thực hiện khi nào?

Niềng răng cho trẻ em là phương pháp chỉnh nha sử dụng các thiết bị như mắc cài kết hợp với dây cung hoặc khay niềng trong suốt nhằm điều chỉnh vị trí răng trên cung hàm. Mục tiêu là giúp trẻ có một hàm răng đều đặn, tự tin hơn và cải thiện chức năng ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng.

Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên bắt đầu niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt hay không. Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trần Minh Đức việc bắt đầu niềng răng không nên được thực hiện quá sớm mà cần phải chọn thời điểm phù hợp.

Niềng răng trẻ em

Thời điểm tối ưu để chỉnh nha cho trẻ thường là từ 6 đến 12 tuổi, giai đoạn khi trẻ đang thay răng. Trong giai đoạn này, sự phát triển của xương hàm và quá trình thay răng diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh và sắp xếp lại các răng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa từ sớm, khoảng 6 đến 7 tuổi, để đánh giá sự phát triển của xương hàm, theo dõi quá trình rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, cũng như phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Nếu chờ đến khi trẻ trên 12 tuổi, khi các răng vĩnh viễn đã hoàn tất mọc và sự phát triển xương hàm gần như kết thúc, việc niềng răng sẽ khó khăn hơn. Trong một số trường hợp, có thể cần các biện pháp can thiệp như nhổ răng vĩnh viễn hoặc phẫu thuật xương hàm để đạt kết quả chỉnh nha mong muốn.

Khi nào phụ huynh nên cho trẻ đi chỉnh nha

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chỉnh nha nếu quan sát thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Răng có khoảng cách lớn, răng thưa.
  • Răng mọc không ngay ngắn, bị chen chúc.
  • Răng hô, đặc biệt khi răng cửa trên và môi trên nhô ra phía trước quá nhiều.
  • Răng móm, khiến răng cửa dưới nhô ra trước và không thấy răng cửa trên khi cười.
  • Khớp cắn sâu, chỉ thấy hàm trên khi cười.
  • Khớp cắn chéo, khi một hoặc nhiều răng mọc sai vị trí khớp cắn.
  • Khớp cắn hở, khi hàm trên và hàm dưới không khép kín.

Khi nào phụ huynh nên cho trẻ đi chỉnh nha

Lợi ích của việc niềng răng trẻ em sớm

Niềng răng sớm mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho trẻ mà phụ huynh nên cân nhắc:

Điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn

Vì răng và xương hàm của trẻ còn mềm và chưa phát triển hoàn chỉnh, việc điều chỉnh sai lệch sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này giúp quá trình niềng răng đạt kết quả nhanh hơn và ít tốn thời gian. Khi trẻ lớn hơn, việc điều trị trở nên phức tạp hơn do xương hàm đã cứng và răng đã lệch nhiều hơn, kéo theo chi phí và thời gian điều trị cao hơn.

Ít đau đớn và khó chịu hơn

Ở lứa tuổi này, sự mềm mại của xương hàm làm cho việc niềng răng ít gây đau đớn và khó chịu hơn. Hơn nữa, việc điều chỉnh sớm giúp giảm nhu cầu nhổ răng và hạn chế các tình trạng sưng đau.

Lợi ích của việc niềng răng trẻ em sớm

Giảm nguy cơ các bệnh lý răng miệng

Việc khắc phục sớm tình trạng răng mọc không đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Răng đều và khít giúp hạn chế sự tích tụ của mảng bám và thức ăn, làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn.

Cải thiện thẩm mỹ và khả năng phát âm

Khi răng đều và khớp cắn chuẩn, gương mặt của bé trở nên cân đối và hài hòa hơn. Đồng thời, điều này giúp trẻ phát âm rõ ràng hơn, không bị ngọng hay nói lắp, từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Quy trình niềng răng trẻ em

Chỉnh nha cho trẻ em trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Điều chỉnh xương

Giai đoạn này kéo dài từ 12 đến 24 tháng, trong đó bác sĩ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để khắc phục các vấn đề về xương hàm như hô xương hoặc móm xương. Các khí cụ chuyên dụng bao gồm:

  • Khí cụ EF: Được dùng trong giai đoạn điều trị sớm để chỉnh sửa các lệch lạc về răng và xương hàm. Trẻ cần đeo khí cụ này ít nhất 2 giờ mỗi ngày và suốt đêm khi ngủ.
  • Khí cụ HEADGEAR: Giúp điều chỉnh sự sai lệch giữa xương hàm trên và dưới, làm giảm mức độ hô xương. Trẻ nên đeo HEADGEAR ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày.
  • Khí cụ Facemask: Được sử dụng để điều chỉnh tình trạng móm ở trẻ có xương hàm trên phát triển không đầy đủ hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức. Trẻ cần đeo Facemask tối thiểu 8-12 giờ mỗi ngày, thường vào buổi tối và đêm.
  • Khí cụ Quad-Helix: Giúp mở rộng khung hàm để phát triển đồng đều, thường được áp dụng cho trẻ từ 9 tuổi trở lên.
  • Khí cụ chặn lưỡi: Gắn vào vị trí răng số 6 để ngăn lưỡi đẩy về phía răng cửa, từ đó điều chỉnh thói quen đặt lưỡi đúng cách.

Quy trình niềng răng trẻ em

Giai đoạn 2: Theo dõi quá trình thay răng

Sau khi hoàn tất việc điều chỉnh xương, bác sĩ sẽ theo dõi sự thay răng sữa và sự mọc của răng vĩnh viễn. Việc kiểm tra này diễn ra định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần.

Giai đoạn 3: Chỉnh hình cố định

Khi quá trình thay răng hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp các răng và điều chỉnh khớp cắn để đảm bảo sự đều đặn và khớp chính xác. Giai đoạn này kéo dài từ 18 đến 24 tháng, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ.

Thời gian niềng răng trẻ em

Quá trình niềng răng cho trẻ thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, có thể lâu hơn tùy thuộc vào mức độ sai lệch và yêu cầu điều trị của từng trẻ.

Những phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay

Tại nha khoa Singae chúng tôi cung cấp ba phương pháp chỉnh nha cho trẻ em. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích chi tiết về phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng răng miệng của từng trẻ.

Khí cụ chỉnh nha tăng trưởng

Phương pháp này dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi và giúp điều chỉnh xương hàm. Khí cụ này hỗ trợ điều chỉnh sai lệch của xương hàm về đúng vị trí và tạo nên cung răng đều đặn. Sau khi hoàn thành giai đoạn điều chỉnh xương hàm, trẻ có thể tiếp tục với niềng răng mắc cài cố định hoặc niềng răng trong suốt để hoàn thiện việc điều chỉnh khớp cắn.

Niềng răng mắc cài cố định

Phương pháp này sử dụng mắc cài (bằng kim loại hoặc sứ) và dây cung để gắn lên răng. Hệ thống này tạo lực kéo để di chuyển răng về đúng vị trí và điều chỉnh các vấn đề về khớp cắn. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 đến 2 năm, tùy thuộc vào mức độ sai lệch của răng.

Niềng răng mắc cài cố định

Niềng răng trong suốt

Đây là phương pháp hiện đại với tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo gỡ và không gây cảm giác vướng víu. Khay niềng trong suốt được làm từ nhựa sinh học đặc biệt và thiết kế cá nhân hóa theo khuôn răng của trẻ. Phương pháp này sử dụng lực tác động để dịch chuyển răng theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trẻ em bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng cho trẻ em ở Việt Nam dao động rất lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

1. Độ tuổi và tình trạng răng miệng của trẻ:

  • Niềng răng sớm (giai đoạn răng sữa): Thường sử dụng các khí cụ tháo lắp đơn giản, chi phí khoảng 3 – 15 triệu đồng.
  • Niềng răng giai đoạn hỗn hợp (răng sữa và răng vĩnh viễn): Có thể sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc mắc cài, chi phí khoảng 15 – 50 triệu đồng.
  • Niềng răng giai đoạn răng vĩnh viễn: Tương tự như niềng răng người lớn, chi phí phụ thuộc vào loại mắc cài hoặc khay niềng, dao động từ 20 triệu đến 120 triệu đồng.

Niềng răng trẻ em bao nhiêu tiền

2. Phương pháp niềng răng:

  • Mắc cài kim loại: Chi phí thấp nhất, từ 18 – 40 triệu đồng.
  • Mắc cài sứ: Tính thẩm mỹ cao hơn, chi phí khoảng 46 – 50 triệu đồng.
  • Niềng răng trong suốt (Invisalign): Tính thẩm mỹ cao nhất, chi phí từ 10 – 120 triệu đồng tùy thuộc vào độ phức tạp.

Niềng răng trẻ em ở đâu uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ niềng răng trẻ em uy tín , Nha khoa Singae là lựa chọn bạn có thể tham khảo

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tinh tế

Singae quy tụ các bác sĩ chỉnh nha với chuyên môn xuất sắc và nhiều năm kinh nghiệm. Họ liên tục cập nhật kiến thức qua các khóa đào tạo quốc tế và rất tinh tế trong việc xử lý tâm lý của trẻ, giúp các em dễ dàng hợp tác và có trải nghiệm niềng răng dễ chịu.

  • Trang thiết bị tiên tiến và quy trình vô trùng nghiêm ngặt

Singae đầu tư vào thiết bị hiện đại và tiên tiến, hỗ trợ chẩn đoán chính xác và chỉ định các khí cụ phù hợp. Chúng tôi luôn đảm bảo quy trình vô trùng nghiêm ngặt, giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình điều trị.

Niềng răng trẻ em ở đâu uy tín

  • Kinh nghiệm phong phú với nhiều ca điều trị thành công

Với hơn 12 năm hoạt động, Singae Dental sở hữu một kho dữ liệu rộng lớn về các ca niềng răng thành công. Phụ huynh có thể tham khảo các trường hợp tương tự để yên tâm về hành trình niềng răng của trẻ, giúp con có được nụ cười đẹp và khớp cắn hoàn hảo.

  • Kết quả toàn diện về thẩm mỹ và sức khỏe

Các bác sĩ tại Singae Dental nắm vững cấu trúc răng và xương hàm, giúp thiết lập kế hoạch niềng răng chính xác và thực hiện kỹ thuật đúng cách. Kết quả điều trị sẽ mang lại nụ cười đẹp, khả năng ăn nhai tốt và sức khỏe răng miệng lâu dài.

  • Dịch vụ tận tâm và hỗ trợ chu đáo

Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tận tâm với sự tư vấn chi tiết và đồng hành liên tục trong suốt quá trình chỉnh nha. Đội ngũ nhân viên tại Singae luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất cho trẻ.

Những điểm cần lưu ý để niềng răng trẻ em đạt hiệu quả tốt nhất

Để quá trình niềng răng của trẻ diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả lâu dài, hãy chú ý đến các yếu tố sau:

Trước khi bắt đầu điều trị

  • Chọn phòng khám uy tín: Hãy đảm bảo chọn một nha khoa có bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm và sử dụng các thiết bị chất lượng để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị.
  • Thời điểm điều trị phù hợp: Thực hiện niềng răng khi trẻ từ 6 đến 12 tuổi, giai đoạn thay răng, sẽ giúp đạt kết quả chỉnh nha tốt nhất và giảm thiểu cảm giác khó chịu.
  • Tìm hiểu về các phương pháp: Nên tìm hiểu các phương pháp niềng răng và thảo luận với bác sĩ để chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.
  • Chuẩn bị tâm lý cho trẻ: Giải thích cho trẻ về lợi ích và kết quả của việc niềng răng, giúp trẻ hiểu và chấp nhận quá trình điều trị. Phụ huynh và bác sĩ nên đồng hành, động viên và giải thích cho trẻ những điều cần thiết.

Trong và sau khi điều trị

  • Chế độ ăn uống: Trong những ngày đầu, cho trẻ ăn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột yến mạch, nui nấu mềm, khoai tây nghiền và mì rau củ. Các món tráng miệng như chuối, sữa không béo, sữa chua, phô mai, sinh tố và nước ép cũng rất tốt.
  • Tránh thực phẩm không phù hợp: Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cứng như kẹo cứng, bánh mì, các loại hạt và quả táo, cũng như thực phẩm dính như kẹo cao su, kẹo dẻo, và mứt dẻo. Nên tránh các thực phẩm có thể làm đổi màu răng như caramel, trà và nước ngọt.
  • Vệ sinh răng miệng: Hướng dẫn trẻ chải răng thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng bàn chải lông mềm và nhẹ nhàng chải trên khung niềng để tránh làm hỏng mắc cài. Có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám và thức ăn còn sót lại.
  • Ngăn chặn thói quen xấu: Nhắc nhở trẻ không nên thở bằng miệng, đẩy lưỡi, mút tay, cắn móng tay hoặc sử dụng tay để gỡ các khí cụ niềng, vì những thói quen này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Khám định kỳ: Đưa trẻ đi khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra sự di chuyển của răng và điều chỉnh kịp thời nếu cần.

Câu hỏi thường gặp về niềng răng trẻ em

Có nên thực hiện niềng răng tại nhà cho trẻ em?

Việc tự niềng răng cho trẻ em tại nhà bằng các dụng cụ chỉnh nha được bán trực tuyến là không nên. Những sản phẩm này thường không được thiết kế chính xác để phù hợp với kích cỡ răng của trẻ, có thể dẫn đến tình trạng không vừa vặn và khó kiểm soát lực, từ đó làm tình trạng răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thêm vào đó, các khí cụ niềng răng bán trên mạng thường thiếu thông tin về nguồn gốc và chất lượng, có thể chưa qua kiểm định và vệ sinh đúng cách, gây nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí niềng răng cho trẻ em không?

Chi phí niềng răng cho trẻ em không được bảo hiểm y tế chi trả. Đây là một dịch vụ thuộc lĩnh vực thẩm mỹ, không phải điều trị y tế, vì vậy không được đưa vào danh mục các khoản chi phí được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Trẻ 8 tuổi có dấu hiệu hở nướu, nên làm gì?

Hở nướu là tình trạng mà khớp cắn sâu, răng ngắn, và nướu lộ nhiều khi cười, với hàm trên phủ hầu hết hàm dưới. Khi thấy trẻ có dấu hiệu hở nướu, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ chỉnh nha thăm khám. Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng khí cụ EF hiện đại, yêu cầu trẻ đeo vào ban đêm để nâng cao khớp cắn và cải thiện tình trạng hở nướu.

Bé không chịu đeo khí cụ niềng răng, cha mẹ nên làm gì?

Để nâng cao khả năng hợp tác của trẻ trong việc sử dụng khí cụ niềng răng, phụ huynh cần phối hợp với bác sĩ để giải thích một cách nhẹ nhàng về tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của việc điều trị chỉnh nha. Khen ngợi và động viên trẻ mỗi khi bé tuân thủ đeo khí cụ đúng thời gian cũng là một phương pháp hiệu quả.

Thêm vào đó, việc tạo cơ hội cho bé giao lưu và trao đổi với những bạn bè khác đang trải qua quá trình niềng răng có thể giúp bé cảm thấy thoải mái và có thêm động lực khi nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm từ những người đồng cảnh.

Khi niềng răng cho trẻ, bao nhiêu lâu cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra?

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ thường yêu cầu trẻ đến tái khám mỗi 4 đến 6 tuần để theo dõi tiến độ điều trị. Tại Singae, chúng tôi sẽ chủ động thông báo lịch tái khám để giúp phụ huynh dễ dàng sắp xếp thời gian cho các buổi kiểm tra.

Bài viết trên đây Nha khoa Singae đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về niềng răng trẻ em . Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác , hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé !

Bài viết liên quan