[Top 6+] Bệnh răng miệng ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

Ngày:03/08/2024

Bệnh răng miệng ở trẻ em nào thường gặp nhiều nhất. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh về răng miệng, vì vậy bố mẹ cần chú ý trang bị đầy đủ kiến thức để giúp trẻ bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất. Dưới đây là 5 bệnh răng miệng ở trẻ em phổ biến nhất.

[Top 6+] Bệnh răng miệng ở trẻ em

Trẻ em là lứa tuổi có khả năng mắc bệnh lý về răng miệng phổ biến. Môt số bệnh lý răng miệng phổ biến như:

1. Bệnh răng miệng ở trẻ em- Viêm nướu

Viêm nướu là bệnh lý viêm quanh răng, trẻ sẽ có hiện tượng sưng đỏ nướu, lợi dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc nhai cắn. Viêm lợi ở trẻ thường xuất phát từ thói quen vệ sinh không đúng cách, hoặc lười vệ sinh của trẻ. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ trở thành bệnh mãn tính, dẫn tới bệnh viêm nha chu, tăng nguy cơ mất răng.

bệnh răng miệng ở trẻ em
Viêm nướu ở trẻ em

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm nướu

– Do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, mảnh vụn thức ăn bị sót lại các kẽ răng, khe nướu, giúp gia tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng gây viêm nhiễm. 

– Do cao răng bám chặt vào viền nướu và chân răng. Đây là nơi trú ngụ của nhiều nhiều loại vi khuẩn gây viêm quanh răng và áp xe chân răng. 

– Thói quen mút tay ở trẻ cũng là nguyên nhân gây tổn thương nướu, bên cạnh đó bàn tay trẻ chứa nhiều vi khuẩn nên khi đưa vào nướu cũng sẽ tạo điều kiện để chúng tấn công và gây tổn thương. 

-Trẻ em hiếu động nên việc chấn thương nướu là điều không thể tránh khỏi. Khi nướu bị chấn thương sẽ tạo điều kiện để thu hút vi khuẩn. Khi này, nếu khách hàng không vệ sinh cẩn thận sẽ rất dễ gây ra viêm nhiễm.  

– Việc trẻ có hệ miễn dịch yếu cũng khiến chúng dễ mắc phải bệnh viêm nướu. 

Các chữa trị:

– Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng và bàn chải đánh răng là cách tốt nhất để điều trị bệnh nướu. 

– Lấy cao răng cũng giúp trẻ đánh bay vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

– Bố mẹ có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ. 

– Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều đường, tính axit cao. 

2. Bệnh răng miệng ở trẻ em – Sâu răng

Một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ phải kể đến chính là bệnh sâu răng. Đây là tình trạng ăn mòn cấu trúc răng. Bắt đầu từ những lỗ hổng trên men răng, sau đó lan rộng đến ngà răng và tuỷ răng. Sâu răng ở trẻ không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau nhức khi ăn nhai.

bệnh răng miệng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em

Nguyên nhân sâu răng

– Do thức ăn còn sót lại trên các kẽ răng không được vệ sinh kỹ sẽ kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, gây sâu răng.

– Thói quen ăn đồ nhiều chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, hoa quả.

Các chữa trị:

– Kiểm tra, phát hiện tình trạng răng chớm sâu để trám răng sớm cho trẻ không để ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, bảo vệ tủy răng của bé không ê buốt khi ăn uống.

– Thực hiện theo cách điều trị của y bác sĩ.

– Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ.

– Sử dụng thực phẩm bổ sung cho bé giàu dinh dưỡng, phòng ngừa sâu răng.

3. Bệnh răng miệng ở trẻ em – Viêm tủy răng

Viêm tuỷ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy và các mô bao quanh chân răng. Viêm tủy xuất phát từ việc sâu răng không được chữa trị kịp thời, khiến cho vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Viêm tủy răng sẽ khiến trẻ phải chịu những cơn đau ê buốt  khi ăn nhai hoặc đau nhức về đêm. 

xoa logo
Điều trị răng ở trẻ

Nguyên nhân viêm tuỷ răng

  • Sâu răng không được điều trị kịp thời 
  • Mài răng bọc sứ quá sâu vào đến tủy 

Cách chữa trị: 

  • Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng viêm tuỷ là điều trị tuỷ. Quá trình điều trị tủy bác sĩ sẽ thực hiện lấy sạch phần tủy trong ống răng và thay bằng chất hàn chuyên khoa.  

4. Bệnh viêm loét miệng

Viêm loét hay còn được gọi là nhiệt miệng, bệnh lý này gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm loét miệng thường xuất hiện các vết viêm loét đỏ quanh niêm mạc miệng và lưỡi.
Bệnh loét miệng thường sẽ đem đến cảm giác đau nhức, khó chịu cho khách hàng. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. 

bệnh răng miệng ở trẻ em
Viêm loét miêng ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh:

– Do nhiễm nấm, vi khuẩn, virus Herpes

– Bệnh lý viêm quanh răng, viêm tuỷ cũng có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng mô, niêm mạc miệng. 

– Thiếu vitamin B6, B12, C, PP hay sắt.

Các chữa trị:

– Khi bị nhiệt miệng khách hàng nên súc miệng thường xuyên với nước muối để đánh bay vi khuẩn bám quanh vết thương. Nhờ đó, cảm giác đau nhức cũng giảm đáng kể. 

– Khách hàng cũng có thể giảm bớt cơn đau bằng cách bôi thuốc tê tại chỗ. 

– Ngoài ra cũng có thể áp dụng biện pháp dân gian như: Lá rau ngót, lá mít vàng, rễ cải thìa. 

5. Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lý được bố mẹ quan tâm nhiều nhất. Đây là tình trạng lưỡi hình thành các đường trắng. 

bệnh răng miệng ở trẻ em
Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Nguyên nhân gây bệnh:

Hiện nay, nha khoa vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm lưỡi bản đồ. Để chẩn đoán bệnh lý, khách hàng có thể dựa vào một số dấu hiệu sau: 

– Đau, rát khi ăn thức ăn cay, nóng, mặn, chua.

– Vết viêm có hình dáng bất thường trên bề mặt lưỡi. 

– Có thể xuất hiện rãnh sâu hoặc nứt lưỡi trên bề mặt.

Các chữa trị:

– Vệ sinh miệng sạch sẽ 

– Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, chất kích thích, thức ăn nhiều vị.  

– Dùng thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ. 

– Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trẻ giảm đau, vết thương nhanh lành. 

6. Bệnh tưa miệng

Bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp là tưa miệng. Tưa miệng hay bệnh nhiễm trùng miệng ở trẻ em sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng, trẻ sẽ bị đau nhức ở khoé miệng, mô mềm trong má và cả vùng lưỡi. Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên hoặc người lớn tuổi. 

bien phap khac phuc nam mieng tua luoi o tre nho11588175752
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh:

– Do nhiễm trùng vi khuẩn màu vàng nhạt và chảy mủ

– Do hội chứng Raynaud

– Trẻ ngậm vú lâu khiến nấm Candida phát triển.

– Do di truyền. 

Các chữa trị:

– Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi cho trẻ. 

– Sử dụng các loại thuốc chữa nấm theo chỉ định của bác sĩ nha khoa hoặc dược sĩ.

– Bạn nên tăng cường chăm sóc, vệ sinh khoang miệng cho trẻ sau khi bú hoặc ăn dặm. 

Trên đây là danh sách bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em. Bố mẹ cần lưu ý để nắm bắt được bệnh tình của con. Để trẻ có hàm răng khỏe mạnh, bố mẹ nên đưa con thăm khám răng đều đặn 6 tháng/ lần tại nha khoa uy tín. 

Bài viết liên quan