Nguyên nhân bị viêm nha chu? Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh này
Nguyên nhân bị viêm nha chu là gì luôn là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm. Bởi nha chu là tổ hợp những bộ phận xung quanh răng, gồm: men chân răng, xương ổ răng, lợi, dây chằng… có vai trò quan trọng, giữ chân răng được chắc chắn, củng cố sức khoẻ cho răng. Không chỉ vậy, bộ phận nướu răng ôm sát răng nhằm bảo vệ mô răng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Vậy để biết nguyên nhân bị viêm nha chu, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Singae nhé!
Viêm nha chu là gì?
Để biết được nguyên nhân bị viêm nha chu từ đâu, điều đầu tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu rõ viêm nha chu là gì?
Theo chia sẻ của các chuyên gia nha khoa, viêm nha chu tình trạng mô nha chu đã bị viêm nhiễm gây ra các biến chứng nguy hiểm như sưng lợi, chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi,… Tình trạng kéo dài, nướu sẽ lỏng ra khỏi chân răng, vi khuẩn tấn công, dễ xảy ra tình trạng tụt lợi, xuất hiện các túi nha chu, hỏng xương ổ răng, nguy hiểm nhất là mất răng.
Nguyên nhân bị viêm nha chu
- Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân bị viêm nha chu hàng đầu. Khi vệ sinh răng lợi kém, không loại bỏ được hết mảng bám thức ăn, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi gây hại.
- Không cạo vôi răng định kỳ cũng là nguyên nhân bị viêm nha chu.
- Hút thuốc lá tần suất dày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
- Nguyên nhân bị viêm nha chu kế tiếp chính là dùng vật nhọn xỉa răng khiến nướu răng bị trầy xước, chảy máu tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân bị viêm nha chu thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, người đến tuổi dậy thì.
- Người có hệ miễn dịch kém cũng dễ bị viêm nha chu.
Dấu hiệu của viêm nha chu
- Lợi bị sưng tấy, chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, lợi lỏng ra khỏi chân răng, dễ chảy máu và máu có mùi hôi.
- Vôi răng bám dày ở xung quanh thân răng
- Giữa răng và nướu xuất hiện ổ mủ
- Khi nhai, người bệnh có cảm giác đau nhức dữ dội
- Răng lung lay như sắp rụng xuống
- Xuất hiện mùi hôi miệng vô cùng khó chịu
Các đối tượng dễ bị viêm nha chu răng?
- Người đang mắc bệnh lý viêm nướu
- Người vệ sinh răng miệng kém
- Người lạm dụng chất gây nghiện, thường xuyên hút thuốc
- Người lớn tuổi hoặc người bị béo phì
- Những người ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu Vitamin C trầm trọng
- Những người sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ là gây hôi miệng hoặc gây ảnh hưởng tới nướu.
Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu
Khi đã nắm rõ được nguyên nhân bị viêm nha chu, chúng ta cũng cần tìm hiểu các giai đoạn bệnh viêm nha chu diễn ra như thế nào. Từ đó dễ dàng đưa ra những nhận định phù hợp với từng tình trạng của bệnh.
Hình thành các mảng bám
Hình thành các mảng bám là giai đoạn một của bệnh. Lúc này vi khuẩn có hại bắt đầu tích tụ ở các vị trí trọng yếu như kẽ răng, chân răng, viền nướu. Trong giai đoạn này người bệnh chưa có cảm giác gì.
Viêm nhiễm
Vôi răng bắt đầu gây viêm nhiễm, kích thích khiến nướu răng bị sưng tấy dễ bị chảy máu.
Hình thành túi nha chu
Trong giai đoạn này giữa răng và lợi xuất hiện túi mủ chứa nhiều vi khuẩn và rỉ mủ hôi tanh.
Răng và ổ xương răng bị phá hủy
Giai đoạn này vi khuẩn liên tục tấn công, sinh sôi trong môi trường viêm nhiễm và dần dần phá huỷ xương ổ răng khiến răng lung lay, lợi tụt khỏi răng, rủi ro mất răng là vô cùng cao.
Cách điều trị viêm nha chu như thế nào?
Biết được nguyên nhân bị viêm nha chu, điều tiếp theo khách hàng quan tâm chính là các cách điều trị viêm nha chu hiệu quả.
Điều trị khẩn cấp viêm nha chu
Theo nhận định của các chuyên gia nha khoa đầu ngành, phần nướu răng xuất hiện khối áp xe hoặc niêm mạc lợi bị viêm thì cần điều trị khẩn cấp. Cách nhanh chóng nhất chính là dùng ngay thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để tạm thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, bệnh vẫn sẽ tái phát.
Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật
- Bôi trực tiếp thuốc chống viêm lên phần mắc viêm nha chu.
- Tiến hành cạo vôi răng tại nha khoa chuyên nghiệp
- Nhổ bỏ những răng không còn khả năng giữ lại
- Cố định những răng đang trọng tình trạng lung lay
Điều trị viêm nha chu phẫu thuật
Đối với viêm nha chu nặng, thông thường bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp:
- Phẫu thuật làm nhỏ túi nha chu: Bác sĩ thực hiện làm nhỏ các túi nha chu sau đó làm sạch mảng bám trên răng.
- Phẫu thuật tái tạo: Cắt bỏ hoàn toàn túi nha chu. Mô và xương nha chu sau đó sẽ tự tái tạo lại.
- Phẫu thuật ghép mô mềm: Phẫu thuật ghép mô mềm giúp hạn chế tình trạng tụt lợi và thúc đẩy phục hồi các bộ phận xung quanh răng. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ ê buốt, giữ được thẩm mỹ đường viền nướu cho răng.
Điều trị duy trì bệnh viêm nha chu
Khi tình trạng viêm nha chu đã ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh vẫn cần tiếp tục điều trị duy trì. Bạn phải đi khám nha khoa định kỳ để theo dõi tình trạng nha chu, đề phòng bệnh tái phát hoặc bệnh vẫn tiếp tục phát triển.
phải làm sao?
Cùng với việc nắm rõ nguyên nhân bị viêm nha chu, cách điều trị thì
Cách phòng ngừa hiện tượng viêm nha chu răng
cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu cũng là điều chúng ta cần biết. Dưới đây là cách phòng ngừa hiện tượng viêm nha chu mà các chuyên gia nha khoa khuyến khích:
- Khi đánh răng chúng ta thực hiện chải theo chiều dọc hoặc theo chiều xoay chiều bằng bàn chải mỏng, dẹt, lông mềm sợi nhỏ. Bởi thực tế nếu đánh răng theo chiều ngang rất dễ gây ra chảy máu chân răng và làm mòn men răng.
- Khi ăn xong mỗi bữa chính, chúng ta cần đánh răng ngay để vi khuẩn không có cơ hội tích tụ.
- Cần phải bỏ hẳn thói quen dùng tăm tre, thay vào đó là dùng chỉ nha khoa, tăm nước.
- Thực hiện xúc miệng nước muối, nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám trên răng.
- Cần hạn chế tối đa việc ăn đồ ngọt, tránh xa các chất kích thích
- Thực hiện thăm khám nha khoa để kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm nha chu
– Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa, người bị viêm nha chu cần tích cực ăn thực phẩm chứa vitamin A: Vitamin A rất tốt cho nướu răng. Ngoài ra khi bị nha chu, bạn có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn các loại gan động vật, uống sữa, thịt đỏ và trứng.
– Thực phẩm giàu chất xơ vô cùng cần thiết với những người bị viêm nha chu: Chất xơ cần được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày bao gồm: các loại rau xanh, đậu, hoa quả chứa rất nhiều chất xơ…
– Chú trọng bổ sung các thực phẩm có nhiều axit lactic, gồm: Axit Lactic có trong sữa chua, đồ ăn muối, nước hoa quả lên men. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, chất này hoạt động tích cực trong quá trình tái tạo canxi giúp xương và răng được khỏe mạnh.
– Các thực phẩm chứa omega-3: Công dụng của Omega 3 là chống viêm, giúp hạn chế viêm nướu rất tốt. Ngoài ra chất bổ này còn giúp hình thành tế bào mới, giúp làm sạch vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng. Chất Omega 3 thường dễ dàng được tìm thấy ở dầu cá, cá hồi, và các loại hạt quen thuộc…
– Cần hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc chứa nhiều axit. Các thức ăn này có thể khiến vùng nướu viêm nhiễm bị đau rát, lở loét, nhạy cảm và ê buốt hơn. Bên cạnh đó, người bị viêm nha chu cũng cần hạn chế ăn các loại hạt có vỏ bởi các mảnh vụn của chúng có thể sẽ mắc vào khoảng trống giữa răng và nướu, khiến cho tình trạng nhiễm khuẩn trên nướu của bạn càng trở nên nặng hơn.
Đặc biệt, khi bị viêm nha chu, người bệnh tuyệt đối tránh sử dụng thực phẩm, nước uống có cồn và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Bởi lẽ chúng sẽ khiến răng lợi của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với lượng đường, axit lớn, gây nguy hiểm cho nướu răng.
Trong bài viết trên, Nha khoa Singae đã cung cấp tới các bạn nguyên nhân bị viêm nha chu, những ai có nguy cơ cao viêm nha chu cũng như cách điều trị, phòng chống viêm nha chu. Với những thông tin kiến thức nắm được, Singae mong rằng mọi người sẽ có cách chăm sóc, bảo vệ răng miệng cho bản thân tốt nhất. Với những ai còn thắc mắc về bệnh lý răng miệng này, có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Singae để được tư vấn tận tình nhất.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%