Điều trị tủy răng: Những ai cần điều trị, chi phí và thời gian thế nào?
Ngày cập nhật :27/07/2023
Điều trị tủy răng chi phí thế nào? Khi nào thì cần điều trị tủy răng? Lấy tủy trong bao lâu?… Đó là những băn khoăn của khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp điều trị tuỷ. Để giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc ấy, bài viết dưới đây nha khoa Singae sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất về phương pháp này.
Lấy tủy răng hết bao nhiêu?
Chi phí điều trị tủy sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, vị trí răng cũng như chính sách giá của từng phòng khám. Chi phí này thường không quá lớn, phù hợp với thu nhập của người Việt Nam, nên mọi người không cần quá lo lắng. Bạn có thể tham khảo bảng giá cụ thể dưới đây!
ĐIỀU TRỊ TUỶ | ĐVT | GIÁ NIÊM YẾT |
Điều trị tuỷ răng 1 chân | 1 răng | 1.000.000 VNĐ |
Điều trị tuỷ răng 2 chân | 1 răng | 1.500.000 VNĐ |
Điều trị tuỷ răng 3 chân | 1 răng | 2.000.000 VNĐ |
Điều trị tuỷ lại mức 1 | 1 răng | 2.500.000 VNĐ |
Điều trị tuỷ lại mức 2 | 1 răng | 3.500.000 VNĐ |
Khi nào cần điều trị tủy răng?
Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng. Tủy nằm ở cả chân răng và thân răng, tủy được bao bọc bởi lớp ngà và men răng.
Điều trị tủy được thực hiện khi phần tuỷ sâu trong răng bị tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng. Răng bị sâu hoặc kỹ thuật mài răng sứ của bác sĩ không đảm bảo là nguyên nhân chính khiến chúng bị hư hại. Biểu hiện rõ nhất của việc tổn thương tuỷ răng là cảm giác ê buốt mỗi khi ăn nhai hoặc đau nhức về ban đêm. Loại bỏ tủy là phương pháp tốt nhất để bảo tồn răng khi tủy bị hỏng.
Mục đích của việc diệt tủy là lấy hết phần tủy bị viêm ra khỏi ống, sau đó trám kín lại để tránh sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Lấy tủy răng bao lâu?
Thời gian điều trị tủy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như: Tình trạng sức khỏe của khách hàng, vị trí, tay nghề của bác sĩ…
Trung bình, khách hàng sẽ phải mất tới 2 – 3 lần di chuyển tới cơ sở nha khoa để hoàn tất quá trình này. Trong lần hẹn đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành mở khoang tủy, sử dụng thuốc tê để diệt tủy để tránh gây đau đớn. 2 – 3 ngày sau bạn sẽ trở lại nha khoa để tiến hành lấy nốt phần tủy ở dưới chân răng. Sau khi tủy được lấy hết bác sĩ sẽ hàn trám ống tủy. Bác sĩ không thể lấy hết phần tủy bị hỏng trong một lần vì có thể gây đau nhức cho khách hàng nên quá trình này mới kéo dài 2 – 3 lần.
Số lần điều trị tủy phụ thuộc nhiều vào vị trí răng mà bạn điều trị. Với răng cửa có ít ống tủy thì thời gian đi lại cũng ít hơn so với những chiếc răng hàm có chứa nhiều ống tủy.

Điều trị tủy răng có đau không?

Với sự phát triển của nền y học Việt Nam hiện nay, quá trình điều trị tủy hoàn toàn không gây đau nhức như nhiều người vẫn lo nghĩ. Ngược lại, quá trình này còn diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Trong quá trình diệt tủy, bác sĩ sẽ sử dụng một liều thuốc tê vừa đủ giúp giúp khách hàng không có cảm giác đau nhức. Thuốc gây tê cục bộ sẽ hàm cho hàm cảm thấy hơi cứng, tê bì một chút, thuốc tế giúp khách hàng không có bất kỳ cảm giác nào tại vùng đang thực hiện điều trị tủy.
Nếu chân răng có ít ống tủy, tay nghề bác sĩ giỏi, liều lượng thuốc tê vừa đủ thì mức độ đau nhức của việc điều trị tủy chỉ ở mức rất nhẹ.
Sau khi điều trị tủy răng có đau không?
Sau khi lấy tủy khoảng 1 – 2h đầu bạn có thể cảm thấy ê nhức. Vì khi này vật liệu hàm chưa thích nghi với cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng mất đi sau đó 2 – 3 ngày, bạn sẽ không còn phải chịu đựng những cơn đau nhức kéo dài nữa. Tủy chính là nguồn sống của răng, có khả năng kết nối với các dây thần kinh, nên khi tủy bị chết thì khách hàng cũng không còn bất kỳ cảm giác đau nhức nào. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau, chống viêm sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng nhiễm trùng, phù nề, hạn chế đau nhức do viêm nhiễm.

Tuy nhiên, nếu sau khi đã điều trị mà răng vẫn còn đau nhức, cơn đau thậm chí nghiêm trọng hơn kèm theo dịch mủ thì bạn cần tới phòng khám nha khoa thăm khám ngay lập tức. Bởi cấu tạo của răng tương đối phức tạp, việc làm sạch tủy răng là điều không hề đơn giản, có thể tủy vẫn đang bị sót lại.
Điều trị tủy có nên bọc răng sứ không?

Mục đích của việc diệt tủy là bảo tồn được răng thật, tránh làm mất răng, kéo theo nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, răng sau khi điều trị tuỷ giống như một chiếc cây mất đi khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Răng dần bị vôi hoá, giòn và dễ vỡ ngay cả khi không có tác động ngoại lực. Chính vì vậy, để kéo dài tuổi thọ của răng bác sĩ khuyên khách hàng nên thực hiện bọc răng sứ.
Còn nếu khách hàng không thực hiện bọc sứ thì cần phải lưu ý tới một số vấn đề ăn uống cũng như sinh hoạt của mình. Cụ thể, khách hàng nên nhai cả 2 hàm, không nên ăn đồ ăn quá cứng bằng chiếc răng điều trị tủy để tránh làm gãy răng.
Có Thể Bạn Quan Tâm
Dịch vụ nổi bật
video
