Điều trị tuỷ răng mất bao lâu? Tại sao cần điều trị tuỷ?
Điều trị tuỷ răng mất bao lâu? Lý do gì cần phải điều trị tuỷ?…Đó là băn khoăn của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp này. Để giải đáp toàn bộ thắc mắc ấy khách hàng hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!
Tủy răng là gì?
Tủy răng là một hệ thống gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Tủy răng có cả ở thân răng lẫn chân răng.
Điều trị tủy răng là gì?
Đây là quá trình lấy bỏ phần tủy, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, bị bệnh hay đã chết, khoảng trống bên trong răng được làm sạch, tạo dáng và trám bít lại, nhằm bịt kín ống tủy. Nhiều năm về trước, những răng có tủy bị bệnh hay bị thương đều phải nhổ bỏ.
Tại sao phải điều trị tủy?
Vì tủy răng không có khả năng tự lành, nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ lan rộng làm xương quanh răng bị thoái hóa tiêu đi và răng có thể bị rụng.
Cơn đau thường nặng hơn đến khi người ta bắt buộc phải tìm đến nha khoa khẩn cấp. Thường cách duy nhất là nhổ răng, nhưng điều đó làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Mặc dù việc nhổ răng thì đơn giản nhưng phải thay một răng giả vào vị trí vừa mất có thể cần tốn kém hơn so với việc điều trị tủy. Điều trị tủy giúp giữa lại răng thật của bạn.
Tủy răng là bộ phận quan trọng nhất trong một chiếc răng, được bảo vệ bởi 2 lớp men và ngà răng, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng chắc khỏe, đảm bảo hoạt động ăn nhai diễn ra bình thường.
Nếu trước đây, khi mắc phải các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tủy răng như sâu răng nặng, viêm tủy cấp tính, răng gãy, vỡ gây tổn thương tủy,…Các bác sĩ thường tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đó để trồng lại răng mới thay thế. Vì nếu tủy chết hầu như không còn cách nào phục hồi lại được.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nha khoa kỹ thuật hiện đại, thì điều trị tuỷ giúp khách hàng vừa giảm bớt tình trạng đau nhức vừa không cần nhổ răng.
Thời gian điều trị tủy mất bao lâu?
Thời gian này tùy thuộc vào: Vị trí răng cần điều trị, tình trạng cấu trúc răng, tay nghề chuyên môn của bác sĩ, kỹ thuật thực hiện và trang thiết bị hỗ trợ.
Đối với trường hợp điều trị răng sâu vào tủy thì chỉ có 1 ống tủy, nếu chân răng ngay thẳng thì có thể làm xong trong vòng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, với trường hợp răng cửa có một ổ nhiễm khuẩn, răng không ngay thẳng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, có thể từ 1 – 2 lần hẹn.
Với trường hợp điều trị răng hàm và các răng kế cận răng cửa thì chân răng càng nhiều đồng nghĩa với nhiều ống tủy với thời gian điều trị kéo dài hơn.
Những điều cần lưu ý khi điều trị tủy
Những người bị viêm tủy răng khi điều trị cần phải tuân thủ một số chỉ định nhất định như:
Tuyệt đối không dùng răng mới điều trị để cắn nhai vật cứng
Trong thời gian điều trị, nếu răng đã rút tủy mà chưa được bọc sứ lại thì tuyệt đối không nên cắn bất cứ gì bằng răng đang được điều trị tủy đó. Vì răng sau khi bị rút tủy rất giòn, dễ vỡ mẻ, vì thế cần được bọc sứ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn những đồ ăn cay, nóng, quá lạnh hoặc chua…
Thường xuyên vệ sinh răng miệng và kiểm tra định định kỳ
Trong thời gian điều trị tủy nha, bạn cần chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng. Bạn nên tập cho mình thói quen khám răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh và có thể kịp thời phát hiện những biến chứng có thể xảy ra.
Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn, nếu như bạn còn có điều gì thắc mắc về phương pháp này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết hơn nhé!
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%