6 Nguyên nhân gây nhức răng không ngờ tới, bạn có biết ? 

Ngày:03/08/2024

Răng ê buốt và nhức bạn không biết phải làm sao? Nguyên nhân gây nhức răng là do đâu? Có những cách trị nhức răng tức thời nào mà bạn có thể thực hiện tại nhà?

6 nguyên nhân gây nhức răng

1. Sâu răng gây nhức răng

Sâu răng có lẽ nguyên nhân hàng đầu gây lên các bệnh lý về răng. Sâu răng là sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng, dần dần phá huỷ cấu trúc răng. Răng sâu hình thành thức ăn bị giắt lại các kẽ răng và không được vệ sinh sạch sẽ. Sâu răng sẽ phá hủy men răng, ngà răng nặng hơn là tuỷ răng, khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau răng. 

Nguyên nhân gây nhức răng
Sâu răng là nguyên nhân gây nhức răng

Nguyên nhân sâu răng: 

– Vệ sinh răng miệng không đúng khoa học, không lấy cao răng thường xuyên. 

– Ăn nhiều thực phẩm có đường và axit. Đây là những thực phẩm giúp đẩy mạnh quá trình sâu răng. 

– Ăn đồ quá cứng, làm nứt mẻ răng. Răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. 

– Ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có hại cho men răng. 

Dấu hiệu nhận biết:

– Bề mặt răng xuất hiện các vệt màu đen, các lỗ sâu hoặc răng đổi màu.

– Răng đau nhức, ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh.

Cách điều trị:

Với răng sâu các nha sĩ thường đưa ra 3 phương án điều trị

– Hàn răng: Cách điều trị này sẽ phù hợp với những khách hàng bị sâu răng nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tuỷ. Khi này bác sĩ sẽ nạo sạch vùng răng bị sâu và thay thế bằng một miếng trám để định hình răng.

– Điều trị tủy: Điều trị tuỷ là khi vết sâu đã lan rộng và ăn vào tuỷ. Khi này bác sĩ tiến hành điều trị tuỷ để giải quyết triệt để vấn đề nhức răng do sâu.

– Trường hợp cuối cùng, nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng, không thể phục hình thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ.

2. Nguyên nhân gây nhức răng – áp-xe răng 

Áp xe răng là tình trạng chân răng xuất hiện mủ trắng ở chân răng. Áp-xe được chia thành 2 loại: Áp-xe quanh chóp và áp-xe nha chu (túi nha chu hay túi mủ). 

Nguyên nhân gây nhức răng
Áp – xe là nguyên nhân gây nhức răng

Nguyên nhân bị áp xe:

– Áp xe là một trong những biểu hiện của việc răng miệng bị nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng sau khi nhổ răng, nhiễm trùng sau khi cấy ghép Implant …

– Nhiễm trùng có thể xuất hiện khi ăn đồ ăn cứng, gây rách lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, hình thành khối áp – xe. 

– Răng sâu, lâu ngày không được điều trị tuỷ cũng là một trong những nguyên nhân gây áp – xe. 

Dấu hiệu nhận biết:

– Khách hàng thường xuyên cảm thấy đau nhức do ổ mủ không được giải phóng sẽ chèn lên các dây thần kinh. Cơn đau sẽ tăng mạnh khi thực hiện hoạt động ăn, nhai.  

– Răng ê buốt mỗi khi trời nóng hoặc lạnh.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu, miệng bị đắng. 

– Vùng áp-xe và các vị trí xung quanh sưng đỏ, đau nhức, đôi khi sẽ bị chảy mủ trắng. 

– Áp – xe nghiêm trọng sẽ gây sốt, sưng hạch ở cổ. 

Cách điều trị:

Tuỳ vào vị trí áp-xe sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau như:

– Chích rạch áp-xe.

– Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng.

– Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

– Điều trị tuỷ

Xem thêm: [ List 12+] Cách trị nhức răng tại nhà bằng các nguyên liệu có sẵn

3. Nguyên nhân gây nhức răng – Mọc răng khôn 

Răng khôn mọc cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức răng. Do đó, nha sĩ thường khuyên nên nhổ bỏ chiếc răng khôn phiến toái này. 

Mọc răng khôn là nguyên nhân đau nhức răng
Răng khôn mọc lệch gây nhức răng

Răng khôn thường gây đau nhức khi: 

– Răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt do xương hàm không có đủ vị trí trống, do lợi và xương xe mất.  

– Răng khôn mọc ngầm đâm thẳng sang các răng bên cạnh 

Dấu hiệu nhận biết:

– Lợi ở vị trí mọc răng bị sưng đỏ, ê buốt

– Đau nhức, khó chịu. Cơn đau âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí bị sưng má. 

– Đau răng thường sẽ kèm theo các cơn sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đôi khi mất ngủ vì đau nhức răng.

– Răng khôn mọc lệch lâu ngày có thể khiến các răng bên cạnh bị xô lệch vị trí, ảnh hưởng tới các răng kế cận, mất thẩm mỹ. 

Cách điều trị:

– Trong trường hợp răng khó mọc lên do bị lợi trùm thì cần rạch lợi để phát triển bình thường.  

– Trong trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng đến các răng bên cạnh sẽ cần tiến hành phẫu thuật để nhổ bỏ.

– Trong thời gian răng khôn mọc, thức ăn thường xuyên giắt lại vào gây viêm nhiễm. Do đó, khách hàng cần phải vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối để làm sạch hoàn toàn khoang miệng. 

– Giữ gìn vệ sinh vùng mọc răng để tránh hình thành các mảng bám trên răng mới mọc.

4. Nhức răng do các bệnh về nướu gây nên

Các bệnh về răng nướu bao gồm: Viêm lợi, viêm nha chu…Các bệnh lý về răng miệng sẽ gây hỏng răng thậm chí là mất răng nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh về nướu thường hình thành do vi khuẩn có hại trú ngụ trong các mảng bám ở răng.

Một số trường hợp khác thì do sự thay đổi hormone (thường ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai), tác dụng phụ của thuốc tây…cũng là nguyên nhân gây nhức răng. 

Viêm lợi là nguyên nhân gây nhức răng
Lợi bị viêm có màu thẫm, dễ chảy máu

Triệu chứng:

– Nướu sưng đỏ, có màu thẫm, lợi không ôm sát chân răng. 

– Răng đau nhức.

– Nướu đau âm ỉ, dễ tổn thương và chảy máu chân răng. 

– Lâu ngày xuất hiện mủ xung quanh nướu, mùi hôi khó chịu.  

Cách điều trị:

– Nếu tình trạng viêm nhiễm mới chỉ ở giai đoạn đầu thì chỉ cần vệ sinh răng miệng để cải thiện tình trạng tình trạng lợi. Bạn nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để đánh bay vi khuẩn, giảm sưng tấy. 

– Bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

– Làm sạch cao răng để tiêu diệt vi khuẩn.

– Trường hợp viêm nướu nặng, xuất hiện các túi mủ thì cần nạo sạch mủ để giảm đau nhức. 

– Nghiêm trọng hơn, răng sẽ bị rụng khi bị viêm nha chu. Khi đó, cần phải cấy ghép Implant để thay thế chân răng đã mất. 

5. Đau răng chấn thương răng, nứt răng làm nhức răng

Răng của bạn có thể bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ ăn nhai. Sử dụng lực cắn quá mạnh vào một vật cứng, dùng răng để cạy nắp bia hay là một tai nạn không mong muốn cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị chấn thương. 

Nguyên nhân gây nhức răng
Mẻ răng là, để lộ ngà răng sẽ khiến răng bị đau nhức

Triệu chứng: 

– Răng bị sứt, mẻ để lộ ngà răng 

– Cảm thấy buốt khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh 

– Mỗi khi cắn đồ ăn, hoặc dùng lực sẽ thấy buốt.  

Cách điều trị: 

– Nếu vết mẻ bé, bạn có thể sử dụng miếng hàn để khôi phục hình thể và chức năng của răng 

– Nếu vết mẻ quá to thì hàn răng không phải là biến pháp tối ưu, bạn nên bọc sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai. 

 6. Loạn năng thái dương hàm gây đau nhức răng hàm

Khớp thái dương có chức năng hỗ trợ các hoạt động nhai, nói, nuốt… Do đó, việc loạn năng khớp thái dương cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng lợi. 

Mô phỏng khớp thái dương bị viêm gây đau răng
Mô phỏng khớp thái dương bị viêm gây đau răng

Nguyên nhân gây loạn năng thái dương hàm: 

– Chỉ tập trung một bên

– Thoái hoá sụn khớp thái dương.

– Chấn thương do tai nạn.

– Co thắt cơ quanh khớp.

Triệu chứng:

– Hội chứng loạn năng thái dương hàm khiến răng đau nhức, khó hoạt động. 

– Hạn chế trong các vận động của răng, hàm như: Nhai, cắn, nói, há miệng…

– Khi há miệng có tiếng lạo xạo phát ra ở vùng khớp thái dương hàm.

– Về lâu về dài sẽ làm giãn khớp thái dương, dễ chuyển sang trật khớp.

Điều trị:

– Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.

– Vật lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng…

– Gắn máng nhai hằng ngày để cân bằng lại hệ thống nhai.

– Nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp như: Mài, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật, nhổ răng…

Xem thêm: [Top 21 +] Mẹo chữa nhức răng dân gian thường dùng

Cách điều trị nhức răng tức thì, tại nhà.  

Để giảm đau nhức răng tức thì và điều trị nhức răng dứt điểm bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây

Muối giúp giảm nhức răng, tránh nhiễm khuẩn

Khi nhắc tới các phương thuốc chữa nhức răng chắc hẳn mọi người đều nghĩ tới muối biển. Muối là nguyên liệu rất hữu dụng giúp bạn chữa trị đau răng. Bạn chỉ cần cho nước ấm vào một cốc nước và cho thêm muối biển để súc miệng. Muối có tính sát trùng cao nên có khả năng đánh bay các vi khuẩn trong khoang miệng. Một khi vi khuẩn không còn thì các triệu chứng đau nhức cũng sẽ giảm đáng kể. 

Mẹo chữa nhức răng bằng muối biển
Mẹo chữa nhức răng bằng muối biển

Dung nước trà xanh trị nhức răng

Theo thông tin từ bệnh viện răng hàm mặt TW thì trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao, có khả năng ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của quá trình sâu răng. Súc miệng với trà xanh hàng ngày có thể giúp làm lành viêm nhiễm.

Để thực hiện bạn có thể hãm trà xanh với nước sôi và dùng nước này để súc miệng. Đây là một cách đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và không có tác dụng phụ, rất an toàn cho sức khoẻ. 

Mẹo chữa nhức răng bằng nước trà
Mẹo chữa nhức răng bằng nước trà xanh

Chườm nóng giúp giảm nhức răng tức thì

Chườm ấm cũng là một cách để bạn giảm nhức răng, nước ấm có khả năng làm tan cục máu bầm, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn. Từ đó, sẽ giúp giảm cơn đau nhức, khó chịu. 

Bạn có thể dùng một chiếc khăn, ngâm qua với nước nóng và vắt kiệt nước. Sau đó, bạn chườm khăn lên vùng má đang bị đau nhức. Thực hiện lặp đi, lặp lại thao tác này sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể. 

Dùng hành tây giảm đau răng

Hành tây là mẹo chữa giảm đau răng tức thì mà rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể ngậm nước ép hành tây hoặc thái lát mỏng và ngậm vào chỗ đau để tình trạng trở nên tốt hơn.

Chữa nhức răng bằng hành tây
Chữa nhức răng bằng hành tây

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu muốn nhanh chóng và tiện lợi nhất bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau mua tại các hiệu thuốc. Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhanh chóng, không cần thực hiện cầu kỳ. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ thành phần của thuốc để đảm bảo bạn sẽ không bị dị ứng. 

Cách phòng ngừa các nguyên nhân gây đau răng

– Vệ sinh răng miệng đều đặn, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, dẻo, nhiều chất béo…; uống  rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga…

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại Vitamin và muối khoáng.

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

– Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 4 – 6 tháng/ 1 lần.

Tìm hiểu rõ nguyên nhân nhức răng sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh sớm hơn. Quý độc giả muốn thăm khám răng hoặc có thắc mắc nào về bệnh lý nha khoa có thể liên lạc với phòng khám Sinagae để được tư vấn kịp thời.

Bài viết liên quan