Biến chứng của răng số 8 nếu không xử lý kịp thời
Răng số 8 là gì
Thực chất răng số 8 là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, thường được gọi là răng khôn. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.
Do răng số 8 mọc sau cùng mà hàm răng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.
Biến chứng của răng số 8
Viêm, nhiễm trùng tại chỗ
Đây không còn là tình trạng xa lạ đối với những ai đã và đang mọc răng số 8. Răng số 8 mọc lệch sẽ nghiêng, chèn vào răng số 7 tạo khoảng trống để thức ăn dễ bị giắt lại. Thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây viêm lợi, viêm nha chu. Nặng hơn có thể sẽ tạo thành các ổ áp xe, mưng mủ gây hôi miệng, đau nhức.
Xô lệch vị trí toàn hàm
Bản chất răng số 8 là răng mọc sau cùng của hàm răng, khi đó hàm răng không còn đủ vị trí cho răng số 8 nên răng thường mọc lệch chèn ép vào răng số 7. Từ đó làm cho răng số 7 bị nghiêng, xô vào các răng bên cạnh. Cứ như vậy cả hàm răng sẽ bị xô nghiêng, lệch khớp cắn.
Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng lợi trùm lên bề mặt răng. Giữa lợi và răng lúc này sẽ tồn tại một kẽ hở khi ăn thức ăn sẽ giắt vào túi lợi này gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng.
Trong trường hợp nghiêm trọng khi răng khôn mọc lệch sẽ gây u nang xương hàm. Nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ phá huỷ cấu trúc xương hàm, răng và dây thần kinh. Khi này sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ.
Biện pháp điều trị
Với các trường hợp răng số 8 mọc lệch các bác sĩ tại phòng khám Singae đưa ra lời khuyên rằng khách hàng nên tới các phòng khám nha khoa để thăm khám và điều trị theo trình tự khoa học. Bởi các chân răng khôn mọc ngầm dưới nướu nên không thể nhìn, đoán bằng mắt thường. Cần phải chụp phim CT xác định vị trí của chiếc răng khôn từ đó đưa ra phương án điều trị như uống thuốc hay nhổ răng.
Tuyệt đối không nên tự nhổ răng số 8 tại nhà, hành động này sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi xung quanh răng số 8 có rất nhiều dây thần kinh, mạch máu. Nếu không có kiến thức chuyên khoa, dụng cụ y tế sát khuẩn sạch sẽ sẽ gây viêm nhiễm vùng răng khôn vừa nhổ.
Hãy tới Nha khoa Singae để được thăm khám bởi các bác sĩ tốt nghiệp tại Đại học Y Hà Nội theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tòa nhà 02, Khu Liền kề Lacasa Villa, Số 25 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà Nội
- Hồ Chí Minh: Tầng 1, Khu thương mại Hà đô Centrosa, 198A Cao Thắng kéo dài, P12, Q10, Tp.HCM
Nhổ răng số 8 bao lâu thì lành
Bạn có thể mất đến 2 tuần để phục hồi sau quá trình nhổ răng khôn. Một vài biểu hiện sau khi nhổ răng khôn như chảy máu, sưng miệng, sưng má. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu những biểu hiện này kéo dài hơn 2 tuần thì bạn cần chú ý, có thể bạn đã gặp phải những biến chứng không mong muốn sau khi nhổ răng khôn.
Thời gian lành vết thương sẽ diễn ra như sau:
1h-3h đầu: Lúc này thuốc tê hết tác dụng nên bạn sẽ có cảm giác hơi đau, nhức nhẹ. Bạn nên uống thuốc giảm đau theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Trên thực tế không ít khách hàng có sức khỏe tốt, không đau nên không phải uống bất kỳ một viên thuốc nào.
24h đầu: Má và miệng sưng lên. Đây có thể là khoảng thời gian khách hàng cảm thấy đau nhất. Vì vậy bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng được cải thiện nhanh chóng nhé!
2-4 ngày sau: Tình trạng sưng sẽ giảm bớt rất nhiều, lúc này bạn có thể ăn uống bình thường.
Ngày thứ 7: Tái khám để cắt chỉ ( trường hợp chỉ tự tiêu thì không cần cắt )
Từ ngày thứ 7 trở đi cảm giác đau, cứng hàm đã biến mất hoàn toàn. Khách hàng có thể ăn uống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên để lấp đầy lỗ hổng do chân răng tạo ra thì cần mất từ 2-3 tuần.
Nếu bạn đang gặp phải những cảm giác phiền toái do mọc răng khôn gây ra thì hãy liên lạc với nha khoa Singae để được hỗ trợ tư vấn, thăm khám miễn phí với bác sĩ chuyên khoa nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%