Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách

Ngày cập nhật :30/07/2023

Chăm sóc răng miệng cho trẻ cần phải được thực hiện đúng cách từ khi những chiếc răng đầu tiên mọc lên. Có như vậy bộ răng khỏe mạnh để trẻ phát triển một cách toàn diện, đảm bảo sức khỏe tổng thể của trẻ.

Tác hại của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách

Không chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý sau:

Khi trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng, miệng trẻ thường có mùi hôi. Đau răng gây biếng ăn, nặng hơn có thể mất ngủ, sút cân, kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách

Bảo vệ răng bé bằng cách dạy bé những thói quen tốt

Đánh răng là thói quen cần thiết quan trọng đầu tiên mà trẻ cần học. Trước khi con mọc răng, cha mẹ có thể nhẹ nhàng chải nướu cho bé. Dùng kem đánh răng trộn với nước và lau sạch răng cho trẻ bằng khăn mềm.

Khi trẻ mọc răng, cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mà cha mẹ cần thực hiện là đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày bằng bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Khi con có 2 chiếc răng kế cận nhau, phụ huynh nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, đồng thời hỏi nha sĩ về kỹ thuật và cách sử dụng.

Bảo vệ răng bé bằng cách dạy bé những thói quen tốt
Bảo vệ răng bé bằng cách dạy bé những thói quen tốt

Phụ huynh nhắc con đánh răng, dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và không cho bé ăn uống gì trừ nước cho đến sáng hôm sau.

Khi đi khám sức khỏe răng miệng, bác sĩ nha khoa sẽ gợi ý khi nào trẻ nên dùng nước súc miệng. Cho đến lúc đó, cha mẹ nên chờ đợi và không tự ý cho bé dùng nước súc miệng.

Các chuyên gia nha khoa cho biết, chăm sóc răng miệng cho trẻ cần được thực hiện thường xuyên kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên. Phụ huynh nên tập thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ sớm để trẻ có hàm răng khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh về răng miệng.

Đối với trẻ chưa mọc răng

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách là phụ huynh vệ sinh nướu lưỡi cho con bằng khăn sạch với nước hai lần một ngày hoặc sau khi bú sữa mẹ.

Khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn mọc những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ sử dụng khăn sạch lau mặt trước và mặt sau của răng.

Chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi

Thời điểm này, trẻ có thể sử dụng bàn chải dành cho bé từ 1 – 2 tuổi và chải răng bằng nước sạch.

Trẻ em được 18 tháng tuổi

Khi trẻ được 18 tháng tuổi có thể sử dụng kem đánh răng chứa hàm lượng fluor thấp. Lưu ý cha mẹ hướng dẫn cho trẻ biết nhổ kem đánh răng ra sau mỗi lần đánh răng.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non 4-5 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ em bắt đầu học cách tự chăm sóc răng miệng. Khi trẻ không có khả năng tự làm sạch răng miệng, phụ huynh cần hỗ trợ trong việc chăm sóc răng. Cách tốt nhất, cha mẹ để bé ngồi trên đùi hoặc đứng đằng sau, để đầu bé nghiêng về phía sau và chải răng.

Hướng dẫn con chải răng nhẹ nhàng bằng cách xoay để làm sạch các bề mặt của răng, không nên sử dụng lực mạnh vì tổn thương men răng và nướu răng. Chải xung quanh các đường viền nướu của mỗi răng. Lưu ý bàn chải nên thay ba tháng một lần hoặc khi có dấu hiệu bị sờn lông bàn chải.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ cần phù hợp theo từng độ tuổi nên phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên chú ý đến việc chọn lựa bàn chải đánh răng phù hợp với bé, đồng thời tập cho con thói quen đánh răng chăm chỉ từ nhỏ để có một hàm răng chắc khỏe.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bảo vệ răng miệng

Cùng với việc chăm sóc răng miệng cho trẻ hàng ngày, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng khi trẻ được một tuổi. Bởi theo các chuyên gia nha khoa, việc phòng ngừa sớm sẽ giúp cha mẹ tiết kiệm chi phí về lâu dài.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bảo vệ răng miệng
Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bảo vệ răng miệng

Tránh ngậm khẩu hình gây sâu răng

Phụ huynh không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bú bình đựng nước hoa quả hay bú bình sữa trước khi đi ngủ. Theo nhận định của chuyên gia nha khoa, chất lỏng có đường này sẽ dính vào răng của bé, trở thành thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng. Nếu trẻ cần bú bình để ngủ, bạn chỉ nên cho nước lọc vào để bảo vệ răng.

Cắt giảm nước hoa quả để bảo vệ răng bé

Phụ huynh thường nghĩ rằng nước trái cây là thức uống tốt cho sức khỏe suốt cả ngày. Nhưng thực tế chúng lại là thứ có thể gây sâu răng ở trẻ. Do đó cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống không quá 115 ml nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày.

Kiểm tra bình uống nước của con bạn

Bình tập uống giúp trẻ chuyển từ bú bình sang uống bằng cốc. Để bảo vệ răng của bé, cha mẹ không nên để bé sử dụng nó cả ngày. Thực tế cho thấy nếu trẻ em sử dụng loại bình này quá nhiều có thể dẫn đến sâu răng ở các răng cửa phía sau nếu thức uống có đường.

Bỏ núm vú giả trước khi trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi để bảo vệ răng của trẻ

Có nhiều nguyên nhân để cha mẹ cho bé ngậm núm vú giả nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ sau này, thậm chí là biến tướng khuôn miệng. Theo lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ nên cho con bỏ núm ti giả khi bước vào giai đoạn 2 – 3 tuổi.

Coi chừng thuốc ngọt

Thuốc dành cho trẻ em thường có thể có có vị ngọt của đường. Khi chúng dính vào răng, trẻ có thể bị sâu răng. Theo nhận định của chuyên gia y tế, trẻ nhỏ phải dùng thuốc vì các bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc bệnh tim thường có nguy cơ sâu răng cao hơn.

Kháng sinh và một số loại thuốc điều trị hen suyễn có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm candida (một loại nấm), khiến trẻ có thể nhiễm nấm được gọi là bệnh tưa miệng. Nấm này kết thành mảng dày màu trắng đục trên lưỡi hoặc bên trong miệng là dấu hiệu cho thấy bé bị nhiễm trùng. Lúc này cha mẹ cần hỏi nha sĩ về tần suất đánh răng nếu con bạn đang dùng thuốc dài hạn. Thậm chí có thể con bạn có thể phải đánh răng bốn lần một ngày để bảo vệ răng.

Cha mẹ cần nhất quán trong việc dạy con bạn chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng

Bạn cần nghiêm khắc với con để con hình thành ý thức tự giác trong việc vệ sinh răng miệng. Phụ huynh hãy nói rõ với trẻ rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc đánh răng kỹ lưỡng để bảo vệ răng.

Dùng chỉ nha khoa và súc miệng
Dùng chỉ nha khoa và súc miệng

Một số mẹo để khiến trẻ tự đánh răng

Tính kiên nhẫn

Trẻ có thể đánh răng với sự giúp đỡ của phụ huynh khi được 2–3 tuổi và tự đánh răng khi được 6 tuổi. Bước sang giai đoạn 10 tuổi trở đi, trẻ đã có thể tự dùng chỉ nha khoa. Cha mẹ cần rèn cho con tính kiên nhẫn trong vệ sinh răng miệng.

Đừng đợi đến cuối ngày

Để tránh trường hợp cuối ngày bé quá mệt mà bỏ dở công việc chăm sóc răng miệng của mình, phụ huynh hãy nhắc bé thực hiện 3 bước vệ sinh răng miệng này từ sớm và không để quá gần giờ đi ngủ.

Để trẻ tự chọn kem đánh răng

Từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể tự chọn kem đánh răng từ gợi ý của bố mẹ. Vì vậy, phụ huynh hãy để bé lựa chọn theo sở thích của mình, theo đó trẻ sẽ có động lực hơn trong việc chăm sóc răng miệng.

Để trẻ tự chọn kem đánh răng
Để trẻ tự chọn kem đánh răng

Động lực

Trẻ sẽ vui hơn khi đánh răng nếu được bố mẹ thưởng cho chúng một ngôi sao vàng trên bảng xếp hạng việc làm tốt hàng ngày. Do đó phụ huynh có thể cho trẻ đánh răng cùng cha mẹ với mục tiêu bảo vệ răng miệng cho cả gia đình. Nhờ vậy trẻ sẽ hứng thú tham gia hơn khi thấy người lớn đánh răng.

Hi vọng với phần nội dung bài viết hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mà Nha khoa Singae cung cấp trên, các bậc phụ huynh sẽ biết cách hướng dẫn và chăm sóc răng miệng cho con hiệu quả để con có được hàm răng đều đẹp cùng sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Trồng răng Implant

video

Thumbnail video khách hàng

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%