Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Ngày:03/08/2024

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người khi vệ sinh răng  miệng hàng ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy điều trị chảy máu chân răng như thế nào, có giải pháp nào phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng? Để giải đáp những thắc mắc này, mời mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Singae nhé!

Thường xuyên bị chảy máu chân răng có sao không?

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị chảy máu chân răng, chúng ta cần biết việc thường xuyên bị chảy máu chân răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Và triệu chứng thường là đánh răng bị chảy máu.

Thông thường bệnh chảy máu chân răng thường xuyên là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như: bệnh thuộc răng miệng, bệnh thuộc hệ thống đông máu, bệnh gan hoặc có thể do ăn uống thiếu chất.

Thường xuyên bị chảy máu chân răng có sao không
Thường xuyên bị chảy máu chân răng có sao không

Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế thì chảy máu chân răng nhiều phần lớn bắt nguồn từ hệ thống răng miệng. Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi gây nên bệnh viêm lợi và viêm nha chu cùng các triệu chứng khác nữa như: sưng lợi, khi ấn vào sẽ đau…

Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng, nướu răng. Trong đó nướu ôm sát lấy răng giúp che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, từ đó ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nếu nướu tốt sẽ là nền tảng cho một hàm răng tốt. Còn nướu bị bệnh không được chữa trị lâu dần thành nha chu kèm theo triệu chứng khác như: hôi miệng, răng yếu, tiêu xương gây lung lay thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn đến rụng răng.

Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Muốn tìm ra cách điều trị chảy máu chân răng chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Các chuyên gia nha khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị chảy máu chân răng khi chải răng. Song phổ biến nhất là do các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu… hoặc cũng có thể do một số vấn đề về sức khỏe khác.

Viêm nướu

Răng được nâng đỡ và bảo vệ bởi nướu (tức lợi). Khi nướu bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến hiện tượng sưng húp, mềm, dễ bị chảy máu khi chạm vào. Thông thường nướu sẽ bị viêm khi bạn vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám cao răng hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Viêm nha chu

Viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng thành viêm nha chu khi đó sẽ rất khó để trị bệnh triệt để.

Viêm nha chu còn có tên gọi khác là viêm quanh răng, là tình trạng các tổ chức quanh răng bao gồm nướu, xương ổ răng cùng các dây chằng nha chu bị phá hủy do viêm nhiễm mãn tính hoặc cấp tính. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng kéo dài mà còn khiến cho răng bị lung lay, mất răng.

Áp xe chân răng

Bệnh lý áp xe chân răng thường xảy ra trong trường hợp răng bị nứt vỡ, viêm tủy không được điều trị kịp thời khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công tới chân răng gây ra ổ mủ áp xe. Triệu chứng điển hình nhất của áp xe chân răng cũng là chảy máu, rỉ dịch mủ. Khi bạn bị đau nhức răng liên tục, sốt và sưng vùng mặt thì đó có thể là biểu hiện nặng của bệnh áp xe chân răng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài viêm nha chu thì vẫn còn một số nguyên nhân khác có thể gây chảy máu chân răng bao gồm: Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng, nội tiết tố thay đổi, bị sốt xuất huyết, ung thư miệng.

Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Khi phát hiện bị chảy máu chân răng khi chải răng, việc đầu tiên bạn cần làm là đến các cơ sở y tế, nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau khi có kết quả, biết rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị chảy máu chân răng phù hợp và kịp thời.

Điều trị chảy máu chân răng như thế nào
Điều trị chảy máu chân răng như thế nào

Lấy cao răng

Đối với trường hợp người bệnh bị viêm nướu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, loại bỏ sạch mảng bám trên bề mặt răng cũng như đường viền nướu. Lấy cao răng xong, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện và khỏi hẳn chỉ sau 2 – 3 ngày.

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp người bệnh bị sưng viêm nặng hoặc áp xe chân răng thì bác sĩ có thể chỉ định chích rạch áp xe, kết hợp với điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ kê đơn thuốc đặc trị và hỗ trợ với liều lượng phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất có thể.

Chỉ định phẫu thuật

Các biện pháp phẫu thuật được chỉ được chỉ định  điều trị chảy máu chân răng  khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh nhân không đáp ứng được.

  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Bác sĩ sẽ làm giảm độ sâu của túi nhu, tạo điều kiện cho việc vệ sinh và làm sạch mảng bám trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Khi xương cùng mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng, khiến túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng ngày càng nhiều vi khuẩn gây tiêu hủy thêm xương và mô nha chu, khiến cho răng lung lay nhiều hơn. Sau khi tiến hành phẫu thuật xong, một phần xương và mô nha chu sẽ được tái tạo trở lại.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị lộ là hậu quả của tình trạng tụt lợi do viêm nha chu. Phẫu thuật cấy ghép mô mềm là cách điều trị chảy máu chân răng có tác dụng phục hồi vùng nướu, ngăn chặn tụt lợi. Phẫu thuật có thể tiến hành ở một hay nhiều răng, đem lại sự hài hòa cho đường viền nướu cũng như cải thiện tình trạng răng ê buốt.
Chỉ định phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật

Giải pháp phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng

Ngoài cách điều trị chảy máu chân răng thì việc duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt hơn các bệnh lý răng miệng nói chung. Trên thực tế nhiều người ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng song không phải ai cũng đang thực hiện tốt điều này.

Dưới đây là 1 số cách vệ sinh răng miệng được các chuyên gia nha khoa khuyến khích nên duy trì thực hiện.

Đánh răng

– Đầu tiên bạn cần lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, nhỏ để đi sâu vào làm sạch các kẽ răng. Cách tốt nhất, bạn hãy lựa chọn bàn chải theo đề nghị của nha sĩ. Đặc biệt lưu ý, bạn nên thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần.

– Sau bước chọn bàn chải sẽ là bước chọn kem đánh răng. Theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa, bạn nên chọn loại có chất Fluoride vì những chất này giúp làm sạch, ngăn ngừa sâu răng và hình thành xương mới chắc khỏe tốt hơn. Song lưu ý không phải lứa tuổi nào cũng nên dùng loại kem đánh răng này. Đồng thời chúng ta nên dùng với lượng phù hợp.

  • Trẻ giai đoạn từ 0 – 18 tháng: Được khuyến cáo không nên dùng kem đánh răng chứa Fluoride.
  • Trẻ từ 18 tháng tuổi – 6 tuổi: Chỉ nên dùng lượng kem đánh răng chứa Fluoride với lượng khoảng bằng hạt đậu.
  • Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Dùng theo lượng kem chứa Fluoride theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Ngoài ra, bạn cần thực hiện mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần đánh trong khoảng 2 – 3 phút. Khi đánh răng cần chải nhẹ nhàng theo vòng tròn, nhớ chải cả lưỡi.

Lưu ý trong quá trình đánh răng không nuốt kem. Trẻ nhỏ cần được cha mẹ hướng dẫn chi tiết để trẻ đánh răng đúng cách.

Dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng là cách vệ sinh răng đơn giản, hiệu quả, đặc biệt có tác dụng loại bỏ thức ăn thừa giắt ở các kẽ răng.

Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa thường dùng sau khi ăn để làm sạch răng nhanh chóng ở những người không có nhiều thời gian hoặc có cấu trúc răng không đều, nhiều khe kín dễ giắt thức ăn.

Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa
  • Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp răng miệng của bạn khỏe mạnh hơn như sau:
  • Đầu tiên bạn dùng đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm, cuộn vòng quanh 2 ngón tay giữa và kéo căng tạo khoảng 4cm.
  • Dùng sợi chỉ đặt vào trong kẽ răng, rồi di chuyển lên xuống để loại bỏ vụn thức ăn.
  • Thực hiện làm lần lượt các kẽ răng để làm sạch toàn bộ răng miệng.
  • Cần lưu ý dùng hay ngón tay để uốn chỉ nha khoa theo hướng mong muốn, tuyệt đối không nên đè quá mạnh vì dễ cọ xát làm tổn thương nướu.

Dùng nước súc miệng

Nước súc miệng là cách làm sạch răng miệng đơn giản lại hiệu quả, đặc biệt giúp loại bỏ vi khuẩn và sự gây hại của chúng, ngăn chặn bệnh viêm nhiễm, sâu răng. Nước súc miệng được khuyến cáo dùng sau khi đánh răng, là loại không chứa alcohol.

Cách sử dụng: Bạn chỉ cần lấy một lượng nước súc miệng vừa đủ, ngậm trong khoang miệng khoảng 30 giây. Đây là thời gian đủ để đảm bảo nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó bạ nhổ hết nước súc miệng, có thể súc miệng lại bằng nước sạch. Chú ý không nên ăn sau khi súc miệng khoảng nửa giờ.

Lấy cao răng định kỳ

Bên cạnh các cách điều trị chảy máu chân răng và cách vệ sinh răng miệng hàng ngày trên, lấy cao răng định kỳ được khuyến cáo nên thực hiện 6 tháng 1 lần. Trên thực tế dù vệ sinh răng miệng kỹ càng nhưng các mảng bám cao răng vẫn xuất hiện, bám quanh răng gây mất thẩm mỹ. Đồng thời các mảng bám này cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng.

Qua bài viết, Nha khoa Singae đã cung cấp tới các bạn nội dung kiến thức liên quan tới vấn đề chảy máu chân răng khi đánh răng và cách điều trị điều trị chảy máu chân răng để các bạn biết cách xử lý, chăm sóc và điều trị nếu không may mắc phải tình trạng này.

Bài viết liên quan