[ Thắc mắc ] Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?
Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không, giải pháp thích hợp dành cho trẻ bị mất răng sớm là gì,… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời nhé.
Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?
Không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng bị mất răng và nguyên nhân thường thấy nhất đó là do trẻ bị mất răng bẩm sinh, mất răng do tai nạn. Khi đó, việc phục hình răng cho trẻ được bố mẹ quan tâm hàng đầu và vấn đề đặt ra lúc này đó là “Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được hay không?”
Theo các chuyên gia, bác sĩ nha khoa thì trẻ em dưới 18 tuổi đối với nam và dưới 16 tuổi đối với nữ là đối tượng khách hàng còn ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm chưa phát triển toàn diện cho nên không nên cấy ghép răng Implant. Chính vì thế, nếu như đối tượng khách hàng này có cấy ghép trụ Implant thì cũng sẽ khiến cho trụ Implant không bền vững, dễ bị đào thải và làm gia tăng tỷ lệ thất bại ca cấy ghép.
Ngoài ra, việc không nên cấy ghép răng Implant cho trẻ em còn có lý do khác đó chính là, ở độ tuổi này khớp cắn của trẻ đang hình thành cùng với sự di chuyển của răng sẽ khiến cho trụ Implant tại vị trí cấy ghép bị vùi lấp, thậm chí là lệch hướng do sự phát triển của xương hàm. Do đó, nếu như trẻ bị mất răng thì nên tạm thời trì hoãn việc trồng răng Implant và sử dụng tạm một phương pháp phục hình răng khác mà không làm ảnh hưởng tới xương hàm.
Giải pháp thích hợp dành cho trẻ bị mất răng sớm
Nếu như trẻ em không thích hợp trồng răng Implant đâu là giải pháp thích hợp đối với trẻ em bị mất răng. Đối với trẻ ở độ tuổi từ 14 – 16 tuổi thì phương pháp thích hợp nhất lúc này đó chính là sử dụng hàm giữ khoảng để đảm bảo giữ nguyên khoảng trống mất răng. Đồng thời hàm giữ khoảng cũng sẽ giúp các răng trên cung hàm không bị xô lệch. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý rằng đây chỉ là phương pháp tạm thời để chờ cho đến khi trẻ đủ tuổi để trồng răng Implant.
Hiện nay, trẻ em có thể sử dụng hàm giữ khoảng bằng khí cụ kim loại hoặc bằng máng nhựa, có thể là hàm cố định hoặc hàm tháo lắp linh hoạt giúp cho trẻ thuận tiện hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Để có thể lựa chọn được loại khí cụ thích hợp nhất dành cho trẻ thì phụ huynh nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ có thể tư vấn và thăm khám trực tiếp.
Tác dụng của hàm giữ khoảng đó là:
– Giúp giữ kích thước dọc và kích thước ngang giúp cho các răng kế cận không bị đổ nghiêng về khoảng trống răng bị mất. Đồng thời giúp cho răng đối diện hàm còn lại sẽ không bị trồi lên quá mức
– Hàm giữ khoảng còn có tác dụng ngăn chặn những biến chứng lệch hàm, sai khớp cắn do răng và hạn chế tình trạng xương hàm phát triển lệch lạc khi răng bị mất.
– Ngoài ra, đối với những trường hợp trẻ bị mất răng cửa thì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng phát âm và thẩm mỹ. Khi đó, việc sử dụng hàm giữ khoảng sẽ giúp trẻ phục hồi khả năng phát âm cũng như giúp cho trẻ tự tin hơn khi giao tiếp.
Trong suốt thời gian sử dụng hàm giữ khoảng thì trẻ cần phải thường xuyên đến nha khoa để thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh hàm duy trì. Điều này sẽ kiểm soát được các vấn đề như hàm giữ khoảng bị lỏng lẻo hay bị gãy vỡ. Chờ đến khi trẻ đủ tuổi, đủ điều kiện để cấy ghép răng Implant thì phụ huynh hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để phục hình càng sớm càng tốt nhé.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề có thể trồng răng Implant cho trẻ em được hay không? Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%