[Giải đáp] Bị hôi miệng là bệnh gì? Phải làm sao để hết hôi miệng
Bị hôi miệng là bệnh gì? Bị hôi miệng thì phải làm sao? Nguyên nhân hôi miệng ở người lớn là gì? Có cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà hay không?…Cùng Singaedental đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bị hôi miệng
Dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị hôi miệng là xuất hiện mùi hôi khó chịu khi giao tiếp. Hôi miệng khiến khiến bạn cảm thấy tự ti, không thoải mái để nói chuyện nên ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Có một sự thật rằng, bản thân chúng ta rất khó để đánh giá chính xác hơi thở của mình có bị hôi hay không? Vì vậy hãy nhờ người thân bên cạnh xác nhận giúp hơi thở của bạn có bị hôi hay không? Hay nói chính xác rằng bạn có đang bị hôi miệng hay không?
Xem thêm: Bị hôi miệng từ cổ họng. Bạn cần biết 7 điều này để chữa dứt điểm
Bị hôi miệng là bệnh gì?
Hôi miệng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt, cũng có thể xuất phát từ những bệnh nên trong cơ thể. Một vài nguyên nhân cụ thể như:
Bị hôi miệng là bệnh gì? – Bệnh nha chu
Viêm nướu, viêm nha chu có thể là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh hôi miệng. Một số bệnh nha chu có nguy cơ gây hôi miệng như: Viêm lợi, viêm trụ Implant, áp xe, viêm chân răng, răng miệng lở loét… Khi bạn vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ hình thành các mảng bám trên răng và lưỡi, lâu dần sẽ tạo nên cao răng. Các cao răng này rất khó để vệ sinh tại nhà, có thể vài tháng và vài năm cao răng mới được lấy sạch một lần. Việc để cao răng trong miệng lâu ngày như vậy đã khiến miệng có mùi hôi.
Bị hôi miệng là bệnh gì? – Khô miệng
Nước bọt có chức năng giữ cho răng miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn có hại, các thức ăn gây hôi miệng. Khi khả năng sản xuất nước bọt bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, gây hôi miệng. Điều này thường xảy ra với những khách hàng thở bằng miệng khi ngủ, đó cũng là lý do tại sao sau khi ngủ dậy chúng ta đều thấy hơi thở có mùi khó chịu.
Đặc biệt, hôi miệng rất dễ xảy ra với những ai có thói quen uống cà phê buổi sáng. Do cà phê có hương vị mạnh mẽ cũng như có tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ khiến khả năng sản xuất nước bọt bị sụt giảm, gây hôi miệng.
Bị hôi miệng là bệnh gì? – Vệ sinh răng miệng kém
Khi bạn không đánh răng, làm sạch kẽ răng hay làm sạch lưỡi sẽ khiến cặn thức ăn thừa vẫn còn lưu lại trong miệng. Các thức ăn này sẽ bị phân huỷ và gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Ngoài ra, thức ăn thừa còn là một môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Bên cạnh đó cao răng cũng sẽ tạo nên khe hở giữa răng và nướu khiến thức ăn bị dắt lại, gây ra mùi hôi miệng.
Hút thuốc lá nhiều gây hôi miệng
Thuốc lá ngoài có hại cho phổi cũng có hại cho răng miệng. Hút thuốc lá thường xuyên sẽ khiến răng bị vàng, miệng có mùi hôi. Tình trạng hôi miệng do thuốc xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Ngoài việc khiến răng miệng mùi nặng, hút thuốc lá còn có thể làm hỏng mô nướu, làm chậm quá trình lành thương trong khoang miệng.
Uống nhiều rượu bia gây hôi miệng
Uống rượu bia quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các mùi hôi miệng. Bạn càng uống rượu thường xuyên thì nguy cơ hôi miệng càng cao. Việc tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
Mắc bệnh lý hệ tiêu hoá làm hôi miệng
Hôi miệng là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày và cũng là tác nhân của của chứng hôi miệng.
Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng. Khi miệng bạn bị khô, khả năng tiết nước bọt giảm sẽ là môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh. Ngoài ra, một số loại thuốc trong quá trình phân hủy sẽ giải phóng các hóa chất được truyền qua dòng máu vào hơi thở của bạn và gây mùi hôi khó chịu.
Một số thuốc có thể liên quan đến việc gây hôi miệng như: amphetamine, chloral hydrate, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine…
Vấn đề sức khỏe khác
Hầu hết nguyên nhân gây hôi miệng là do vi khuẩn gây mùi, nhưng cũng có một số bệnh lý sức khoẻ khác cũng có thể góp phần gây ra vấn đề này. Hôi miệng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh tiềm ẩn khác bao gồm:
- Viêm amidan
- Viêm tủy xương, hoại tử xương hoặc viêm ổ răng
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan và thận
- Các vấn đề về xoang mũi
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Hội chứng mùi cá ươn. Đây là hội chứng di truyền hiếm gặp, nguyên nhân do bị rối loạn chuyển hóa, không thể chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể.
Xem thêm: [ Review ] Top 10 xịt hôi miệng bán chạy nhất trên thị trường
Đối tượng có nguy cơ bị hôi miệng
Những đối tượng có nguy cơ bị hôi miệng:
- Người mắc bệnh nha chu
- Người hút nhiều thuốc lá
- Người ăn nhiều tỏi, hành, thức ăn nhiều đạm, chất béo, gia vị,..
- Người vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Người ngủ thường xuyên há miệng
- Phụ nữ mang thai: Tình trạng nghén trong thai kỳ khiến phụ nữ bị nôn nhiều, gây trào ngược dạ dày, nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ có nguy cơ bị hôi miệng cao.
- Người mắc những bệnh nền về gan, tiểu đường, dạ dày…
Cách phòng tránh bệnh hôi miệng
Phòng bệnh còn hơn chưa bệnh. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh hôi miệng. Hãy tham khảo các cách dưới đây nhé
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, trước và sau khi ngủ và sau khi ăn khoảng 30 phút. Cần phải đánh răng kỹ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên sau 2 đến 3 tháng sử dụng. Bạn nên kết hợp thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi, tăm nước… để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối
Đối với những người bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn thức uống gây ra, bạn có thể trị hôi miệng thần tốc bằng cách súc miệng với dung dịch vệ sinh răng miệng hoặc bằng nước muối pha loãng. Dùng nước muối không chỉ giúp bạn lấy đi phần thức ăn thừa, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn mà còn tăng hiệu quả sát khuẩn trong khoang miệng.
Hạn chế thực phẩm nặng mùi
Nên hạn chế những loại thức ăn có nhiều tinh dầu như: tỏi, hành.. hoặc các loại thực phẩm giàu chất béo như: đường, socola…Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.
Một số mẹo vặt chữa hôi miệng dứt điểm
Nếu bạn đang bị hôi miệng bạn có thể thử một vài mẹo vặt chữa hôi miệng được nhiều người dùng dưới đây
Dùng muối và ngò gai chữa hôi miệng
Bạn có thể đun ngò gai với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó để nguội rồi thêm một chút muối để sử dụng làm nước súc miệng. Bạn nên súc miệng 2 – 3 lần/ngày, sau 1 tuần bạn có thể nhận thấy sự khác biệt. Bạn có thể sử dụng nước ngò gai để thay thế nước súc miệng sẽ giúp cho hơi thở luôn thơm mát.
Dùng gừng chữa hôi miệng
Gừng có tính kháng khuẩn nên sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn. Bạn có thể cắt mỏng lát gừng, dùng với trà nóng hoặc với nước ấm để làm sạch miệng, diệt khuẩn và cải thiện hơi thở.
Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lát gừng, duy trì trong 1 tuần liên tục sẽ giúp hơi thở của bạn được cải thiện đáng kể.
Dùng sữa chua để chữa hôi miệng
Sữa chua có tác dụng ức chế sự sản sinh hydrogen sulfide nên được xem là cách giảm hôi miệng rất hữu hiệu. Sữa chua cũng giúp tạo nên môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển, sữa chua còn giúp tiêu hoá nhanh, phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Dùng chanh để chữa hôi miệng
Chanh có khả năng diệt khuẩn cao nên cũng là một trong những thực phẩm giúp bạn đánh bay mùi hôi khó chịu. Chỉ cần sử dụng nước cốt chanh và muối để súc miệng, chải răng, chải lưỡi là có thể loại bỏ vi khuẩn cũng như những mảng bám gây mùi. Đây là một nguyên liệu dễ tìm và công dụng vô cùng hiệu quả, vậy nên bạn hãy dùng chanh vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, sau một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi từ hơi thở.
Chữa hôi miệng bằng mật ong
Mật ong cũng là một trong số những thực phẩm kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Bạn có thể pha mật ong với chanh và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Đây cũng là một cách giảm hôi miệng đơn giản, dễ làm.
Chữa hôi miệng bằng rau húng chanh
Cách dùng húng chanh có phần phức tạp hơn những loại thực phẩm ở trên. Trước tiên, bạn cần phơi khô lá húng chanh rồi đem đi sắc thật đặc, ngậm trong 5 – 7 phút. Bạn có thể dùng nước sắc này mỗi ngày để có được hơi thở thơm tho, dễ chịu.
Những mẹo chữa hôi miệng tại chỉ áp dụng được với những trường hợp mùi hôi không phải do bệnh lý. Nếu hôi miệng do bệnh lý khách hàng cần phải có sự can thiệp của nha khoa để chấm dứt mùi hôi.
Bài viết trên đây nha khoa Singae cung cấp đến với khách hàng những thông tin bổ ích về bệnh hôi miệng cũng như nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm. Nếu khách hàng còn bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với nha khoa Singae để được đội ngũ y, bác sĩ tư vấn cụ thể.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%