Nhức răng sâu lan vào tuỷ có nguy hiểm không? Cách giảm nhức răng sâu
Nhức răng sâu do đâu? Nhức răng sâu có nguy hiểm không? Mẹ bầu bị nhức răng sâu thì nên làm gì? Đó đều là những băn khoăn của khách hàng khi tìm hiểu về nhức răng. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết ấy!
Tại sao nhức răng sâu lại gây đau nhức
Đau nhức răng là biểu hiện thường gặp của bệnh nhân bị sâu răng. Khi răng bị sâu đã tạo nên lỗ sâu lớn trên răng. Những lỗ răng này là điều kiện để sâu răng tấn công vào tuỷ răng gây đau nhức. Hơn nữa khi hình thành lỗ trên răng sẽ khiến ngà răng bị lộ ra ngoài, gió lạnh hoặc thức ăn quá nóng, quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến răng bị đau nhức.
Cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu như không được chữa trị kịp thời. Nhất là về ban đêm những cơn đau nhức răng sâu sẽ hành hạ bạn, khiến bạn trằn trọc, khó ngủ. Dẫn đến tinh thần mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc và học tập.
Rất nhiều khách hàng chủ quan với những chiếc răng sâu, nên không điều trị dù đã có các dấu hiệu rõ ràng. Răng sâu để lâu sẽ có nguy cơ viêm tủy răng rất nguy hiểm.
Đau nhức răng sâu vào tủy gây đau nhức có nguy hiểm không?
Răng sâu vào tuỷ là là giai đoạn bệnh khá nghiêm trọng của việc sâu răng không điều trị kịp thời. Khi răng sâu vào tủy mà không được điều trị sớm thì sẽ dẫn đến các vấn đề sau:
Viêm tủy răng dẫn đến viêm lợi chân răng
Răng sâu vào tuỷ sẽ khiến tuỷ bị viêm dẫn đến viêm lợi chân răng, áp-xe chóp răng gây đau nhức khó chịu. Thậm chí vết sưng to còn làm sưng má, sưng mặt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
Làm chết tuỷ
Răng sâu vào tủy sẽ làm chết tủy, phá hủy toàn bộ phần thân răng. Răng bị sâu quá lớn sẽ cần nhổ bỏ vĩnh viễn.
Là nguyên nhân làm sâu các răng bên cạnh
Răng sâu vào tủy ngoài việc phá hỏng cấu trúc của phá huỷ cấu trúc răng đó còn dẫn đến hiện tượng sâu và viêm nhiễm ở các răng kế cận.
Ảnh hưởng ăn nhai và thẩm mỹ
Nếu răng sâu vào tủy không được điều trị ngay, viêm nhiễm đi sâu xuống chóp răng và lan sang các tổ chức lân cận, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Khách hàng bị nhức răng sâu thường sẽ có cảm nhận ăn uống không ngon, nhai không thật, do thường xuyên bị đau buốt khi ăn.
Phá huỷ tố chức xương hàm
Các răng bị nhiễm trùng chóp răng, rất dễ để tạo thành nang chân răng. Với những nang to trong xương hàm sẽ gây phá hủy tổ chức xương nghiêm trọng. Khi đó, việc chữa trị sẽ cực kỳ phức tạp, tốn kém, thậm chí không thể phục hồi khả năng ăn nhai cũng như không thể phục hồi được chức năng thẩm mỹ.
Hình thành bệnh lý về tim mạch, tiểu đường
Từ viêm tủy dẫn đến viêm nhiễm ổ xương hàm. Những ổ viêm trong xương hàm gây ra do biến chứng của răng sâu vào tủy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, hình thành nên các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,… Điều này làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát…
Hôi miệng
Răng sâu vào tuỷ thường sẽ phá huỷ toàn bộ cấu trúc răng, tạo thành các hốc sâu lưu trữ thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Hôi miệng sẽ khiến khách hàng cảm thấy không mất tự tin, ngại tiếp xúc.
Xem thêm: Đau nhức răng do đâu và cách làm hết nhức răng vĩnh viễn
Mẹ bầu cần làm gì khi bị nhức răng sâu?
Phụ nữ mang thai thường bị nôn ói nên sẽ làm thay đổi môi trường PH trong khoang miệng. Kèm theo đó là một số thay đổi sinh lý như hay ăn thức ăn chua hoặc thức ăn ngọt sẽ rất dễ bị sâu răng.
Sâu răng khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ bầu và cần có phương án xử lý càng sớm, càng tốt. Mẹ bầu có thể điều trị bằng nhức răng sâu bằng cách hàn răng không dùng thuốc tê.
Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên điều trị sâu răng ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Cần đặc biệt chú ý trong quá trình mang thai không nên nhổ răng vì có thẻ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến bé.
Nếu răng sâu lan rộng vào tủy thì mẹ bầu nên chờ sau khi sinh xong rồi mới tiến hành điều trị. Vì điều trị tuỷ bắt buộc bạn phải chụp X quang, mà tia X quang thì không tốt cho thai nhi.
Không nên tự ý uống thuốc giảm đau răng khi chưa có sự chỉ định và chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: 10+ Cách chữa [ đau nhức răng ban đêm ] có hiệu quả tức thì
Biện pháp giảm nhức răng sâu
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau nhức răng sâu tức thì bạn cần biết và lưu lại
Dùng thuốc giảm đau để giảm nhức răng sâu
Dùng thuốc giảm đau được cho là biện pháp hữu hiệu nhất giúp giảm nhức răng sâu tại nhà. Một vài loại thuốc được dùng phổ biến như : Paracetamol, Ibuprofen, aspirin…
Bạn có thể tìm mua những loại thuốc này trên các hiệu thuốc toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ liều dùng cũng như cách dùng của dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Giảm nhức răng với nước muối
Ngoài việc sử dụng thuốc bạn cũng nên dùng nước muối biển để đánh bay các vi khuẩn trú ngụ trên răng. Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm nhẹ các cơn nhức răng sâu hiệu quả. Nước muối sẽ hạn chế cơn đau răng tiến triển bằng cách:
– Làm giảm sưng, giảm viêm
– Tăng cường khả năng chữa lành vết thương
– Loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm họng.
Cách thực hiện:
Rót nước ấm vào cốc muối, sau đó khuấy đều cho đến khi các hạt muối đã tan hết. Súc miệng đều đặn mỗi ngày khoảng 4-5 lần/ 1 ngày để giảm sưng viêm và chữa lành các mô mềm. Mẹo chữa đau răng này rất hiệu quả với tình trạng đau răng do viêm nướu, viêm quanh chân răng.
Giảm nhức răng sâu với rượu
Rượu là cồn có tính sát khuẩn, nên những lúc đau răng bạn nên ngậm rượu để giảm đau nhức, giảm sưng cũng như loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.
Bạn có thể chọn rượu trắng hoặc rượu cau, rượu hạt gấc để sử dụng. Do đó, thay vì ngậm dung dịch nước muối, bạn có thể ngậm rượu để làm thuyên giảm những cơn đau răng đồng thời kháng viêm hiệu quả.
Những lưu ý khi chữa nhức răng sâu
Tất cả những cách giảm đau khi sâu răng kể trên chỉ là những biện pháp có tác dụng tạm thời. Để khắc phục hoàn toàn tình trạng nhức răng sâu bạn nên tới ccs cơ sở nha khoa có phác đồ điều trị hiệu quả.
Trước đó bạn cần lưu ý một vài điều khi chữa nhức răng sâu ở nhà để phòng ngừa đau răng, áp xe răng hay viêm tủy răng. Bạn có thể thực hiện điều này với các bước như sau:
– Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứ fluoride, tần suất hai lần một ngày.
– Hạn chế thực phẩm hoặc thức uống nhiều đường.
– Làm sạch khu vực kẽ răng và dưới đường nướu bằng chỉ nha khoa
– Không hút thuốc lá.
– Kiểm tra răng miệng đúng định kỳ.
– Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 24 giờ, bạn hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nhức răng sâu. Khách hàng còn băn khoăn gì có thể liên hệ với nha khoa Singae để được tư vấn kịp thời.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%