Một số ưu nhược điểm của trồng răng giả tháo lắp

Ngày:03/08/2024

Trồng răng giả tháo lắp được xem là một phương pháp phục hình răng hiệu quả, giúp người bệnh lấy lại khả năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên trồng răng giả tháo lắp có đặc điểm gì, khi sử dụng phải lưu ý ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Singae sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về trồng răng giả tháo lắp, mời mọi người cùng theo dõi.

Trồng răng giả tháo lắp là gì?

Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã mất cho những trường hợp bị mất một, nhiều răng hoặc toàn bộ răng mà không cần phải mài răng như cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Hiện trồng răng giả tháo lắp được khá nhiều người lựa chọn, song phổ biến nhất vẫn là người cao tuổi bởi phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả tối đa với người cao tuổi khi mà xương hàm đã không đủ điều kiện để trồng răng với những phương pháp khác.

Trồng răng giả tháo lắp là gì
Trồng răng giả tháo lắp là gì

Có 2 loại răng giả tháo lắp phổ biến đó là toàn phần và bán phần:

  • Loại răng giả tháo lắp toàn phần sẽ được chỉ định trong trường hợp bị mất răng cả hàm
  • Loại răng giả tháo lắp bán phần giúp người bệnh ngăn chặn tình trạng xô lệch, cải thiện khả năng ăn nhai trong trường hợp bị mất một hoặc nhiều chiếc răng.

Răng giả tháo lắp cấu tạo gồm có 2 bộ phận chính: là răng và nướu răng. Thông thường nướu răng được sử dụng 3 chất liệu chính gồm nhựa cứng, kim loại và nhựa dẻo.

Xem thêm: Địa chỉ cấy ghép Implant tốt

Ưu nhược điểm của phương pháp hàm giả tháo lắp

Ưu điểm

  • Hàm giả tháo lắp chi phí thấp, giúp người bệnh không phải quá áp lực về tài chính.
  • Quá trình thực hiện trồng răng giả tháo lắp nhanh chóng dễ dàng, không xâm lấn mô xương hay các răng bên cạnh.
  • Bảo toàn nguyên vẹn các răng còn lại.
  • Trồng răng giả tháo lắp không gây đau nhức hay chảy máu cho người thực hiện.
  • Thời gian thực hiện trồng răng giả tháo lắp ngắn, nhanh chóng có hàm mới.
  • Hàm giả tháo lắp dễ dàng để vệ sinh.

Nhược điểm

Trồng răng giả tháo lắp tính thẩm mỹ không cao

Thực tế, hàm giả tháo lắp có độ tương thích về màu sắc không cao so với hàm răng thật, do đó hàm tháo lắp gần như không đảm bảo được tính thẩm mỹ mà chỉ thực hiện được chức năng ăn nhai.

Không cảm nhận được mùi vị thức ăn

Hàm giả tháo lắp được thiết kế có phần chân ôm sát với nướu răng nên trong quá trình ăn nhau thức ăn sẽ tiếp xúc với phần chân của hàm giả, khiến người dùng không cảm nhận được mùi vị thức ăn, không có cảm giác ngon miệng.

Có tuổi thọ thấp

Trong quá trình sử dụng, người dùng thường xuyên phải tháo lắp để vệ sinh hàm nên sau một thời gian ngắn, hàm giả tháo lắp sẽ bị lỏng lẻo, không khớp với khung xương hàm; khi đeo sẽ bị lệch lạc, phải dùng tay chỉnh lại nên khá bất tiện cho hoạt động ăn nhai và nói chuyện. Và khi đó, người dùng cần phải tới trung tâm nha khoa để chỉnh sửa lại hàm giả hoặc làm hàm răng giả tháo lắp mới.

Có thể gây tổn hại đến răng thật

Vì được thiết kế ôm sát nên khi tháo lắp có thể tạo ra những tác động va chạm làm tổn thương các mô mềm, gây chảy máu chân răng, ảnh hưởng đến chân răng, cũng như gây tổn hại đến răng thật. Về lâu dài, hàm giả tháo lắp có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tiêu xương hoặc sinh ra các bệnh lý về răng miệng.

Gây hôi miệng

Trong quá trình ăn nhai, thức ăn thường bị giắt vào chân hàm gây hiện tượng viêm nhiễm, hơi thở có mùi rất khó chịu.

Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu nhược điểm của phương pháp

Quy trình thực hiện trồng răng giả tháo lắp chi tiết

Trồng răng giả tháo lắp là kỹ thuật phục hình răng tiết kiệm chi phí và thao tác thực hiện khá đơn giản.

Quy trình trồng răng giả tháo lắp gồm có 4 bước sau đây:

Bước 1: Khám tổng quát

Đầu tiên bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện khám tổng thể tình trạng răng miệng cho người bệnh. Sau đó đưa ra tư vấn chi tiết, phương pháp điều trị cũng như các ưu điểm, nhược điểm mà của từng loại hàm giả tháo lắp, giúp khách hàng lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng, kinh tế của bản thân.

Bước 2: Vệ sinh miệng

Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, điều trị triệt để những bệnh lý về răng miệng nếu có cho bệnh nhân. Tiếp đến, bác sĩ lấy dấu hàm, đo phần khung hàm rồi so sánh màu răng để chế tác ra loại hàm giả phù hợp nhất với khách hàng.

Bước 3: Lấy hàm tháo lắp

Khi hàm giả tháo lắp được hoàn thành, khách hàng sẽ được thông báo lịch tới phòng khám để lấy hàm. Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, loại bỏ mảng bám rồi lắp hàm giả lên trên. Cùng với đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh hàm vào đúng vị trí để khách hàng không cảm thấy vướng víu hay khó chịu.

Bước 4: Trồng răng giả tháo lắp

Bác sĩ sử dụng keo dán để cố định hàm giả tháo lắp. Bước cuối cùng của trồng răng giả tháo lắp, bác sĩ sẽ hướng dẫn người dùng cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng chuẩn khoa học để tăng tuổi thọ cho hàm tháo lắp và đảm bảo chức năng ăn nhai diễn ra hiệu quả.

Trồng hàm răng giả tháo lắp giá bao nhiêu?

Qua kết quả khảo sát cho thấy, giá trồng răng giả tháo lắp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: chất liệu của hàm giả, tình trạng răng miệng của bệnh nhân, số lượng răng cần phục hình, địa chỉ nha khoa thực hiện. Dưới đây là bảng giá trồng răng giả của Nha khoa Singae, mời mọi người tham khảo:

Hàm tháo lắp

Dịch vụ Đơn vị tính Chi phí
Răng Việt Nam 1 răng 300,000đ – 400.000đ
Răng Mỹ 1 răng 600,000đ – 700.000đ
Hàm giả tháo lắp bán phần nhựa mềm Biosoft (Chưa có răng) 1 hàm 1800,000đ – 2000.000đ

Tháo lắp nhựa cường lực futura

Dịch vụ Đơn vị tính Chi phí
Nền hàm toàn bộ cả răng ngoại (2 lớp) 1 hàm 5,000,000  – 700,000đ
Nền bán hàm cả răng ngoại (2 lớp) 1 bán hàm 3,000,000 đ – 4000,000đ
Nền hàm toàn bộ cả răng Mỹ Justi cao phân tử (răng 3 lớp) 1 hàm 15,000,000 đ – 17,000,000đ
Nền bán hàm cả răng Mỹ Justi cao phân tử (răng 3 lớp) 1 hàm 10,000,000 đ – 12,000,000đ
Nền toàn hàm nhựa cường lực Futura (Không bao gồm răng) 1 hàm 2,500,000 đ – 3000,000đ
Nền bán hàm nhựa cường lực Futura (Không bao gồm răng) 1 hàm 1,500,000 đ – 2,000,000đ
Răng cao phân tử (3 lớp)- ĐVT: cái 1 răng 1,250,000đ – 1,300,000đ

Tháo lắp nhựa cứng Nhật

Dịch vụ Đơn vị tính Chi phí
Thìa cá nhân răng nội 1 cái 300,000 đ – 500,00 đ
Tháo lắp nhựa tự cứng toàn hàm (1 hàm) 1 hàm 4,000,000 đ  – 5,000, 000 đ
Tháo lắp nhựa tự cứng bán hàm + răng nộ 1 hàm 3,000,000 đ – 4,000,000 đ

Những lưu ý khi sử dụng hàm tháo lắp

Vệ sinh răng giả ít nhất 2 lần mỗi ngày

Cũng giống như răng thật, sau khi trồng răng giả tháo lắp bạn vẫn phải vệ sinh sạch sẽ, ít nhất 2 lần mỗi ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng và viêm nướu.

Đặc biệt, việc vệ sinh răng giả khoa học đúng cách là vô cùng quan trọng. Việc đầu tiên bạn phải làm là chọn kem đánh răng dành cho răng giả để làm sạch, loại bỏ bất cứ mảng bám hoặc thức ăn còn đọng lại trên răng. Tiếp đến, bạn ngâm răng vào thuốc vệ sinh răng giả (Tránh sử dụng nước nóng vì có thể làm cong răng giả). Sau cùng, bạn vớt răng giả ra và vệ sinh một lần nữa.

Trong quá trình đánh răng, bạn cần nhẹ nhàng đánh răng giả để tránh tạo ra vết lõm, tuy nhiên vẫn phải đảm đủ kỹ lưỡng để loại bỏ thức ăn còn bám trên răng.

Những lưu ý khi sử dụng hàm tháo lắp
Những lưu ý khi sử dụng hàm tháo lắp

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng giả phù hợp

Tùy vào phương pháp trồng răng giả tháo lắp bạn chọn mà sử dụng các thuốc làm sạch răng phù hợp. Đối với loại răng giả tháo lắp có phần nền mềm, bạn cần các các thuốc vệ sinh răng không chứa các chất làm hư phần nền này. Thông thường, khách hàng có răng và nướu nhạy cảm sẽ dùng răng giả có nền mềm. Nếu bạn lăn tăn về việc lựa chọn loại thuốc vệ sinh răng phù hợp, hãy tới cơ sở nha khoa uy tín để nhờ bác sĩ tư vấn.

Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm làm trắng nào, cũng như nước súc miệng cho răng giả vì những sản phẩm này sẽ làm cho răng giả suy yếu, dễ bị hư tổn, giảm tính thẩm mỹ của răng.

Thay đổi lối sống có thể giúp phòng ngừa răng giả bám vết bẩn

Sau khi trồng răng giả tháo lắp, để giúp răng giả không bị bám nhiều vết bẩn, bạn nên tránh các loại đồ uống có caffein (như cà phê, trà…). Trong trường hợp thấy răng giả đổi màu nhiều, hãy đến gặp nha sĩ để được điều trị.

Đồng thời, trước khi đi ngủ, bạn nên tháo răng giả rồi ngâm vào thuốc vệ sinh răng phù hợp để răng không bị cong hoặc nứt. Việc này cũng giúp tránh tình trạng viêm nướu cũng như nhiễm trùng nấm men.

Thường xuyên kiểm tra răng miệng

Sau khi thực hiện trồng răng giả tháo lắp, bạn vẫn nên duy trì thói quen đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng theo định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng giả có bị tổn thương hay có vấn đề nào không còn kịp thời xử lý. Việc thăm khám định kỳ còn giúp bạn phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng đúng lúc.

Với bài viết trên, Nha khoa Singae mong rằng các bạn đã hiểu hơn về phương pháp trồng răng giả tháo lắp, cùng những ưu nhược điểm của kỹ thuật nha khoa này, để nếu có chẳng may gặp tình trạng mất răng, bạn sẽ biết cách chọn phương pháp phục hình răng phù hợp với bản thân.

Bài viết liên quan