Viêm lợi ở trẻ em có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì?
Viêm lợi không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn với trẻ em. Trẻ em bị viêm lợi nên ăn gì? Thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em là loại nào? Dùng kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em có an toàn không? Đó là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ khi con bị viêm lợi.
Trẻ em bị viêm lợi và sốt có nguy hiểm không?
Trẻ em bị viêm lợi nặng rất dễ kéo theo những cơn sốt cao. Viêm lợi và sốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày của bé. Nếu trẻ được điều trị sớm thì viêm lợi cũng không ảnh hưởng nhiều, cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng ngược lại, nếu bệnh kéo dài sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Hậu quả bị viêm lợi và sốt tương đối nghiêm trọng:
– Cảm giác đau tức khó chịu ở lợi sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc, chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa. Dần dần khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.
– Việc đau lợi khiến trẻ lười nhai, việc nhai nuốt gặp nhiều khó khăn. Thức ăn không được xử lý đúng cách khi xuống bụng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Ví dụ như: Trẻ thường xuyên bị đau bụng hoặc nôn mửa sau khi ăn.
– Viêm lợi sẽ bị chảy máu tự nhiên hoặc chảy máu khi đánh răng. Vô hình chung sẽ khiến trẻ sợ đánh răng, hình thành thói quen xấu.
– Bị viêm lợi, phần lợi bao phủ chân răng sẽ tụt khỏi răng, chân răng lộ ra là nguyên nhiên khiến răng sữa gãy, rụng sớm. Việc răng sữa rụng sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này (có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, khấp khênh)
– Vi khuẩn ở vị trí viêm lợi sẽ nhanh chóng tấn công xuống toàn bộ hệ thống nha chu bên dưới và gây viêm nha chu, phá hủy mô lợi và xương ổ răng.
– Tuy hiếm gặp nhưng có trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn từ vùng viêm lợi gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Xem thêm: [Giải đáp] Viêm lợi bị sưng má phải làm sao? Cách chữa như thế nào?
Trẻ em bị viêm lợi có mủ nhưng không sốt có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm lợi có mủ ở trẻ xảy ra do vi khuẩn hoặc virus tấn công bên ngoài kết hợp với những vi khuẩn trong miệng tạo thành. Khi phát hiện các vi khuẩn lạ tấn công, các tế bào bạch huyết sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt. Quá trình này sẽ làm sưng ở các mô và tích tụ mủ.
Nói cách khác, viêm lợi có mủ là tình trạng nhiễm trùng ở các mô. Dịch mủ này thường bao gồm các tế bào mô đã chết, bạch cầu (tế bào máu trắng), vi trùng (còn sống hoặc đã chết), vi khuẩn, virus bám xung quanh khu vực nướu.
Nếu điều trị sớm, tình trạng này thường được kiểm soát và ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ để lâu không điều trị hoặc dùng sai phương pháp thì rất dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, tình trạng lợi bị sưng và có mủ sẽ chuyển sang viêm nhiễm nặng kèm theo triệu chứng sốt. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể chuyển biến thành bệnh viêm nha chu.
Khi lợi bị viêm nặng, trẻ sẽ vô cùng đau đớn, trẻ quấy và khóc nhiều. Lưỡi và miệng có thể xuất hiện tình trạng lở loét. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị tổn thương dây thần kinh ở chân răng, gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm lợi ở trẻ em. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là sự tích tụ của các mảng bám ở răng. Những mảng bám này có chứa các vi khuẩn gây hại, có khả năng sản sinh độc tố và gây ra kích ứng, làm hỏng nướu răng. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, cha mẹ nên dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên.
Ngoài sử dụng bàn chải đánh nên dạy trẻ dùng chỉ nha khoa từ sớm để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám. Bên cạnh các mảng bám thì còn nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng viêm răng ở trẻ như
– Trẻ mọc răng: Trong quá trình mọc răng, vi khuẩn rất dễ xâm nhập, kết hợp với các thức ăn thừa còn sót lại cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi. Đây là tình trạng có tính chất tạm thời và thường xảy ra ở trẻ khoảng 6 đến 7 tuổi, lúc này trẻ vừa bắt đầu ở giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.
– Viêm lợi ở trẻ do sang chấn: Trường hợp này thường gặp ở trẻ bị sang chấn cơ học như: Trẻ có tật cắn móng tay, nhai thức ăn cứng…
– Viêm lợi do vi khuẩn Herpes: Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 2-5 tuổi, viêm lợi sẽ sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian 1- 2 tuần. Nếu bệnh tình kéo dài hơn thì cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra vì cũng có trường hợp nguy hiểm khiến trẻ gặp các biến chứng liên quan đến não bộ.
– Trẻ bị nhiệt vì ăn nhiều đồ nóng. Ăn quá nhiều đồ nóng cũng là nguyên nhân hình thành viêm lợi ở trẻ.
Xem thêm: 8+ Kiến thức về [ Viêm lợi ] bạn cần biết. Nguyên nhân cách điều trị
Triệu chứng, hình ảnh viêm lợi ở trẻ em
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của trẻ nhỏ mà sẽ xuất hiện các triệu chứng là khác nhau. Nhìn chung trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
Trẻ bị sưng lợi có mủ
Ở giai đoạn này lợi của bé dần chuyển sang màu đỏ đậm. Vì là giai đoạn đầu nên trẻ vẫn ngủ nghỉ, ăn uống ngoan ngoãn.
Ngoài ra bố mẹ cũng có thể nhận biết bé bị viêm lợi khi bị chảy máu chân răng trong lúc đánh răng. Nếu như bé chị chảy máu răng trong thời gian dài thì bố mẹ nên chú ý. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu lợi ở trẻ là do các vi khuẩn sản sinh các độc tố, khiến cho lợi của bé trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu.
Trẻ bị viêm lợi và sốt
Ở giai đoạn nặng hơn trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các cơn sốt. Con bắt đầu quấy khóc, không chịu ăn uống hoặc ăn không ngon do những cơn đau âm ỉ sâu trong nướu. Lúc này, nướu của trẻ sưng to hơn, chuyển sang màu đỏ thẫm.
Ở một số trẻ, ngoài cơn đau, sốt còn kèm theo hiện tượng lở, loét vùng nướu, lưỡi và miệng. Thoạt nhìn ban đầu nhiều người sẽ lầm tưởng đó là dấu hiệu của trẻ bị nóng, nhiệt miệng. Bệnh phát triển nặng làm cho bé khó chịu, xuất hiện những cơn sốt, mệt mỏi, một vài trường hợp xuất hiện hạch ở một số nơi gây đau.
Một số cách điều trị viêm lợi ở trẻ em
Trẻ em bị viêm lợi lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Vì vậy bạn cần điều trị viêm lợi cho bé càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo
Loại bỏ mảng bám và cao răng để giảm viêm lợi
Bạn có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để lấy cao răng. Việc loại bỏ mảng bám cao răng sẽ giúp trẻ loại bỏ nguyên nhân chính nên bệnh viêm lợi. Sau khi lấy cao răng bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để bệnh tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hằng ngày sao cho đúng để tránh những mảng bám ở chân răng.
Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi ở trẻ
Nếu các triệu chứng viêm lợi ở trẻ trở nặng, bạn nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên thuốc dùng cho trẻ phải có sự tham vấn, chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Một số mẹo chữa viêm lợi cho trẻ
Trong trường hợp tình trạng của trẻ ở mức độ nhẹ bạn có thể thử các biện pháp chữa trị ngay tại nhà như:
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn có thể pha nước muối với nước ấm để trẻ và cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày.
Súc miệng bằng tinh dầu sả
Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch miệng thì súc miệng bằng tinh dầu sả còn giúp cải thiện mùi hôi miệng ở trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu sả để cho trẻ súc miệng bạn cần lưu ý cần phải pha loãng tránh gây kích ứng lợi.
Cách thực thực hiện:
– Pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu sả với khoảng 225 ml nước.
– Súc miệng bằng dung dịch trong khoảng 30 giây. Bạn cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng viêm sẽ giảm đáng kể.
Một số loại thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em
Bên cạnh các các biện pháp dân gian thì bạn cũng có thể tham khảo một vài loại thuốc Tây Y có khả năng điều trị viêm lợi dành riêng cho trẻ nhỏ.
Thuốc trị viêm lợi Kamistad Gel
Thuốc trị viêm lợi cho trẻ em Kamistad là dạng gel bôi nên trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Thuốc vừa có thành phần chống viêm, vừa có thành phần giảm đau.
Cách sử dụng như :
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối ấm
– Lấy một chiếc khăn sạch thấm khô vùng lợi bị viêm
– Lấy một lượng thuốc Kamistad vừa đủ thoa đều lên lợi cho bé.
Duy trì dùng thuốc dùng thuốc trị viêm lợi cho bé Kamistad 3 lần/ngày kết hợp với thuốc kháng sinh để đạt hiệu quả cao hơn.
Thuốc Ceelin hỗ trợ điều trị viêm lợi cho trẻ em
Ceelin có công dụng chính của nó là tăng cường Vitamin C liều cao, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Giúp trẻ ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại xâm nhập. Thuốc ở dạng Siro nên các con sẽ dễ dàng sử dụng
Chúng ta vẫn thường hay bổ sung Vitamin C cho con bằng cách uống nước cam. Đây cũng là cách hay nhưng lượng Vitamin C cung cấp cho cơ thể không nhiều bằng Ceelin. Vì vậy, Ceelin luôn là một phương pháp hữu hiệu hỗ trợ quá trình điều trị viêm cho trẻ.
Dùng Xanh methylen trị viêm lợi cho trẻ em
Xanh metylen cũng có tác dụng như một loại thuốc điều trị viêm lợi cho trẻ. Cách sử dụng như sau:
– Đầu tiên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối.
– Dùng khăn lau thật khô vùng lợi bị viêm của con
– Cuối cùng bôi, lấy một miếng bông thấm thuốc xanh methylen và bôi vào vùng lợi đó.
Thực hiện bằng cách này thì các bé sẽ đau hơn 2 cách trên, tuy nhiên chỉ cần thực hiện vài lần là bệnh viêm lợi sẽ giảm hẳn.
Các phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em
Dưới đây là một số biện pháp giúp bố mẹ có thể ngăn ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ:
– Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Cho trẻ đánh răng ngày hai lần, mỗi lần ít nhất 5 phút.
– Nên cho trẻ đi khám để lấy cao răng định kỳ mỗi 3 tháng một lần.
– Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, thay 2 – 3 tháng /lần
– Cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng, lợi.
– Hạn chế cho trẻ ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Hạn chế ăn thức ăn cay nóng.
– Hạn chế cho trẻ mút tay, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm.
– Lấy thức ăn thừa ở kẽ răng cho trẻ
Để giúp bé phòng tránh các tổn thương răng, nướu từ bệnh viêm nướu gây ra, các bậc phụ huynh cần ý thức được việc bảo vệ răng miệng cho bé từ khi còn nhỏ
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin bổ ích về điều trị viêm lợi cũng như xác định các nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em để biết cách phòng tránh. Để thăm khám và điều trị viêm lợi cho con, bạn có thể liên hệ với nha khoa Singae để được tư vấn kịp thời
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%