Đau nhức răng do đâu và cách làm hết nhức răng vĩnh viễn
Bạn bị đau nhức răng nhưng không biết do đâu? Bạn đang tìm kiếm cách trị nhức răng tức thời nhưng chưa biết cách nào thực sự hiểu quả? Bài viết dưới đây nha khoa Singae sẽ gửi tới bạn đọc những cách trị nhức răng vĩnh viễn mà bạn nên biết!
Nguyên nhân gây đau nhức răng
Việc xác định được nguyên nhân gây đau răng sẽ giúp bạn có hướng giải quyết kịp thời. Những nguyên nhân gây nhức răng phổ biến nhất mà bạn thường gặp đó là:
Đau nhức răng do bị sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân gây đau răng không chỉ xảy ra ở trẻ em mà có cả người lớn. Răng của người bệnh sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn sẽ trú ngụ trong các mảng bám thức ăn và tạo ra acid, gây nên các lỗ sâu trên răng của bạn.

Chính lỗ sâu này khiến răng bạn nhạy cảm và đau nhức mỗi khi bạn cắn thức ăn hoặc khi ăn các thức ăn quá nóng, qúa lạnh. Càng để lâu thì vị trí tổn thương ngày càng lan rộng, tình trạn răng càng ngày càng nguy hiểm. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của y khoa thì vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng ở bên trong gây nhiễm trùng.
Đau răng do bị viêm tủy
Tủy răng chứa đầy dây thần kinh nên vô cùng nhạy cảm. Khi tủy răng bị sâu sẽ tiết dịch tạo một áp lực trong buồng tủy. Áp lực ngày càng tăng sẽ tác động vào các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy đau răng dữ dội.
Phần lớn viêm tủy chính là biến chứng của sâu răng không được điều trị. Triệu chứng nhức răng do viêm tủy răng có thể từ nhẹ đến nặng, tuỳ vào mức độ viêm tuỷ.

Đau nhức do bị áp xe răng
Áp xe răng thực chất là một túi mủ do nhiễm trùng gây ra. Áp xe có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau như xung quanh răng, bề mặt nướu hoặc sâu dưới chân răng. Bất cứ khe hở nào tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thì đều có nguy cơ dẫn tới áp xe răng, bao gồm sâu răng, nứt vỡ răng, viêm nha chu,…
Khi lượng mủ nhiều không thể giải phóng được, nó sẽ tạo một áp lực tác động lên các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. Đi kèm với nhức răng, khách hàng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: hơi thở có mùi, sốt…

Chấn thương gây nhức răng
Nhức răng cũng có thể do là va đập, chấn thương răng. Những thói quen xấu như nhai đồ cứng, dùng răng bật nắp chai hoặc tai nạn trong sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Vết nứt răng làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong khiến bạn cảm thấy đau.
Xem thêm: 10+ Cách chữa [ đau nhức răng ban đêm ] có hiệu quả tức thì
Đau răng do bị mọc răng khôn
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này xảy ra khi răng không có đủ chỗ trống trong hàm để mọc thẳng như các răng khác. Răng khôn mọc đâm vào nướu hoặc răng bên cạnh gây nên tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài. Răng khôn mọc lệch ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn uống và sức khoẻ của người bệnh.
Mặt khác, bởi vì răng khôn thường bị kẹt giữa xương hàm và nướu nên rất dễ xuất hiện lợi trùm, khiến vi khuẩn dễ tích tụ gây sâu răng. Răng sâu sẽ lan sang các răng kế cận khiến răng đau nhức thêm nhiều lần.
Các triệu chứng khi bị đau nhức răng
- Cảm giác đau nhức âm ỉ, đau liên tục hoặc đau đột ngột. Đau răng có thể xuất hiện khi khách hàng ăn nhai hoặc ngay cả khi không làm gì.
- Chảy máu chân răng răng hoặc nướu.
- Sưng tấy quanh răng.
- Sốt hoặc đau đầu.
- Có vị lạ từ răng hoặc nướu.
- Hôi miệng.
Xem thêm: Nhức răng làm gì cho hết? 17 + Mẹo làm giảm đau răng tức thì
Viêm lợi có gây đau nhức răng hay không?
Viêm lợi và viêm nha chu là bệnh lý khoang miệng đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng vùng nướu. Viêm lợi là một trong những nguy cơ gây gây đau răng. Nếu không được điều trị kịp thời viêm lợi còn để lại nhiều biến chứng khó lường. Nó có thể gây rụng răng nguyên hàm, tụt nướu, tiêu xương,…

Nhức răng do viêm lợi xảy ra do áp lực từ viêm và độc tố của vi khuẩn. Răng đau nhức âm ỉ, lợi sưng đỏ, nướu tụt dần và dễ chảy máu. Nếu để trình trạng kéo dài răng có thể bị rung. Bệnh lý lợi thường tiến triển rất nhanh, nên ta cần kiểm tra răng miệng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
Cách điều trị đau răng tạm thời
Các cơn đau nhức răng sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Do đó, bạn có thể sử dụng các cách sau để làm dịu cơn đau răng:
Dùng thuốc đặc trị chữa đau nhức răng
Thuốc giảm đau đặc dụng nhằm hỗ trợ điều trị các cơn đau răng về đêm, giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Một số loại thuốc giảm đau phổ biến như: Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil) mà bạn có thể tham khảo. Đây là cách nhanh chóng, đơn giản đối với nhiều người để giảm hiệu quả các cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên bạn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc của dược sĩ kê đơn thuốc.
Nếu cơn đau răng nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ để tham khảo về các loại thuốc giảm đau mạnh hơn.
Chườm lạnh giảm đau răng
Có thể bạn chưa biết nhưng đá lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau răng. Chườm túi đá vào má ngoài hoặc hàm trong đang bị đau sẽ co mạch máu ở khu vực đó. Đá lạnh có làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác nên sẽ giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu trong một thời gian ngắn. Chườm lạnh lên khu vực đó trong vòng 15–20 phút/ lần sẽ giúp bạn cạm thấy dễ chịu hơn. Chườm lạnh là một trong những phương pháp giảm đau răng ban đêm đơn giản và hữu hiệu.

súc miệng nước muối làm giảm đau răng
Súc miệng bằng nước muối là một trong những các đơn giản những hiệu quả cao giúp làm thuyên giảm các cơn nhức răng. Nước muối là một chất kháng khuẩn tự nhiên, vì vậy nó có thể làm giảm viêm và sưng đau. Súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn hoặc mảnh vụn mắc kẹt trong răng sau mỗi bữa ăn.
Sử dụng bạc hà chữa đau nhức răng
bạn cũng có thể ngậm trà bạc hà hoặc ngậm túi bạc hà để giúp giảm đau tạm thời. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong bạc hà có chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bên cạnh đó Menthol, một thành phần có trong bạc hà, cũng có thể có tác dụng làm tê nhẹ các vùng nhạy cảm và giảm đau sưng.
Chữa đau răng bằng cách sử dụng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu phổ biến trong gia đình mà một số người thường sử dụng để giảm đau nhức răng. Trong tỏi có hợp chất Allicin, có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Bạn chỉ cần nhai một nhánh tỏi và để nó ở gần chiếc răng đang bị đau là có thể giảm đau hiệu quả.
Chữa đau răng bằng cách thay đổi độ cao khi ngủ tại nhà
Máu tụ ở đầu có thể làm đau răng nhiều hơn. Bản chất khoa học của việc thay đổi độ cao khi gối ngủ là giúp bạn lựa chọn được tư thế ngủ thoải mái nhất, và giúp máu lưu thông tốt hơn, phòng tránh các cơn đau răng ban đêm.
Một tư thế ngủ thoải mái, với độ cao vừa đủ sẽ khiến cột sống, các bó cơ tại cổ và khuôn mặt được đặt một cách đối xứng, tránh tình trạng tê mỏi.
Cách điều trị vĩnh viễn đau nhức răng
Các cách điều trị tại nhà sẽ chỉ mang tính chất tạm thời, ngắn hạn. Nếu muốn điều trị vĩnh viễn bạn sẽ cần sự can thiệt của chuyên gia nha khoa.
Nha sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây nhức răng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để đưa ra cách điều trị hiệu quả.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh loại bỏ hoàn toàn phần mô bị nhiễm trùng, nha sĩ điều trị cả các thương tổn, nhằm bảo vệ khu vực nhạy cảm, tránh tiếp xúc với môi trường trong khoang miệng. Đây là một số các biện pháp điều trị nha khoa:
Cách phòng tránh nhức răng
Phần lớn các cơn đau đều phát sinh từ tình trạng sâu nhức răng. Do đó, việc phòng việc tuân theo các quy tắc vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn y tế là biện pháp phòng ngừa đau răng tốt nhất. Các biện pháp phòng tránh đau răng có thể sử dụng như:
- Đánh răng thường xuyên với kem đánh răng chứa fluoride.
- Súc miệng với nước súc miệng sát trùng.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng.
- Súc miệng với nước súc miệng sát trùng.
- Đến gặp nha sĩ mỗi năm hai lần để kiểm tra tổng quát.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau răng. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng cơn đau ngày càng tồi tệ hơn do trì hoãn đi khám.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%