Hàn răng là gì? Chi phí bao nhiêu? Hàn răng có bị sâu lại không?
Bạn đang quan tâm tới kỹ thuật hàn răng? Bạn thắc mắc hàn răng có đau không? Chi phí hàn răng sâu thế nào? Hàn răng sử dụng được bao lâu?
Để giải đáp những thắc mắc ấy, nha khoa Singae sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và rõ ràng nhất về kỹ thuật hàn răng trong bài viết dưới đây!
Hàn răng là gì?
Hàn răng (hay còn gọi là trám răng) là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp các khoảng trống bị khuyết trên răng do sâu răng hoặc mẻ răng gây ra.
Sự khác biệt giữa hàn răng và bọc răng sứ
Hàn răng hay bọc răng sứ tốt hơn là câu hỏi rất nhiều khách hàng hỏi chúng tôi. Để có câu trả lời chính xác nhất mời bạn đọc hay xem các ưu nhược điểm của phương pháp.
Ưu điểm của hàn răng so với bọc răng sứ
– Không cần mài nhỏ răng: So với bọc răng sứ thì trám răng sẽ không cần phải mài nhỏ thân răng. Trong một số trường hợp, mài răng không chuẩn sẽ làm lộ tuỷ răng nên phải tiến hành hút tuỷ. Như vậy, răng sẽ trở nên yếu đi trông thấy, khả năng răng lung lay sẽ cao hơn.
Còn trám răng sẽ chỉ sử dụng miếng trám để đắp vào phần răng còn thiếu, không tác động gì đến cấu trúc của răng. Vì vậy, răng gần như giữ được cấu trúc y như lúc ban đầu.
– Chi phí rẻ hơn: Nếu như chi phí để bọc răng sứ lên tới cả chục triệu thì hàn răng chỉ mất từ vài trăm đến một triệu. Đây là một mức giá phù hợp với phần đông khách hàng tại Việt Nam.
Xem thêm: “Hàn răng có đau không?” Hàn răng sâu có được lâu không?
Nhược điểm của hàn răng so với răng sứ:
– Thông thường phương pháp trám răng chỉ phù hợp với những trường hợp răng bị sâu hoặc sứt mẻ nhỏ. Đối với vết mẻ to thì trám răng sẽ không phải là phương pháp hiệu quả.
– Miếng trám dễ bị bong trong quá trình sử dụng.
– Tuổi thọ ngắn: Nếu như răng sứ có thể dụng từ 15 – 20 năm thì miếng dán hàn chỉ có thể sử dụng từ 3 – 8 năm.
– Tính thẩm mỹ kém hơn. Răng sứ có màu sắc trắng sáng, tự nhiên tương đồng với răng thật. Trong khi các miếng trám lại có màu tối hơn, rất dễ bị phát hiện.
Hệ quả nếu không hàn răng kịp thời
Khi răng bị sâu, xuất hiện lỗ bạn cần tới nha khoa gần nhất để hàn răng tránh các hệ quả dưới đây.
– Ăn nhai kém: Biểu hiện rõ nhất khi răng bị tổn thương là răng hay bị ê buốt, đau nhức khi ăn nhai. Nếu như răng bị sâu hoặc tổn thương mà không được hàn kịp thời sẽ khiến khách hàng ăn nhai kém, không ngon miệng. Mỗi khi nhai đều phải dè chừng vì sợ tác động đến tủy gây buốt răng.
– Mất thẩm mỹ: Răng sâu sẽ bị đổi màu, cấu trúc răng bị vỡ hoặc nứt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của khách hàng. Đặc biệt là những chiếc răng cửa rất dễ bị phát hiện.
– Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Trong trường hợp răng cửa bị thưa hoặc mất răng cửa do sâu răng sẽ ảnh hưởng đến phát âm các âm gió, khách hàng có thể thấy bị hụt hơi khi nói chuyện.
Cách hàn răng sâu
Dưới đây là quy trình thăm khám khi bạn tới nha khoa để trám răng sâu.
Bước 1: Thăm khám, xác định tình trạng sâu
Trước khi tiến hành trám răng, nha sĩ sẽ thăm khám sơ bộ để xác định vị trí răng sâu, cũng như tình trạng răng sâu nặng hay nhẹ. Nếu răng mới sâu thì sẽ thực hiện hàn răng, còn trong trường hợp răng sâu vào đến tủy thì sẽ tiến hành điều trị tuỷ.
Bước 2: Làm sạch răng
Để đảm bảo hiệu quả trám răng được tốt nhất, bác sĩ sẽ làm sạch các bề mặt răng, các lỗ sâu và cả những răng bên cạnh. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết các tổ chức răng sâu, ngà mủn trong răng để hạn chế việc sâu răng tái phát.
Bước 3: Đưa vật liệu vào lỗ sâu
Khi bề mặt bên trong răng đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ sẽ đặt một lớp xi măng láng ở đáy. Lớp xi măng này có tác dụng bảo vệ phần tuỷ ở phía dưới. Sau đó vật liệu hàn sẽ được lấp đầy tại các vị trí bị thiếu do sâu răng.
Bước 4: Chỉnh sửa, tạo hình
Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để chỉnh sửa, tạo hình cho chiếc răng, đưa chiếc răng ở về hình dạng ban đầu. Đảm bảo tính thẩm mỹ.
Hàn răng dùng được trong bao lâu?
Theo như lý thuyết, trung bình miếng trám răng có thể tồn tại trong khoang miệng từ 2 – 8 năm. Tuy nhiên, thực tế miếng trám răng dùng được trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều tố khác như:
Vị trí mối hàn
Nếu như mỗi hàn ở giữa mặt nhai thì thời gian sử được sẽ lâu hơn do thường xuyên có lực tác động và miếng hàn có điểm tựa tốt. Còn đối với những miếng trám ở vùng rìa cắn răng của hoặc mặt bên của răng thì thường sẽ bong sớm hơn.
Tình trạng răng miệng
Một miếng trám có tuổi thọ ngắn hay dài sẽ phụ thuộc rất nhiều và sức khoẻ răng miệng. Nếu răng miệng có không bị viêm nhiễm, không có bệnh lý, bệnh nền, các răng bên cạnh không bị hư tổn, thì miếng trám sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Loại vật liệu trám
Hiện nay, các vật liệu trám thường được sử dụng như: Composite, Amalgam, GIC… Trong đó, Composite là vật liệu được ưa chuộng hơn cả vì có tuổi thọ cao, khả năng chịu lực lớn. Thời gian tồn tại của trám Composite thường dài hơn các vật liệu khác vài năm.
Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ điều trị
Kỹ thuật trám răng của bác sĩ sẽ giúp miếng trám có được đặt đúng chỗ hay không? Miếng trám có bền chặt hay không? Vì vậy, để tránh những biến chứng không mong muốn, bạn nên lựa chọn phòng khám uy tín có những bác sĩ tay nghề cao để thực hiện.
Cách chăm sóc miếng trám
Nếu bạn chú ý tới cách vệ sinh răng miệng hàng ngày, chế độ ăn uống, hạn chế dùng vật sắc nhọn để lấy thức ăn gần miếng trám… thì miếng trám có thể sử dụng được lâu hơn thời gian mà chúng ta mong muốn.
Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền?
Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền? là câu hỏi được rất nhiều khách hàng. Để biết chính xác thì chúng ta cần phải xem xét một số vấn đề sau:
Vật liệu hàn trám răng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các vật liệu để trám răng khác nhau ví dụ như: Amalgam, Composite, sứ và GIC. Mỗi một vật liệu có những ưu điểm và hạn chế riêng, thời gian sử dụng là khác nhau nên sẽ có các mức giá khác nhau.
Số lượng răng cần trám
Tổng chi phí hàn răng sẽ được tính bằng chi phí của từng mối hàn cộng lại. Càng nhiều mối hàn chi phí sẽ càng tăng và ngược lại.
Xem thêm: Hàn răng sâu bao nhiêu tiền. Chi phí hàn răng sâu mới nhất 2021
Chi phí hàn răng tại Nha khoa Singae
Tại Singae chi phí hàn răng sẽ phục thuộc vào vật liệu hàn mà bạn lựa chọn. Bảng giá trán răng tại Singae cụ thể như sau:
– Hàn Composite: 300.000 vnđ/ răng
– Hàn sứ thẩm mỹ: 1.200.000 vnđ/ răng
Ngoài ra khi khách hàng làm răng tại Nha khoa Singae còn được tặng một gói thăm khám răng và chụp CT Conebeam miễn phí trị giá 500.000 VNĐ.
Lưu ý : Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chi phí vật liệu . Để cập nhật bảng giá mới nhất , bạn vui lòng liên hệ để được tư vấn !
Những lưu ý cần nhớ sau khi hàn răng
Sau khi hàn bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau để mối hàn bền hơn:
Không ăn nhai khoảng 2 giờ đầu
Vì quá trình hàn răng bản chất là sử dụng chất liệu trám lên răng, nên cần một khoảng thời gian để chất liệu này đông đặc, bám chắc nhất. Nếu bạn ăn nhai ngay sau khi hàn răng có thể khiến vết hàn bị bong, tróc.
Hạn chế các loại đồ ăn quá cứng trong 2 – 3 ngày sau đó
Những loại đồ ăn quá cứng có thể ảnh hưởng xấu đến vết trám răng của bạn. Bởi vậy, nên sử dụng những loại thức ăn mềm. Nếu bạn hàn răng do răng sâu thì không nên sử ăn thức ăn có nhiều đường, đồ ngọt để tránh tình trạng răng sâu trở lại.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nên chải răng khoảng 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn. Nên chọn bàn chải lông mềm để không làm ảnh hưởng đến miếng trám. Quá trình chải răng cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Tuyệt đối không nên dùng tăm để lấy thức ăn thừa, thay vào đó có thể sử dụng chỉ nha khoa. Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có tác dụng sát khuẩn cho miệng hiệu quả.
Thông báo cho nha sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường:
Sau khi hàn răng, nếu gặp phải những vấn đề như răng bị ê, buốt, răng đau nhức, vết trám có dấu hiệu bong tróc… Bạn nên thông báo ngay với nha sĩ để kịp thời tìm ra nguyên nhân cũng như phương án xử lý kịp thời.
– Nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trước và sau khi trám răng để có được hiệu quả tốt.
– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần: Việc thăm khám định kỳ một phần giúp bạn kiểm tra tình trạng vết hàn, một phần giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng (nếu có). Khi thăm khám, nên lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng, cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để kết quả chính xác.
Hàn răng xong có bị sâu lại không?
Theo các chuyên gia nha khoa, trám răng có thể bị sâu lại (thường gọi là sâu răng tái phát). Sâu răng sẽ phụ thuộc vào chất lượng mối hàn vị trí tổn thương. Nếu mối hàn quá lớn sâu răng có thể diễn ra do bị co ngót mỗi hàn. Hoặc trong quá trình trám răng kỹ thuật trám của bác sĩ không tốt, không lấy hết các ngà mủn, ngà sâu cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng tái phát.
Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên thăm khám nha khoa, để kiểm tra mối hàn. Nếu có vấn đề cần xử lý sớm, tránh để mối hàn làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khoẻ.
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi trám răng
Miếng trám bong, tróc: Trong quá trình sinh hoạt, miếng trám có thể bị nứt, mẻ hoặc bong ra khỏi vị trí. Lúc này khách hàng sẽ phải tới các cơ sở y tế để thay miếng trám khám, chi phí tốn kém hơn.
Nhiễm trùng: Miếng trám bị lệch khỏi vị trí do quá trình ăn nhai sẽ tạo ra một khoảng trống nhỏ. Khoảng trống này có thể là nơi trú ngụ và sinh sản của vi khuẩn gây sâu răng.
Như vậy, Singae đã gửi đến bạn đọc những thông tin chính xác nhất về kỹ thuật hàn răng. Khách hàng có nhu cầu hàn răng có thể liên hệ với nha khoa Singae để được tư vấn cụ thể.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%