Tại sao hàn răng rồi vẫn đau? Nguyên nhân do đâu?
Tại sao hàn răng rồi vẫn đau, nguyên nhân là gì, cách khắc phục như thế nào,…. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những vấn đề trên nhé.
Tại sao hàn răng rồi vẫn đau?
Hàn răng rồi vẫn đau không phải là hiện tượng hiếm gặp khi khách hàng vừa thực hiện xong kỹ thuật hàn răng ở địa chỉ nha khoa nhỏ bé, không uy tín, chất lượng kém.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hàn răng rồi vẫn đau đó là:
Hàn răng rồi vẫn đau do tác động đến thần kinh răng
Tình trạng ê buốt răng trong thời gian ngắn sau khi thực hiện xong quá trình trám răng là điều vô cùng bình thường và khá thường gặp. Tuy nhiên, nếu như những con ê buốt của bạn trở nên trầm trọng hơn, kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ và đến nhanh phòng khám để được kiểm tra ngay nhé. Lúc này chắc hẳn phần dây thần kinh bên trong răng đã bị tổn thương, gây viêm nên khiến cho bạn rơi vào trường hợp hàn răng rồi vẫn đau.
Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng dây thần kinh răng. Áp xe răng thường diễn ra bởi bệnh lý sâu răng, viêm nha chu hoặc răng bị mẻ,…. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bạn hàn răng rồi vẫn đau.
Ổ sâu răng chưa được xử lý hết
Một trong những nguyên nhân khiến cho việc hàn răng rồi vẫn bị đau đó là do ổ sâu chưa được bác sĩ xử lý hết mà đã thực hiện trám bít lỗ sâu. Lúc này, vi khuẩn ở bên trong sẽ tiếp tục tấn công gây viêm tủy, chết tủy và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
Tay nghề bác sĩ yếu kém
Nếu như tay nghề của bác sĩ thực hiện trám răng cho khách hàng kém, kinh nghiệm không đủ thì có thể khiến cho miếng trám nằm sai vị trí hoặc khiến cho miếng trám bị nứt mẻ. Lúc này, sâu răng sẽ dễ bị tái phát lại và gây nên cảm giác đau nhức. Ngoài ra, nếu như miếng trám có vị trí cao hơn răng bên cạnh thì cũng sẽ làm gia tăng áp lực ăn nhai. Và nếu như không được khắc phục càng sớm càng tốt thì lâu ngày miếng trám sẽ bị vỡ ra và gây nên hiện tượng hàn răng rồi vẫn đau.
Vật liệu trám kém chất lượng
Hầu hết thì các phòng khám nha khoa không uy tín thường là sử dụng các vật liệu trám kém chất lượng. Chính vì thế, miếng trám rất dễ bị vỡ, nút trong quá trình sử dụng. Thức ăn sẽ bị dắt vào răng khiến cho hơi thở có mùi và gây nên các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu,….Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc hàn răng rồi vẫn đau.
Miếng trám đông lại tạo khe rỗng với răng
Sau khi miếng trám đông lại thì thường có xu hướng co nhỏ lại. Điều này sẽ khiến cho giữa miếng trám và răng tạo ra một khe rỗng ở giữa. Khi ăn thì lực nhai mà bạn tạo ra sẽ khiến cho áp suất trong khe rỗng này thay đổi làm tác động lên các ống ngà dẫn đến tủy răng và gây nên hiện tại ê buốt. Ngoài ra thì khi ăn thì thức ăn cũng sẽ rất dễ bị kẹt lại trong khe rỗng này và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Tổn thương viền nướu hoặc chân răng
Sau khi hàn răng nếu như kỹ thuật của bác sĩ không đúng thì có thể làm tổn thương phần viền nướu hoặc chân răng. Đây là những bộ phận không được bảo vệ bởi men răng nên rất nhạy cảm khi bị tác động và khó có thể hồi phục.
Cách khắc phục tình trạng hàn răng rồi vẫn đau
Khi khách hàng gặp phải tình trạng hàn răng rồi vẫn đau thì bạn nhất định phải đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám trực tiếp. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp tùy thuộc vào tình trạng của từng khách hàng.
Thông thường thì khi bị đau thì bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám cũ để thực hiện cạo sạch phần răng bị sâu hoặc xử lý diệt tủy chưa triệt để. Sau đó sẽ trám lại bằng miếng trám mới có chất lượng và thao tác chuẩn xác hơn.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên lựa chọn hàn trám răng bằng công nghệ hiện đại để khắc phục các hạn chế của phương pháp hàn trám răng thông thường. Lúc này vết trám sẽ chắc chắn hơn, không dễ bị bung, nứt vỡ, nên tuổi thọ sử dụng sẽ được cao hơn.
Ngoài ra thì việc chăm sóc răng miệng sau khi hàn răng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Khách hàng nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cùng với đó là kết hợp sử dụng thêm cả máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để có thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn còn đọng lại. Khách hàng cũng nên tăng cường bổ sung thêm các chất có lợi cho sức khỏe răng miệng như canxi, chất xơ,… để giúp cho răng chắc khỏe hơn. Đặc biệt, khách hàng cũng đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ để có thể kịp thời phát hiện ra các vấn đề về răng miệng.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “Tại sao hàn răng rồi vẫn đau”. Nếu quý khách còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%