Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bạn nên biết
Sau khi nhổ răng , nếu bạn không chú ý có thể dẫn đến nhiễm trùng . Vậy dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là gì? , cách xử lý nhiễm trùng thế nào? . Cùng Nha khoa Singae tìm hiểu nhé !
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Dưới đây là các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bạn nên lưu ý :
- Chảy máu kéo dài: Thường sau khoảng 40-60 phút sau khi nhổ răng, máu sẽ ngừng chảy và đông lại. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và kéo dài từ 1-2 ngày sau đó, có thể là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng, do nướu và mạch máu bị tổn thương.
- Sưng tấy vùng nướu: Nướu tại vị trí vết thương sau khi nhổ răng có thể sưng đau trong vài ngày đến 1 tuần. Nếu sưng tấy kéo dài và nghiêm trọng hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vùng nhổ răng.
- Đau nhức không giảm: Vết thương sau nhổ răng gây đau nhức, thường sẽ giảm dần sau vài ngày và dừng hoàn toàn sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài và không giảm, có thể là do nhiễm trùng vết thương.
- Sưng mặt, sưng má: Thường thì sau nhổ răng số 8, mặt sẽ bị sưng trong vài ngày do chất lỏng và dịch tích tụ ở vùng nhổ răng. Nếu sưng tấy kéo dài và không giảm, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Tê buốt kéo dài: Cảm giác tê buốt sau nhổ răng trong 1-3 ngày là bình thường. Nhưng nếu kéo dài lâu hơn, có thể vùng nướu bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
- Cảm giác đau khi mở và đóng miệng: Thường thì sau 1-2 ngày, cảm giác đau khi mở và đóng miệng sẽ giảm dần. Nếu đau kéo dài, có thể do vết mổ không được xử lý tốt, gây nhiễm trùng.
- Vết nhổ răng có mủ trắng, sưng đau và miệng có vị khó chịu: Nếu vết thương có màng trắng mà không có dấu hiệu bất thường khác, có thể là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu có mủ trắng kèm theo sưng đau và miệng khó chịu, có thể là nhiễm trùng.
- Nổi hạch kèm theo sốt: Thường sau nhổ răng, có thể có cảm giác sưng tấy kèm theo sốt nhẹ trong 1-2 ngày. Nhưng nếu sốt kéo dài cùng với nổi hạch, có thể là dấu hiệu vị trí nhổ răng bị nhiễm trùng.
- Hơi thở có mùi lạ: Nếu sau khi nhổ răng và không vệ sinh răng miệng đúng cách, vết thương có thể bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và hôi miệng.
- Khó thở hoặc khó nuốt thức ăn: Đây là dấu hiệu nghiêm trọng của nhiễm trùng sau nhổ răng, do sưng tấy gây áp lực lên hệ hô hấp, gây khó thở và khó nuốt.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn xảy ra khi vết thương sau quá trình nhổ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, gây ra các vấn đề viêm nhiễm và đau đớn. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Răng khôn mọc sâu bên trong: Khi răng khôn nằm quá sâu trong xương hàm, việc nhổ có thể yêu cầu rạch nướu nhiều hơn để tiếp cận. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Kỹ thuật nhổ không chính xác: Nếu quá trình nhổ răng khôn không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể dẫn đến tổn thương mô mềm và xương hàm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng dụng cụ không được khử trùng đầy đủ: Việc sử dụng dụng cụ nhổ răng không được khử trùng cẩn thận tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi nhổ.
- Không kiểm tra và điều trị các bệnh lý trước khi nhổ: Nếu không điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng hoặc viêm tủy trước khi nhổ răng khôn, có thể gây ra nhiễm trùng sau này.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh không đúng cách hoặc không đủ sạch cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng nhổ răng.
- Hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc gây nghiện sau khi nhổ: Hút thuốc lá hay sử dụng thuốc gây nghiện có thể làm giảm khả năng tuần hoàn máu và làm chậm quá trình lành vết thương, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không kiểm tra kỹ vết thương sau khi nhổ: Nếu không kiểm tra kỹ và xử lý các vấn đề như chân răng hoặc mô viêm sau khi nhổ, có thể gây nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn phải làm sao?
Khi gặp tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, có một số biện pháp có thể áp dụng để giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi:
- Chườm đá lạnh để giảm sưng và đau: Áp dụng chườm đá lạnh vào vùng sưng để giúp co mao mạch, làm giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước muối: Sử dụng dung dịch nước muối nhẹ để súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Vệ sinh răng miệng và vùng thương: Duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh thức ăn và vi khuẩn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp và tránh các thực phẩm quá cứng, nóng, lạnh, chua hoặc mặn để không làm tổn thương vùng thương và tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh khi cần thiết: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn như sưng tấy mạnh, mủ hoặc đau đớn không thuyên giảm, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau do chỉ định của bác sĩ.
- Bôi gel nha khoa để giảm sưng và đau: Sử dụng gel nha khoa có tác dụng làm dịu vùng thương và giúp hồi phục nhanh chóng.
- Thăm khám và điều trị chuyên sâu: Điều quan trọng là đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và bảo vệ răng miệng.
Bài viết trên đây Nha khoa Singae đã tổng hợp dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn . Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác , hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé !
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%