Giải mã: Nhổ răng khôn đau mấy ngày thì lành
Rất nhiều khách hàng vẫn còn đang băn khoăn có nên nhổ răng khôn hay không? Bởi họ lo lắng ” Sau khi nhổ răng khôn đau mấy ngày?” Sau khi nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hay không?… Tất cả các thắc mắc ấy sẽ được nha khoa Singae làm rõ trong bài viết dưới đây!
Răng khôn là gì?
Răng khôn là chiếc răng hàm thứ 3 và là chiếc răng mọc cuối cùng của hàm. Vì cung hàm không có đủ vị trí cho răng khôn mọc thẳng nên răng này thường mọc ngầm hoặc mọc lệch, mang đến sự đau tức, khó chịu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng, sẽ mất từ 2 – 3 ngày để vết thương ổn định. Tuy nhiên thời gian này sẽ không cố định mà thay đổi tuỳ vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
Tay nghề của bác sĩ
Ngoài yếu tố chủ quan là vị trí răng khôn thì tay nghề bác sĩ là yếu tố tiên quyết giúp quá trình nhổ răng bớt đau và thời gian lành thương cũng nhanh hơn. Bác sĩ có kỹ thuật cao sẽ nhổ răng một cách nhanh gọn, không tác động nhiều đến mô mềm, các vết khâu cẩn thận, tỉ mỉ, khi đó thời gian lành thương sẽ nhanh hơn.
Phương pháp nhổ răng khôn
Hiện nay có nhiều phương pháp nhổ răng khôn. Trong đó phương pháp tối ưu hơn cả là sử dụng máy siêu âm nhổ răng Piezotome. Trong những trường hợp thuận lợi sẽ không cần rạch lợi, chỉ cần dùng sóng siêu âm để cô lập chân răng, tách chân răng ra khỏi lợi, giúp quá trình nhổ răng nhanh chóng và đơn giản.
Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Một chế độ chăm sóc khoa học, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì thời gian lành thương cũng sẽ nhanh hơn. Bạn nên sử dụng thêm các thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như sữa, trứng, cá… để bổ sung thêm năng lượng.
Nhổ răng khôn đau, sưng mấy ngày thì hết? Bao lâu thì lành?
Trung bình sẽ mất khoảng 2-3 ngày để cảm giác nhau nhức giảm dần. Trong quá trình nhổ răng các bác sĩ đã tiến hành tiêm tê nên bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng. Tuy nhiên sau khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau đớn bắt đầu xâm lấn. Khi này bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời trong những giờ đầu sẽ hiện tượng chảy máu sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần cắn chặt miếng gạc, sau 1 – 2h máu sẽ ngừng chảy và xuất hiện cục máu đông cầm máu.
Cụ thể răng sau khi nhổ răng khôn đau mấy ngày? Chúng ta cũng theo dõi các giai đoạn dưới đây để hiểu hơn nhé.
Trong 1 giờ đầu
Tại chỗ vết thương nhổ răng sẽ sưng, đau và chảy máu. Bạn cần ngậm chặt băng gạc, hạn chế nói chuyện vì sẽ làm lỏng bông gòn, làm chậm quá trình lành thương.
Trong vòng 24 giờ
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, khách hàng sẽ cảm thấy đau buốt tại vị trí nhổ răng. Thời gian này tuyệt đối không tác động hay để vật gì tiếp xúc với vết thương, tránh để máu chảy trở lại. Thêm vào đó tuyệt đối không nên súc miệng quá mạnh sẽ khiến cục máu đông bật ra. Khi đánh răng bạn có thể chải nhẹ bên ngoài và lưỡi, kết hợp với dùng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Sang ngày thứ 2
Cảm giác vẫn còn khá đau, khi này bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh như: Chạy nhảy, đá bóng để vết thương được ổn định. Sang ngày thứ hai, vùng lợi có thể sẽ đau hơn do vết mổ căng da. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sĩ.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7
Cảm giác đau gần như biến mất hoàn toàn, khi này khách hàng đã có thể vệ sinh và ăn uống bình thường.
Sau 2 tuần
Huyệt ổ huyệt đã liền hoàn toàn, có thể ăn uống thoải mái không còn lo thức ăn sẽ bị rơi xuống.
Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được?
Trước đây trung bình sẽ mất tầm 1 – 3 hôm sau khi nhổ răng để cơ miệng gặp khó khăn trong việc cửa động. Đây là một biểu hiện thường gặp khi nhổ răng vùng góc hàm, kích thích cơ cắn gây co cơ. Hiện tượng này sẽ thuyên giảm trong khoảng 2-3 ngày sau đó. Tuy nhiên nếu tình trạng không há được miệng sau khi nhổ răng khôn kéo dài 1 tuần thì bạn cầm tới gặp bác sĩ để xử lý. Đồng thời sau quá trình nhổ răng bạn cũng nên tập há miệng sau khi giảm đau để cơ miệng không bị cứng.
Nhổ răng khôn bị sưng má phải làm sao?
Sau khi răng khôn được nhổ, vùng lợi bị sưng do ngoại lực tác động xâm lấn. Lợi sưng to khiến má cũng bị sưng. Để giảm sưng má chúng ta có thể sử dụng những cách sau:
Chườm đá
Đá lạnh có tác dụng làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, có thể giúp giảm sưng, giảm đau nhức hiệu quả.
Bạn có thể lấy 3 viên đá nhỏ bỏ vào khăn vải và chườm lên vùng răng khôn đang đau nhức. Khi đá mới chườm đá lên vết mổ sẽ có cảm giác hơi tê, nhưng một lúc sau bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và má cũng bắt đầu bớt sưng. Bạn lặp lại động tác này trong vòng 30 phút, mỗi lần nghỉ 5- 10 phút.
Chườm nóng
Nếu như ngày ngày thứ nhất bạn nên dùng đá lạnh để giảm sưng thì sang ngày thứ 2 bạn nên đổi lại dùng khăn ấm. Hơi nóng sẽ kích thích giúp máu lưu thông tốt hơn, làm tan cục máu bầm. Từ đó, giảm tình trạng sưng tấy ở má và ở nướu. Cách thực hiện cũng rất đơn giản mà chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn mặt mềm và sạch. Đun nước nóng ở 70 độ C. Nhúng khăn mặt xuống chậu nước nóng rồi vắt khô và chườm lên má.
Lưu ý: Chỉ thực hiện chườm nóng và chườm lạnh khi tình trạng chảy máu nướu đã ngừng hẳn.
Súc miệng với nước muối ấm
Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nổi bật. Vì thế, súc miệng bằng nước muối cũng là một trong những cách giảm sưng hiệu quả. Bạn chỉ pha muối hạt với muối ấm và súc miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn.
Vì vết thương vẫn chưa lành hẳn nên khi súc miệng bạn nên nhẹ nhàng, tránh làm bật cục máu đông ở ổ huyệt.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thêm một cách có thể dùng để giảm sưng má là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh, giảm đau sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm. Bạn nên sử dụng đủ liệu trình của bác sĩ, vùng má và vùng lợi sẽ giảm đáng kể. Không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc vì có thể khiến cơn đau kéo dài, nhiễm trùng nướu.
Một số dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Nếu gặp tình trạng nhiễm trùng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm ổ răng như:
Nướu sưng kéo dài, ổ huyệt xuất hiện mủ trắng
Việc sưng nướu là bình thường nếu như sẽ giảm vào những ngày sau đó. Nhưng nếu đau nhức kéo dài, lợi không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó đang báo hiệu vị trí nhổ răng của bạn đã bị nhiễm trùng. Xung quanh vùng nướu mới nhổ răng sẽ có hiện tượng sưng lên, đỏ hơn bình thường, ổ huyệt bị mưng mủ.
Sưng ngày càng lan rộng sang vùng nướu của những răng khác, thậm chí che lấp cả ổ răng mới nhổ thì đây là triệu chứng báo hiệu bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Chảy máu quá 48 tiếng
Sau nhổ răng, do vết thương hở nên chảy máu là chuyện bình thường mà ai cũng phải trải qua. Máu sẽ được kiểm soát và ngừng chảy sau vài giờ kết thúc ca nhổ. Nhưng nếu, tình trạng chảy máu vẫn tiếp tục lâu hơn, kéo dài đến 48 tiếng thì đó là biểu hiện của việc nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Sốt nhẹ và có hạch ở cổ
Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn đó là việc đau nhức dữ dội ở vùng nướu. Dẫn đến thân nhiệt của bệnh nhân tăng, toàn thân mệt mỏi, nếu không để ý người bệnh có thể bị những biến chứng nguy hiểm khi bị sốt cao.
Trong một số trường hợp có thể còn kèm theo nổi hạch ở vùng cổ và các vùng lân cận gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Ổ huyệt răng có mùi hôi
Nếu sau khi nhổ răng vài ngày bạn thấy miệng xuất hiện mùi hôi kèm theo những biểu hiện trên thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Còn nếu như chỉ xuất hiện hôi miệng không thì có thể bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng….
Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn bạn cần biết
Sử dụng thuốc theo lời của bác sĩ: Hầu hết sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để phòng ngừa bạn bị đau nhức khó chịu. Tuy nhiên hãy uống khi thực sự cần thiết vì khi sử dụng thuốc giảm đau sẽ không thể tránh khỏi những tác dụng phục như buồn ngủ, chóng mặt…. Nên tránh việc tự ý uống thuốc mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thư giãn nghỉ ngơi : Sau khi nhổ răng bạn nên hạn chế hoạt động mạnh trong 2 ngày đầu sau khi nhổ răng. Bạn nên nghỉ ngơi, một giấc ngủ sâu sẽ khiến bạn cảm thấy bớt đau nhức.
Ăn thức ăn mềm, lỏng: Theo như bác sĩ sau khi nhổ răng bạn nên ưu tiên các loại thức ăn mềm như cháo,..khi cảm thấy bớt đau nhức thì có thể dùng thức ăn có độ cứng tăng dần.
Nằm gối cao: Sử dụng gối cao hoặc xếp chồng 2 gối lên nhau để hạn chế máu chảy ngược.
Chườm lạnh – ấm: Trong 1 -2 ngày đầu bạn dùng đá lạnh chườm lên má hay khu vực gần chỗ răng khôn giảm sưng đau, ở những ngày tiếp theo bạn dùng nước ấm chườm để giảm máu tụ ở khu vực nhổ răng.
Bài viết trên phần nào đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi ” Nhổ răng khôn đau mấy ngày?”. Quá trình hết đau sau nhổ răng khôn diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên quá trình phục hồi hoàn toàn lại kéo dài. Chính vì thế, ngay cả khi hết đau, khách hàng vẫn nên chú ý đến ăn uống, vệ sinh đến khi mật độ xương hàm trở lại bình thường.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%