5+ Thuốc trị chảy máu chân răng tốt, hiệu quả nhanh
Thuốc trị chảy máu chân răng nào hiệu quả? Thuốc kháng sinh trị chảy máu chân răng, thuốc chống viêm trị chảy máu chân răng nào hiệu quả?… Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!
Top 5 thuốc chữa chảy máu chân răng bạn cần biết
Dưới đây là tổng hợp những loại thuốc viêm lợi chảy máu chân răng được các nha khoa khuyên dùng
1. Thuốc chống viêm trị chảy máu chân răng
Thuốc chống viêm là loại thuốc được ưu tiên sử dụng bởi tính giảm viêm, tiêu sưng. Một trong các loại thuốc chống viêm thường được áp dụng là alpha Chymotrypsin. Đây là một loại enzyme có tác dụng làm tăng các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Đối với chảy máu chân răng, thuốc chống viêm có công dụng giảm đau nhanh, giảm viêm sưng và các vết phù nề ở lợi.
Alpha chymotrypsin dùng được dạng ngậm hoặc uống. Đối với người lớn có thể dùng 2 viên mỗi lần, ngày 3-4 lần.
2. Kháng sinh – thuốc trị chảy máu chân răng
Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các mảng bám chứa vi khuẩn. Kháng sinh giúp giảm các triệu chứng sưng viêm, đỏ, đau do viêm lợi gây nên.
Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị chảy máu chân răng bao gồm:
- Tetracycline: Đây là loại thuốc có tác dụng chống sự phát triển của vi khuẩn. Dùng thuốc vào lúc đói, trước giờ ăn khoảng 1-2 giờ. Mỗi lần dùng 500mg 2 lần mỗi ngày trong 5-7 ngày tùy theo tình trạng nhiễm trùng.
- Azithromycin: Loại thuốc được sử dụng để giảm sự phát triển của vi khuẩn liên quan tới viêm nướu nặng. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng. Dùng 500mg vào ngày đầu tiên sau đó 250mg vào 4 ngày sau.
- Metronidazol: Loại thuốc sử dụng cho các bệnh nhân bị viêm nha chu dạng nặng. Loại thuốc này hoạt động tốt nhất khi sử dụng kèm theo spiramycine.
- Ciprofloxacin: Đây là loại kháng sinh duy nhất trong điều trị nha chu mà các loại Actinomycetemcomitans đều nhạy cảm. Thuốc được dùng dưới dạng viên uống 2 lần một ngày. Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.
- Amoxicillin: Thuốc có tác dụng chống lại vi khuẩn và nhiễm khuẩn. Liều dùng thuốc là 2 viên 500mg/lần, mỗi ngày 2 lần trong vòng 5 – 7 ngày. Kháng sinh này an toàn cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
*Lưu ý: Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng thường có tác dụng nhanh, gần như là tức thì sau khi sử dụng. Tuy nhiên chúng không thể điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ có khả năng giảm triệu chứng tạm thời. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như: suy nhược thần kinh, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… Người bệnh cần tham khảo thật kỹ ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Bị chảy máu chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
3. Thuốc trị chảy máu chân răng Erythromycin
Erythromycin có tác dụng giảm sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của chúng. Do đó, đây cũng được xem là thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng mang lại hiệu quả tốt.
*Lưu ý: Thuốc Erythromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể là suy gan với những người có cơ địa yếu.
4. Trị chảy máu chân răng uống thuốc Clindamycin
Clindamycin là thuốc kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm Lincosamid, Clindamycin có hiệu quả chống lại một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm khuẩn răng miệng.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, phát ban, nguy cơ bị viêm đại tràng nếu lạm dụng thuốc.
5. Thuốc trị chảy máu chân răng – Acetaminophen
Trong trường hợp bị chảy máu răng kèm theo đau nhức dữ dội ở nướu lợi, bạn có thể sử dụng thuốc Acetaminophen.
Thuốc Acetaminophen không gây loét dạ dày và ruột như giống thuốc NSAID (aspirin, ibuprofen và naproxen). Tuy nhiên, thuốc này cũng không có tác dụng làm giảm sưng (viêm) như NSAID.
*Lưu ý: Đây là loại thuốc kê đơn chỉ được sử dụng nếu có sự tư vấn của bác sĩ. Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: ớn lạnh, vàng da và mắt, đau bụng.
Xem thêm: [Giải đáp] Chảy máu chân răng có phải bị ung thư không?
Một số lưu ý chăm sóc răng khi bị chảy máu chân răng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi chân răng bị chảy máu liên tục thì các bạn nên có các cách chăm sóc đúng. Chỉ như vậy mới giảm được tình trạng này hiệu quả. Cụ thể:
- Tráng miệng bằng nước
- Loại bỏ thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa
- Đánh răng đúng cách
- Chế độ ăn uống khoa học
- Khám răng định kỳ
- Hạn chế sử dụng chất kích thích
Khám răng ở địa chỉ nào uy tín?
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ nha khoa khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những địa chỉ uy tín cũng có không ít nha khoa kém chất lượng. Do đó, nếu bạn đang phân vân không biết khám răng ở đâu uy tín thì phòng khám nha khoa Singae sẽ là địa chỉ hàng đầu.
- Phòng khám nha khoa Sinage luôn đi đầu trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại vào khám, điều trị và thẩm mỹ răng
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Tới đây, nha khoa đã khám và điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân, khách hàng khác nhau.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp, an toàn và uy tín giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu.
- Chi phí khám, điều trị và thẩm mỹ răng hợp lý, công khai và minh bạch được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã biết một số loại thuốc điều trị chảy máu chân răng hiệu quả. Đồng thời, qua đó biết được cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi bị chảy máu chân răng.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%