Tiêu xương hàm là gì? Tiêu xương có biểu hiện gì?
Tiêu xương hàm là gì? Tiêu xương hàm có biểu hiện gì? Tiêu xương hàm nguyên nhân do đâu và nguy hiểm thế nào? Điều trị tiêu xương hàm như thế nào để hiệu quả nhất?… Những vấn đề được khách hàng quan tâm sẽ được nha khoa Singae làm rõ trong bài viết dưới đây!
Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương ổ răng là tình trạng xương bị giảm cả về thể tích, khối lượng, chiều cao. Tình trạng tiêu xương có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới, ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ khuôn mặt và khả năng ăn nhai.
Ban đầu tình trạng tiêu xương chỉ xuất hiện ở một vị trí, sau đó sẽ lan rộng sang các răng lân cận. Cuối cùng là tiêu xương toàn hàm, từ đó gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Xem thêm: Tiêu xương hàm điều trị thế nào? Phương pháp và chi phí
Những biểu hiện cho thấy bạn đang tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là quá trình dài, diễn ra âm thầm nên nếu khách hàng không để ý sẽ khó để nhận ra. Vậy tiêu xương hàm sẽ có những biểu hiện như thế nào?
Vùng xương hàm bị thu hẹp
Sau khi bạn bị mất răng mà chưa thể cấy ghép Implant thì bạn sẽ thấy vùng xương tại vị trí mất răng có dấu hiệu thu hẹp về chiều cao. Nếu xương bị tiêu nặng bạn sẽ thấy một gờ xương nhô ra ở vùng sống hàm. Khi đó, bạn cần thăm khám nha sĩ ngay vì có thể xương hàm đang gặp vấn đề nguy hiểm. Càng để lâu vùng xương tiêu càng rộng, trũng sâu xuống, để lộ chân răng.
Xoang hàm hạ thấp
Dấu hiệu này thường được xác định chính xác khi chụp phim CT toàn hàm. Bác sĩ sẽ là người đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Khi xoang hạ thấp có nghĩa là vùng xương liền kề đã bị tiêu.
Tụt lợi
Tụt lợi là một trong những dấu hiệu của tiêu xương răng. Tình trạng này thường gặp ở những khách hàng có lớp cao răng dày, viêm nướu, viêm nha chu nặng. Do không có xương ổ răng nâng đỡ nên lợi tụt dần xuống, lộ chân răng gây cảm giác ê buốt.
Răng lung lay
Tiêu xương ở mức độ nặng sẽ khiến răng bị lung lay do mô xương còn lại không đủ để nâng đỡ. Răng sẽ lung lay và mất dần.
Thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt
Nếu răng mất nhiều, xương tiêu nặng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ khuôn mặt. Việc tiêu xương khiến sự nâng đỡ của các cơ trên khuôn mặt không còn tốt như trước, má hóp vào trong khiến bạn có cảm giác móm mém, lão hoá, khuôn mặt bị lệch, các bộ phận trên khuôn mặt bị mất cân xứng, mất hài hoà.
Quá trình tiêu xương thế nào?
Tuổi thọ của xương hàm phụ thuộc rất nhiều vào lực ăn nhai hàng ngày của chân răng tác động lên xương hàm. Quá trình tiêu xương của mỗi người là khác nhau, thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Thông thường quá trình tiêu xương sẽ bắt đầu diễn ra sau khi mất răng khoảng 3 tháng. Thời gian này, tiêu xương chỉ mới diễn ra nên rất khó để nhận thấy bằng mắt thường. 6 tháng sau khi mất răng, xương hàm sẽ tiêu biến khoảng 25%.
Từ 1 năm trở lên thì xương sẽ biến mất khoảng 45 – 50%, khách hàng gặp nhiều biến chứng với thẩm mỹ khuôn mặt cũng như suy giảm chức năng ăn nhai.
Nguyên nhân nào dẫn đến tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương là biểu hiện vô cùng nguy hiểm, nó thường xảy ra với người già. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu xương mà khách hàng nên tham khảo.
Mất răng hoặc nhổ răng không trồng lại
Mất răng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Răng sau khi nhổ sẽ không thể đảm bảo khả năng ăn nhai như trước đây. Việc giảm thiểu lực ăn nhai sẽ khiến cho xương hàm dần mất đi, bởi lực nhai là yếu tố cần thiết giúp cho xương hàm phát triển.
Khi răng bị mất xương hàm sẽ không còn nhận được sự kích thích cần thiết, do đó nó sẽ tiêu biến dần.
Viêm nha chu, viêm nướu
Viêm nha chu đồng nghĩa với việc vi khuẩn đã tấn công vào cấu trúc răng và xương hàm. Khi đó, chúng sẽ phá vỡ sự liên kết, đồng thời ức chế sự tái tạo của xương răng và gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng.
Ảnh hưởng từ kỹ thuật niềng răng
Một lý do khác có thể khiến xương hàm bị tiêu biến chính là quá trình niềng răng. Khi chân răng dịch chuyển, lượng xương trên đường đi của chân răng sẽ bị tan rã và gây viêm nhẹ.
Tuy nhiên, do xương có khả năng tự tái tạo nên sau khi chân răng đã ổn định sẽ giúp kích thích xương phát triển.
Tiêu xương do dùng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ
Có nhiều bệnh nhân sau khi bị mất răng lựa chọn phương pháp dùng hàm thắo lắp hoặc cầu sứ, bởi chi phí phục hình của nó thấp, thời gian điều trị nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế cả 2 phương án này chỉ giải quyết được vấn đề của phần mão sứ, còn không thể thay thế được phần chân răng đã bị mất. Chính vì vậy, sau một thời gian sử dụng xương hàm vẫn sẽ tiêu biến như bình thường.
Tiêu xương hàm nguy hiểm thế nào?
Tiêu xương là một bệnh lý khá nguy hiểm, ảnh hưởng cả về mặt thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Tình trạng tiêu xương hàm có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng, cụ thể những biến chứng của việc tiêu xương hàm là:
Tụt nướu:
Xương ổ răng bị tiêu biến sẽ làm giảm chiều cao, độ rộng của thành xương. Không được nâng đỡ nên nướu sẽ tụt thấp, bờ nướu mỏng dần để lộ ra phần chân răng. Việc tụt nướu còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào phần bên trong chân răng và nướu. Điều này gây mất thẩm mỹ cho vị trí bị tiêu xương chân răng.
Xô lệch vị trí chân răng:
Xô lệch răng là tình trạng các răng kề cận vùng tiêu xương bị di nghiêng ngả, xô lệch chân răng. Nếu xương hàm bị tiêu biến nhiều sẽ khiến các răng bên cạnh bị rụng bỏ theo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Tiêu xương hàm:
Hậu quả của tiêu xương răng là tiêu xương hàm, bao gồm cả xương hàm trên và xương hàm dưới, làm thay đổi toàn bộ kích thước của hàm. Tình trạng này dễ nhận biết nhất ở những người mất nhiều răng hoặc mất toàn hàm.
Răng dễ bị lung lay:
Chân răng có thể đứng chắc là nhờ xương hàm bao quanh. Chính vì thế việc tiêu xương sẽ làm mất giá đỡ, khiến răng bị xô lệch, dễ lung lay.
Suy giảm chức năng ăn nhai:
Tiêu xương ổ răng khiến các răng bị xô lệch, yếu đi, lực cắn không đủ để nhai nghiến thức ăn. Điều này khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai, ăn không ngon miệng.
Móm, khuôn mặt trông già hơn:
Khi xương hàm bị tiêu biến, nướu răng bị thu nhỏ lại sẽ khiến má hóp lại, ảnh hưởng đến sự hài hoà của má, mũi và cằm, khiến khuôn mặt trở nên già nua.
Khó khăn trong điều trị phục hình:
Xương hàm và chân răng là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Do vậy, nếu xương răng bị tiêu biến thì việc điều trị nha khoa cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như cấy ghép Implant, việc xương hàm tiêu biến sẽ không có chỗ cho trụ neo bám, không tạo được sự ổn định. Do vậy, khả năng đào thải trụ là rất cao.
Còn đối với dịch vụ chỉnh nha, răng của bạn sẽ nhanh chóng dịch chuyển tới đúng vị trí mong muốn. Tuy nhiên, chiếc răng đó cũng rất dễ bị dịch chuyển hoặc quay lại vị trí cũ do không có xương neo giữ lại.
Xem thêm: Tiêu xương hàm khi niềng răng nguy hiểm thế nào?
Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Chỉ còn lại chân răng có bị tiêu xương không? Đó là băn khoăn của nhiều khách hàng bị mất răng chỉ còn lại phần chân. Nhiều khách hàng chủ quan cho rằng mất răng nhưng còn lại chân sẽ không bị tiêu xương. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa thì xương hàm tại khu vực răng mất chân không còn chịu lực tác động trong quá trình ăn nhai, nên tình trạng tiêu xương vẫn diễn ra.
Cách chữa tiêu xương hàm?
Ngày nay, với kỹ thuật khoa học tiên tiến, việc điều trị tiêu xương hàm không quá khó khăn. Để khắc phục tình trạng tiêu xương răng thì phương pháp hiệu quả nhất chính là ghép thêm xương.
Ghép xương
Với phương pháp ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi quanh khu vực cần ghép xương. Sau đó bổ sung thêm xương vào trong.
Xương bổ sung có thể lấy từ xương của chính cơ thể khách hàng hoặc xương nhân tạo. Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Nâng xoang với hàm trên
Đối với hàm trên, nếu tình trạng tiêu xương quá nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang, sau đó mới ghép xương. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để đẩy phần xoang bị tụt lên trên, sau đó mới tiến hành ghép xương, đóng vạt lợi.
Cấy ghép Implant ngay
Một trong những phương pháp giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương một cách hiệu quả nhất chính là cấy ghép Implant ngay khi mất răng.
Trụ Implant sẽ đóng vai trò như một chân răng giả, trong quá trình ăn nhai sẽ sẽ khởi động vòng tuần hoàn sản sinh thêm xương, giúp xương không bị tiêu biến.
Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan tới tiêu xương hàm là gì và những thông tin liên quan. Nếu khách hàng đang gặp khó khăn trong việc điều trị tiêu xương thì đừng quên liên hệ với nha khoa Singae nhé!
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%