Răng tạm trên Implant: Ưu điểm, Phân loại, Lưu ý

Ngày:03/08/2024

Răng tạm trên Implant là gì, Các trường hợp nên sử dụng, có các loại răng tạm nào, cách chăm sóc ra sao,… Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.

Sau khi lựa chọn thực hiện trồng răng Implant thông thường khách hàng phải chờ đợi vài tuần để cho trụ Implant có thể tích hợp. Tuy nhiên, đối với những khách hàng mất răng toàn hàm, mất răng cửa,.. thì việc sử dụng răng tạm sau khi cấy ghép trụ là giải pháp phục hồi tối ưu nhất trong thời gian trụ Implant tích hợp, chắc chắn. Điều này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp phục hồi tương đối chức năng ăn nhai.

Răng tạm trên Implant là gì?

Răng tạm trên Implant là giải pháp phục hình tạm thời hoặc là phương pháp chuyển tiếp trong khi chờ đợi trụ Implant tích hợp hoàn toàn. Chính vì vậy, răng tạm có chức năng thẩm mỹ vô cùng quan trọng.

Răng tạm trên Implant: Ưu điểm, Phân loại, Lưu ý

Khi sử dụng răng tạm, thì khách hàng vẫn có thể ăn uống được bình thường. Tuy nhiên, do chỉ là răng tạm thời nên khách hàng nên hạn chế sử dụng những món ăn quá dai, quá cứng,….

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng có nên gắn răng tạm sau khi cấy trụ Implant hay không? Thì theo khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ nha khoa thì khách hàng không nên đeo răng tạm để hạn chế các tổn thương không đáng có. Tuy nhiên, đối với những khách hàng bị mất răng cửa hay toàn hàm thì răng tạm trên Implant sẽ là giải pháp tối ưu trong thời gian chờ trụ Implant tích hợp hoàn toàn.

Các trường hợp nên sử dụng răng tạm trên Implant

Để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng, khách hàng nên lắng nghe các chỉ định của bác sĩ trong việc có nên sử dụng răng tạm hay không. Một số trường hợp được bác sĩ chỉ định áp dụng như:

– Đảm bảo tính thẩm mỹ nếu như khách hàng mất răng cửa, toàn hàm

– Những trường hợp khách hàng cần tái tạo lại mô nướu.

Các loại răng tạm trên Implant hiện nay

Hiện này, có 3 loại răng tạm trên Implant với những ưu điểm, hạn chế khác nhau được áp dụng cho mỗi tình huống cụ thể. Chẳng hạn như:

Răng tạm có cánh dán

Loại răng tạm trên Implant này được thực hiện bằng cách dán vào mặt trong của răng kế bên. Từ đó có thể đảm bảo tính thẩm mỹ trong thời gian chờ đợi trụ Implant tích hợp với xương hàm. Răng tạm có cánh dán thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định sử dụng trong trường hợp khách hàng phục hình từ 1 đến 3 răng. Đặc biệt là răng cửa.

Răng tạm trên Implant: Ưu điểm, Phân loại, Lưu ý

Với tình trạng khách hàng bị mất răng lâu năm thì xương hàm sẽ bị tiêu nhiều. Cho nên việc sử dụng răng tạm có cánh dán là giải pháp thích hợp giúp cho khách hàng có răng tức thì, đảm bảo tính thẩm mỹ ngay sau khi cắm trụ Implant.

Răng tạm trên Implant được gắn cố định

Răng tạm trên Implant: Ưu điểm, Phân loại, Lưu ý

Loại răng tạm trên Implant tiếp theo đó chính là loại răng được gắn cố định sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong trường hợp khách hàng đợi trụ Implant tích hợp với xương hàm sau khi cấy ghép. Sau khi trụ Implant đã tích hợp sinh học, chắc chắn ở xương hàm thì răng tạm sẽ được tháo xuống và thay thế bằng mão sứ cố định theo cấu tạo của Implant.

Răng tạm trên Implant tháo lắp

Loại răng tạm cuối cùng đó chính là loại có thể tháo lắp. Răng tạm có thể tháo lắp thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những khách hàng phục hình nhiều răng, toàn hàm. Hạn chế của loại răng này đó là khách hàng sẽ cảm thấy cồng kềnh, vướng víu và cần có thời gian để thích nghi.

Cách chăm sóc răng tạm trên Implant

Cách chăm sóc răng tạm trên Implant cũng là vấn đề khách hàng cần phải lưu ý khi thực hiện phương pháp này.

Đối với răng tạm cố định, thì khách hàng nên lưu ý một số điều sau:

Răng tạm trên Implant: Ưu điểm, Phân loại, Lưu ý
Close up image of man’s hands holding tube, squeezing whitening toothpaste on brush. Cropped shot of young male going to clean oral cavity after having meal. Hygiene, care and healthy lifestyle

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Ngoài ra, hãy sử dụng thêm cả chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn các mảng bám ở trong khoang miệng.

– 2 – 3 tháng đầu tiên sau khi cắm trụ Implant, thì khách hàng nên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nhai. Hạn chế những món ăn cứng, dai để tránh làm ảnh hưởng đến răng tạm cũng như trụ Implant.

– Hạn chế những tác động mạnh và trực tiếp vào vùng gắn răng tạm.

Trong trường hợp khách hàng sử dụng răng tạm tháo lắp thì nên lưu ý những điều sau:

– Hạn chế việc đeo hàm giả thường xuyên. Khi cần giao tiếp hoặc ăn nhai thì khách hàng hãy sử dụng răng tháo lắp. Còn trong những thời điểm không cần thiết còn lại thì có thể tháo ra để không làm tổn thương đến mô nướu cũng như trụ Implant.

– Sau mỗi bữa ăn thì khách hàng nên tháo hàm răng giả ra và vệ sinh thật sạch.

– Khi không sử dụng thì nên tháo ra và ngâm trong ly nước sạch, chuyên dụng có nắp đậy để không làm cho hàm răng bị bẩn cũng như bị vi khuẩn tấn công.

Lưu ý khi gắn răng tạm trên Implant

Ngoài những điều mà khách hàng cần phải lưu ý trong việc vệ sinh răng miệng thì trong chế độ ăn uống khách hàng cũng cần phải thật cẩn thận. Mặc dù khi dùng răng tạm chức năng ăn nhai đã được khôi phục gần như là bình thường. Tuy nhiên vì là răng tạm nên thời gian sử dụng sẽ không dài. Răng tạm hoàn toàn có thể bị bong ra trong quá trình sử dụng.

Trong quá trình sử dụng răng tạm, khách hàng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như:

– Những loại thịt dai

– Thực phẩm quá cứng, giòn,

– Trái cây cứng

– Các loại bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường.

– Các món quá nóng hoặc quá lạnh

Trên đây là một số thông tin về răng tạm trên Implant. Nếu như quý khách còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí.

Bài viết liên quan