Đánh răng hay bị chảy máu có đáng lo không?

Ngày:03/08/2024

Đánh răng hay bị chảy máu là vấn đề răng miệng mà nhiều người gặp phải nhưng lại ít được quan tâm vì cho rằng trạng này không đáng lo ngại. Vậy nhưng thực tế khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa lại cho biết đánh răng hay bị chảy máu là vấn đề rất đáng lo, vì đó là dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó khi bạn đánh răng hay bị chảy máu cần phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa chảy máu chân răng.

Tại sao đánh răng hay bị chảy máu?

Đánh răng hay bị chảy máu được phân loại thành vấn đề ở răng miệng hoặc vấn đề sức của toàn cơ thể.

Đối với các vấn đề về răng miệng

Viêm nướu: Bệnh lý viêm nướu, viêm lợi được đánh giá là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra tình trạng đánh răng hay bị chảy máu. Bởi vệ sinh răng miệng không đúng cách, chưa sạch sẽ hay thói quen sử dụng tăm thay cho chỉ nha khoa chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nướu thường gặp vì thức ăn vẫn còn bám ở kẽ. Bác sĩ nha khoa cho biết, viêm nướu càng nghiêm trọng thì bạn càng hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng.

Tại sao đánh răng hay bị chảy máu
Tại sao đánh răng hay bị chảy máu

Các bệnh về răng và quanh răng: nhiễm trùng chân răng, sâu răng, viêm nha chu là các bệnh lý về răng và quanh răng gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng.

Các vấn đề về răng và nướu: Răng mọc lệch lạc không đúng chỗ khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, làm thức ăn thường xuyên bị mắc lại ở kẽ răng cũng là lý do dẫn tới tình trạng đánh răng hay bị chảy máu. Hay phần nướu bị chấn thương do dùng bàn chải lông quá cứng, chải răng quá mạnh làm chấn thương nướu, từ đó cũng gây ra tình trạng đánh răng hay bị chảy máu.

Đối với các vấn đề cơ thể

Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thói quen ăn uống không lành mạnh: Các chuyên gia nha khoa nhận định, việc thường xuyên ăn thức ăn cứng hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất, đặc biệt là thiếu vitamin C. Đây sẽ là “thủ phạm” khiến nướu bị tổn thương, kéo theo tình trạng đánh răng hay bị chảy máu.

Dùng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị, chẳng hạn như thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K, từ đây gây chảy máu chân răng. Không chỉ vậy, thuốc điều trị bệnh động kinh, ung thư cũng có thể dẫn đến tình trạng đánh răng hay bị chảy máu.

Đối với các vấn đề cơ thể
Đối với các vấn đề cơ thể

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh sẽ có sự thay đổi nội tiết tố quan trọng. Sự thay đổi này có thể dẫn đến tình trạng tình trạng đánh răng hay bị chảy máu.

Mắc các bệnh ở gan: Quá trình đông máu trong cơ thể có sự tham gia của chức năng gan. Do đó khi gan bị tổn thương khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, từ đó có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Một số vấn đề khác như: Ngoài ra nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, hoặc gặp vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống dẫn đến lo âu, thần kinh căng thẳng, hoặc bị sốt xuất huyết, mắc bệnh bạch cầu, máu khó đông, tiểu đường, … cũng có thể dẫn đến tình trạng đánh răng hay bị chảy máu.

Thường xuyên đánh răng hay bị chảy máu có đáng lo?

Nếu chỉ thỉnh thoảng bạn bị chảy máu chân răng thì không đáng lo, có thể vài ngày là khỏi, không bị lại. Song nếu bạn thường xuyên đánh răng hay bị chảy máu thì rất đáng lo ngại vì có thể dẫn đến viêm nướu cấp tính, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày.

Đánh răng hay bị chảy máu có đáng lo
Đánh răng hay bị chảy máu có đáng lo

Thậm chí theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, việc thường xuyên đánh răng hay bị chảy máu nếu không sớm tìm hiểu nguyên nhân, có cách xử trí kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu và làm tổn thương răng cũng như các tổ chức bao quanh răng. Nghiêm trọng hơn nữa là có thể khiến răng rụng đi. Tình trạng đánh răng hay bị chảy máu không khắc phục sớm có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với những nhóm đối tượng sau:

  • Người mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường: Lượng đường trong máu cao gây một số biến chứng như viêm nội tâm mạc, làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.
  • Phụ nữ đang mang thai: Đánh răng hay bị chảy máu có thể là dấu hiệu nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, dẫn đến sinh non, trẻ sinh non bị nhẹ cân.

Cách khắc phục tình trạng đánh răng hay bị chảy máu

Thực hành tốt vệ sinh răng miệng

Đánh răng hay bị chảy máu có thể là một dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng kém. Bởi khoang miệng bị viêm, chân răng chảy máu khi có mảng bám tích tụ dọc theo đường viền nướu. Mảng bám răng này là một lớp màng dính có chứa vi khuẩn có hại bao phủ toàn bộ răng và nướu của bạn. Do vậy nếu không chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa đủ, đúng cách, vi khuẩn có thể lây lan, gây sâu răng hoặc khiến bạn mắc bệnh nướu răng.

Cách khắc phục, cải thiện vệ sinh răng miệng, tốt nhất bạn thực hiện đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Đặc biệt phụ nữ mang thai cần được chăm sóc răng miệng thật tốt. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng có thể gây ra bệnh nướu răng và chảy máu nướu răng.

Súc miệng bằng dung dịch chứa hydrogen peroxide

Hợp chất hydrogen peroxide cũng có thể loại bỏ mảng bám, tăng cường sức khỏe của răng lợi và cầm máu cho chảy máu chân răng. Trong trường hợp nướu của bạn bị chảy máu, bạn hãy súc miệng bằng hydrogen peroxide sau khi đánh răng. Tuy nhiên tuyệt đối không được nuốt dung dịch.

Viêm lợi có thể gây chảy máu, sưng tấy và tụt nướu. Một nghiên cứu quốc tế cho thấy người súc miệng bằng hydrogen peroxide ít bị viêm nướu hơn.

Súc miệng bằng dung dịch chứa hydrogen peroxide
Súc miệng bằng dung dịch chứa hydrogen peroxide

Ngừng hút thuốc

Khói thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, mà còn liên quan đến bệnh nướu răng. Các nghiên cứu cho thấy, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng nghiêm trọng ở Mỹ, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết.

Có thể nói, hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể bạn khó chống lại vi khuẩn mảng bám. Việc này là nguy cơ cao dẫn đến bệnh nướu răng. Do vậy nếu bạn bỏ thuốc lá có thể giúp nướu răng lành và cầm máu.

Tăng lượng vitamin C trong khẩu phần ăn

Các chuyên gia nha khoa cho biết, ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, từ đó giúp chống lại nhiễm trùng nướu răng gây chảy máu nướu răng.

Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng và khổ phần ăn của bạn mỗi ngày đều không bổ sung đủ vitamin C, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu nếu bạn bị bệnh nướu răng. Bởi sự thiếu hụt vitamin C sẽ là nguyên nhân dẫn đến chảy máu nướu răng ngay cả khi bạn thực hành các thói quen răng miệng tốt.

Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Cam
  • Cà rốt
  • Chanh
  • Các loại rau xanh

Ngoài ra bạn có thể xin sự tư vấn của bác sĩ về việc bổ sung vitamin C. Vì vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường mô liên kết, bảo vệ niêm mạc nướu răng của bạn, nên tốt nhất bạn nên đảm bảo rằng mình cung cấp đủ mỗi ngày. Được biết lượng vitamin C được khuyến nghị cho người lớn là từ 65 đến 90 miligam mỗi ngày.

Súc miệng bằng nước muối

Bác sĩ nha khoa cho biết, vi khuẩn và viêm nhiễm trong miệng gây ra các bệnh về nướu, dẫn tới tình trạng đánh răng hay bị chảy máu. Do đó thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm cũng có thể làm giảm vi khuẩn và cầm máu nướu.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây từ ba đến bốn lần một ngày. Trường hợp chảy máu do chấn thương hoặc chấn thương, việc súc miệng bằng hỗn hợp nước muối cũng giúp miệng của bạn sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Mặc dù viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng là tình trạng rất phổ biến nhưng chúng ta không nên chủ quan trong việc điều trị. Bởi nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, nếu thấy đánh răng hay bị chảy máu trong thời gian dài, liên tục, bạn cần tới các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Qua bài viết trên, nha khoa Singae đã cung cấp tới các bạn những kiến thức liên quan tới vấn đề đánh răng hay bị chảy máu. Mong rằng qua các kiến thức nắm được, các bạn sẽ biết cách chăm sóc răng miệng được tốt hơn, tránh nhiều bệnh lý răng miệng không đáng có.

Bài viết liên quan