Bật mí [ quá trình niềng răng ] và 10+ lưu ý khi đi niềng răng

Ngày:03/08/2024

Nếu bạn đang thắc mắc không biết quá trình niềng răng tại nha khoa Singae như thế nào. Trước, trong và sau khi niềng răng thì cần phải lưu ý điều gì thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Qúa trình niềng răng tại nha khoa Singae

Qúa trình niềng răng là một điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm trước khi bước vào một hành trình chỉnh nha trong một thời gian từ 18 – 24 tháng.

Hãy cùng tìm hiều quá trình niềng răng tại nha khoa Singae nhé. Qúa trình niềng răng chỉnh nha tại Singae sẽ được chia thành các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng

Đầu tiên đó chính là bước thăm khám. Khi bạn đến với nha khoa Singae, bạn sẽ được các bác sĩ tại phòng khám tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ lấy thông tin xem bạn có đang điều trị bệnh lý nền gì hay không, có đang uống thuốc gì hay không hay cơ thể có dị ứng với điều gì hay không,…. Những điều này vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như kết quả chỉnh nha của bạn.

Bước 2: Tổng quát trên miệng + Chụp phim

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng

Sau khi khai thác thông tin từ bạn, thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng quát khoang miệng bạn. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định tạm thời xem bạn có răng nào bị lung lay, vị viêm tủy, cao răng, viêm nướu…. hay không. Sau đó bạn sẽ được đi chụp phim răng. Chụp phim răng sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác các tình trạng ở miệng bạn. Từ đó sẽ lên được kế hoạch điều trị chuẩn xác nhất.

Bước 3: Lên kế hoạch điều trị

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng
Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị cho khách hàng

Sau khi thăm khám cũng như có kết quả sức khỏe răng miệng tổng quát của bạn thì nha sĩ tại phòng khám nha khoa Singae sẽ lên kế hoạch điều trị cho bạn. Kế hoạch sẽ cho bạn biết quá trình niềng răng của bạn kéo dài bao lâu? Qúa trình dịch chuyển răng như thế nào, sử dụng phương pháp niềng răng nào, có phải nhổ răng hay không, khi nào nhổ, …. Những vấn đề này sẽ nằm trong kế hoạch điều trị chỉnh nha của bạn mà bác sĩ đã lên

Bước 4: Lấy cao răng, điều trị viêm tủy, viêm nướu (nếu có)

Sau khi bạn đồng ý với kế hoạch điều trị cảu bác sĩ thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng cho bạn. Tất cả những khách hàng trước khi tiến hành chỉnh nha sẽ được lấy cao răng miễn phí tại Singae. Ngoài ra, nếu như bạn có bệnh lý về răng miệng như viêm tủy, viêm nướu, sâu răng,… thì sẽ được điều trị triệt để trước khi tiến hành quá trình niềng răng.

Bước 5: Lấy dấu mẫu hàm

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng

Sau khi lấy cao răng cũng như điều trị các bệnh lý về răng miệng xong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm của bạn. Việc này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định được vị trí chính xác để gắn mắc cài, cũng như nhìn rõ hơn những sai lệch của hàm răng bạn. Ngoài ra, mẫu hàm ban đầu cũng sẽ dùng để so sánh với những thay đổi của răng bạn sau khi chỉnh nha thành công

Bước 6: Gắn mắc cài

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng

Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài cho bạn. Bắt đầu quá trình niềng răng, giúp răng dịch chuyển về vị trí chính xác

Bước 7: Tái khám lần 1

Sau khi gắn mắc cài được 2 tuần thì bạn sẽ tới nha khoa Singae để tái khám lần 1. Lần tái khám này bác sĩ sẽ giải đáp các thắc mắc mà bạn gặp phải trong quá trình bạn vừa niềng răng. Sau 2 tuần niềng răng, thì nếu bạn bất kỳ thắc mắc, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày thì hãy nói luôn cho bác sĩ để có các phương pháp giải quyết thích hợp

Bước 8: Tái khám định kỳ

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng

Sau khi bắt đầu niềng răng thì cứ định kỳ 1 tháng 1 lần bạn cần đến phòng khám gặp bác sĩ. Việc tái khám định kỳ này là để bác sĩ tiến hành giúp bạn siết dây cung, kiểm tra lực và kiểm tra mức độ di chuyển của răng cho đúng với phác đồ điều trị

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng thêm khí cụ chỉnh nha như minivis, nong hàm,… hay bạn cần phải nhổ răng để có chỗ trống cho các răng khác về đúng vị trí. Thì lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm nào mà bạn cần nhổ răng, thời điểm nào sử dụng khí cụ, tùy từng trường hợp.

Trong các trường hợp này thì bác sĩ sẽ thông báo trước với khách hàng để có thể sắp xếp thời gian sao cho phù hợp, không bị ảnh hưởng đến thời gian làm việc, học tập của bạn cũng như ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.

Bước 9: Kết thúc quá trình chỉnh nha + đeo hàm duy trì

Sau khoảng thời gian niềng răng từ 18 – 24 tháng (thời gian niềng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy từng trường hợp) thì quá trình chỉnh nha của bạn sẽ kết thúc. Lúc này, bạn sẽ cần đến nha khoa để các bác sĩ tháo các mắc cài và dây cung.

Bật mí [ quá trình niềng răng ] tại nha khoa Singae và những lưu ý trước, trong và sau khi niềng

Sau khi tháo mắc cài thì bạn sẽ được phòng khám nha khoa đưa cho 1 hàm duy trì. Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp cho xương hàm và răng cố định ở vị trí hiện tại. Thời gian đầu sau khi tháo mắc cài thì bạn cần đeo cả ngày trong 1 thời gian ngắn. Thế nhưng, sau này bạn chỉ cần đeo mỗi tuần một vài tiếng vào buổi tổi để răng đỡ bị dịch chuyển về vị trí cũ.

Xem thêm: Có nên [ niềng răng khểnh ] không? Niềng răng khểnh có đau không?

Một số điều cần lưu ý trước khi thực hiện quá trình niềng răng

Trước khi thực hiện niềng răng, bạn nên lưu ý một số điều sau để quy trình niềng răng của mình có kết quả tốt nhất nhé

Xác định tình trạng răng miệng

Trước khi bạn niềng răng thì bạn cần lưu ý các định trình trạng răng miệng của mình để có thẻ lựa chọn được cho mình một phương pháp niềng răng tốt nhất nhé. Những trường hợp mà bạn cần thực hiện niềng răng như:

– Răng hô, móm

– Răng mọc lệch lạc

– Răng thưa

– Răng bị lệch khớp cắn

Tìm hiều và tư vấn kỹ với bác sĩ để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi, không mắc cài,…. Tuy nhiên, mỗi một phương pháp niềng răng sẽ phù hpwj với mỗi một khách hàng, tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu của mỗi người.

Chắng hạn như:

quy trình niềng răng11

Niềng răng mắc cài kim loai thì có ưu điểm là bền, ít gãy vỡ, kết quả nhanh, chi phí thấp. Đây là lựa chọn thích hợp của rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những vị khách ở độ tuổi thanh thiếu niên khi mà chưa có nhu cầu cao về mặt thẩm mỹ và giao tiếp.

Niềng răng mắc cài sứ thì thường được người trưởng thành lựa chọn do nhu cầu thẩm mỹ.

Ngoài ra, còn có niềng răng mắc cài mặt trong, mắc cài trong suốt Invisalgn,… thế nhưng các phương pháp này cần có sự chỉ định điều trị của bác sĩ. Bởi vì các phương pháp này vẫn còn hạn chế đối với các tình trạng răng miệng có khuyết điểm phức tạp như răng mọc lệch nhiều, sai khớp cắn nặng,.. Vì thế, bác sĩ thường phải khám răng thật kỹ cang trước khi bạn có áp dụng được hay không

Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng

Để đảm bảo hiệu quả chinh nha thì bạn cần lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín và chất lượng. Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa thực hiện niềng răng chỉnh nha. Thế nhưng để có thể tin tưởng và chọn mặt gửi vàng thì bạn nên tìm đến các phòng khám chuyên sâu về niềng răng nhé.

Xem thêm: Bảng giá niềng răng ở bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

Một số điều cần lưu ý trong quá trình niềng răng

Sau khi niềng răng bạn cần lưu ý một số điều dưới đây nhé

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng

quy trình niềng12

Sau khi bạn thực hiện niềng răng thì việc niềng răng cần được quan tâm hơn trước khi bạn chưa niềng. Vì lúc này, thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung,… lâu ngày chúng sẽ hình thành mảng bám, xuất hiện cao răng khiến cho hơi thở của bạn cs mùi hôi cũng như bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Sau khi niềng, bạn hãy loại bỏ tăm xỉa răng thay vào đó là sử dụng chỉ nha khoa cũng như tăm nước kết hợp với đánh răng bằng bàn chải kẽ, bản chải chuyên dụng cho người niềng để làm sạch răng miệng nhé.

Chế độ ăn uống

Sau khi niềng răng, thì bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm cứ, dai, dẻo,… để tránh khả năng mắc cài bị bung, tuột nhé. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin,… Đối với những thực phẩm khi chế biến mà có kích thước to, dài, thì bạn nên cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn để đỡ gây dính, mắc vào mắc cài nhé.

Tuân thủ lời dặn, chỉ dẫn của bác sĩ

Trong quá trình niềng răng, sẽ có những giai đoạn bắc sĩ cần bạn đeo thun tại nhà hoặc các khí cụ mặt ngoài giúp tăng lực kéo của dây cung. Hoặc nếu bạn sử dụng khay niềng trong suốt thì bạn cần đeo tối thiếu 20 giờ mỗi ngày. Với những chỉ định như vậy của bác sĩ thì bạn nên nghiêm túc thực hiện để kết quả niềng răng của mình diễn ra đúng tiến độ và có kết quả tốt nhất nhé.

Một số điều cần lưu ý sau khi tháo niềng răng

Sau khi tháo niềng răng thì cần lưu ý những điều gì, chăm sóc thế nào để giữ gìn răng tốt nhất là điều mà rất nhiều khách hàng thắc mắc. Bạn đừng lầm tưởng tháo niềng răng xong là bạn đã có được một hàm răng chắc khỏe. Nếu như bạn không chăm sóc tốt thì mọi công sức mà bạn bỏ qua trong quá trình niềng răng sẽ trở nên công cốc.

Một số điều bạn cần lưu ý sau khi tháo niềng như:

– Nói không với các thói quen tưởng chừng như vô hại như dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, cắn đầu bút,..

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng nhiều nhất có thể như dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối, chải răng bằng bàn chải lông mềm, dùng tăm nước,…

– Dùng hàm duy trì đều đặn sau khi niềng ít nhất 12h/ngày

– Chú ý đến thực đơn ăn uống, tránh ăn các loại thức ăn cứng, dai, dính, khi vẫn đang dùng hàm duy trì,..

Trên đây là các bước trong quá trình niềng răng tại nha khoa Singae. Nếu như bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc về niềng răng chỉnh nha thì vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline nhé.

Bài viết liên quan