5+ Nguyên nhân gây hôi miệng và cách giải quyết

Ngày:03/08/2024

Bạn bị hôi miệng nhưng không biết nguyên nhân gây hôi miệng do đâu? Hôi miệng do vệ sinh và hôi miệng từ dạ dày có biểu hiện gì khác nhau? Cách chữa hôi miệng dứt điểm là gì? Hãy cùng Singae làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!

5 Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng do vi khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu, vi khuẩn HP không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh liên quan tới dạ dày mà còn là thủ phạm gây nên tình trạng hôi miệng. 

Vi khuẩn HP tồn tại chủ yếu ở dạ dày. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được đẩy lên khoang miệng nếu người bệnh bị trào ngược, hoặc bị nôn. Tại khoang miệng, vi khuẩn HP gây hôi miệng tồn tại và tạo ra khá nhiều khí có mùi khó chịu.

Vi khuẩn HP tồn tại trong nước bọt

Vi khuẩn HP có thể trú ngụ tại khoang miệng, tuyến nước bọt của người bệnh. Khi trú ngụ tại đây, vi khuẩn HP sẽ tiết ra nhiều gốc khí lưu huỳnh cùng các khí có mùi nặng tạo ra các khí dimethyl sunfua, hydrogen sulphite, methyl mercaptan… Khí này kết hợp với những khí khác do vi khuẩn tạo ra tại khoang miệng tiết ra gây nên  mùi hôi khó chịu tại khoang miệng. 

Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày

Vi khuẩn HP do tồn tại lâu trong dạ dày có thể làm tổn thương dạ dày. Khi mắc các ác bệnh lý về dạ dày, người bệnh thường bị trào ngược thức ăn từ dạ dày lên khoang miệng.

Chính vì thế, vi khuẩn HP sẽ theo thức ăn, khí hơi  trào ngược lên đường miệng khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể đến từ vi khuẩn HP
Nguyên nhân gây hôi miệng có thể đến từ vi khuẩn HP

Bên cạnh đó, dạ dày bị tổn thương nên khả năng tiêu hóa thức ăn không hiệu quả như bình thường. Do đó, thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày bị lên men và sinh ra các khí có mùi hôi. Khi người bệnh ợ nóng, ợ chua sẽ tạo ra hơi thở có mùi rất nồng khó chịu. 

Vi khuẩn HP tồn tại trong khoang miệng gây tổn thương

Khi tồn tại trong khoang miệng vi khuẩn HP sẽ làm tổn thương khu vực xung quanh chân răng, khiến thức ăn hay bị mắc kẹt. Lúc này, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy thức ăn, khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

Vi Khuẩn HP Gây Hôi Miệng Làm Sao Hết?
Vi Khuẩn HP Gây Hôi Miệng Làm Sao Hết?

Xem thêm: [Tổng hợp] 20+ Cách chữa dứt điểm hôi miệng tại nhà

Nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ các bệnh răng miệng

Một số bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân khiến răng miệng xuất hiện mùi lạ, khó chịu. Một số bệnh như:

Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng vùng lợi xung quanh răng bị viêm, sưng tấy, đau nhức khi chạm vào. Tình trạng này kéo dài không được điều trị sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hội miệng ở nhiều người.

Nguyên nhân hôi miệng
Hình ảnh bị viêm nha chu

Sâu răng: Răng bị sâu sẽ để lại lỗ hổng, hoặc răng bị ăn mòn sẽ để lại điều này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây ra mùi hôi.

Khô miệng: Nước bọt có nhiệm vụ giữ cho khoang miệng luôn ẩm, làm sạch miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm. Khi miệng bị khô, sau khi phân huỷ thức ăn sẽ giải phóng các chất amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur. Chính hợp chất sulphur là nguyên nhân chính gây nên hôi miệng.

Viêm lưỡi: Các mảng bám trắng trên lưỡi là các mảnh vụn thực phẩm bị dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.

Nguyên nhân viêm lợi
Lợi bị viêm có mảng bám màu trắng đục

Cao răng: Là tình trạng các mảng bám thức ăn bám vào chân răng, đây môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng do mắc các bệnh nan y

Nguyên nhân gây hôi miệng do tiểu đường

Hôi miệng có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, chủ yếu là do lượng xeton trong máu cao. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh sẽ kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Do đó, cơ thể Glucose không thể đủ để cung cấp cho các tế bào.

Để bù đắp cho điều này, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng để cung cấp cho cơ quan trong cơ thể thực hiện chức năng của mình. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy nó sẽ tạo ra xeton, tích tụ trong máu và nước tiểu. Mức độ cao của xeton trong cơ thể gây ra mùi hôi miệng.

unnamed 7

Nguyên nhân gây hôi miệng do suy thận

Hơi thở hôi là vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Không chỉ khiến người mắc mất tự tin, hơi thơ hôi còn tiết lộ những căn bệnh mà bạn đang gặp phải. 

Theo các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực hô hấp cho biết, khi thận bị tổn thương, các độc tố trong cơ thể sẽ không được loại bỏ ra khỏi máu. Lúc này, chất thải sẽ tích tụ và phát tán sang hệ hô hấp. Đó là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn lại có mùi hôi. Nếu hơi thở có mùi tanh, điều đó có nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề về gan hoặc thận. Nitơ chính là thủ phạm gây ra mùi tanh trong hơi thở của bạn.

Bệnh suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chuyên gia cho biết thêm ợ nóng là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. Ợ nóng cũng có thể góp phần gây ra mùi cho hơi thở vì axit dạ dày liên tục trào ngược. Một số người bệnh suy thận đã mô tả mùi hôi trong miệng họ gần giống mùi của sắt hoặc mùi khai của nước tiểu. Sở dĩ có biểu hiện này là do sự tích tụ độc tố trong máu. Sự tích tụ chất thải trong máu sẽ khiến thức ăn có vị khác đi. Bạn sẽ không còn cảm giác ăn ngon miệng, dẫn đến tình trạng chán ăn, thường xuyên buồn nôn,… Khi đó, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra chức năng của thận.

Nguyên nhân gây hôi miệng do hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang …có thể là nguyên nhân chính gây nên chứng hôi miệng. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp các mô trong hệ thống hô hấp sẽ bị phá vỡ, việc này có thể kích hoạt quá trình sản xuất các tế bào ăn vi khuẩn và chất nhầy.

Dịch chảy dịch mũi cũng có thể gây hôi miệng vì dịch sẽ làm tắc nghẽn mũi. Nghẹt mũi buộc bạn phải thở bằng miệng, dẫn đến tình trạng khô miệng. Từ đó dẫn tới hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng do tiêu hoá

Vì sao trào ngược dạ dày lại bị hôi miệng? Đây là vấn đề được rất nhiều khách hàng thắc mắc. Để lý giải điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, do dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn, nên có nhiều loại vi khuẩn trú ngụ. 

Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn bạn đã biết chưa? | Vinh An

Khi bị trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị và cả vi khuẩn sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng khiến người bệnh bị hôi miệng. Ngoài ra, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc họng, vi khuẩn sinh mùi sẽ có điều kiện phát triển, gây nên mùi lạ.

Khi triệu chứng hôi miệng xảy ra có của bệnh nhân đã ở mức độ nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng hôi miệng người bệnh cần được điều trị triệt để bệnh lý trào ngược dạ dày. 

Nguyên nhân gây hôi miệng do hút thuốc

Hút thuốc không chỉ làm giảm tuổi thọ của phổi, nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng mà còn  khiến cho người hút gặp phải những vấn đề như vàng răng hôi miệng. Miệng bị hôi là biểu hiện dễ thấy nhất ở những người có thói quen hút thuốc lá.

Top 7 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư tuyến tụy - Toplist.vn

Người hút thuốc lá thường xuyên bị hôi miệng do các chất hoá học có trong thuốc lá gây ra. Việc hút thuốc lá nhiều sẽ khiến cho các tổ chức trong khoang miệng như: Lưỡi, cổ họng, vòm họng, …bị khô nên tạo ra các mùi hôi khó chịu. Khoang miệng bị khô và chứa đầy hóa chất là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Trong điều kiện tốt như vậy, vi khuẩn sẽ tiết ra lưu huỳnh, phân huỷ protein trong miệng và tạo ra các chất lưu huỳnh dễ bay hơi, khiến hơi thở có mùi.

Hôi miệng không rõ nguyên nhân

Nếu như bạn bị hôi miệng mà không phải một trong những nguyên nhân trên thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm các thủ tục xét nghiệm chuyên sâu hơn. Bạn nên tới khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Xem thêm: [Giải đáp] Bị hôi miệng là bệnh gì? Phải làm sao để hết hôi miệng

Một số cách chữa dứt điểm hôi miệng

Dưới đây là các cách chữa dứt điểm hôi miệng được các bác sĩ tại nha khoa Singaedental chia sẻ

Chữa hôi miệng bằng cách duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận

Việc đơn giản và nhất để khắc phục tình trạng hôi miệng là đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn.

ve sinh rang sau khi boc rang su5

Nếu khách hàng đang bị hôi miệng thì sau khi ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước vệ sinh cho sạch miệng. Nếu không dư lượng của thực phẩm thừa trong khoang miệng sẽ là môi trường để vi khuẩn xâm nhập, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới.

Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước sạch

Nguyên nhân gây hôi miệng do khoang miệng bị khô nên sau khi phát hiệu bị hôi miệng, khách hàng nên có thói quen bổ sung đủ nước uống, nên súc miệng bằng nước sạch.

Nhiều người khi nghe đến nước súc miệng sẽ lựa chọn các loại có mùi hương bạc hà thơm mát. Tuy nhiên các mùi hương này chỉ có thể giảm mùi hôi trong thời gian ngắn. Chúng không thể thay thế việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa đều đặn.

Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước sạch
Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước sạch

Thậm chí, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần cồn có trong nước súc miệng có thể gây khô miệng, khiến vi khuẩn sẽ sinh sôi dễ dàng hơn, bệnh hôi miệng của bạn lại càng tệ hơn. Vì vậy, nước lọc được khuyên là loại nước súc miệng tốt nhất.

Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo – ngọt – đậm mùi

Khi ăn uống các loại thực phẩm chứa chất béo – ngọt – đậm mùi, sẽ cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao. Khi phân hủy thực phẩm trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur, là nguyên nhân chính gây hôi miệng.

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong

Việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được hoàn toàn các mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là một trong những dụng cụ y khoa  được bác sĩ khuyên dùng để loại bỏ tối đa những mảng bám trong kẽ răng.

Hướng dẫn cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách | Dr. Care

​​ Làm sạch lưỡi

Nhiều người có thói quen đánh răng mà quên mất không làm sạch lưỡi. Lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, dấu hiệu của việc vi khuẩn xâm nhập quá mức là lưỡi có các mảng trắng. Việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất có hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

Sử dụng máy tăm nước

Máy tăm nước được sử dụng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở các kẽ răng, khoang miệng. Sử dụng tăm nước giúp ngăn chặn sự hình thành cao răng, làm giảm nguy cơ các bệnh về răng lợi. Tăm nước đánh bay những mảng bám trên răng, loại bỏ sạch vi khuẩn, mùi khó chịu, giúp bảo vệ nướu răng tốt hơn.

Những đối tượng nào nên sử dụng máy tăm nước?

Làm sạch dụng cụ nha khoa

Các nha sĩ khuyên nên thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng. Bởi sau khoảng thời gian này, có rất nhiều vi khuẩn tích tụ trên bàn chải, đây là nguồn lây nhiễm, nguyên nhân gây hôi miệng cho răng.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Người bị hôi miệng nên ăn nhiều thức ăn như rau xanh, hoa quả,… tránh những loại như thực phẩm nặng mùi như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, cà phê,…

Chăm sóc răng miệng định kỳ

Cao răng là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng. Do vậy, việc lấy cao răng 2 lần/năm cũng là cách tốt giữ cho hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.

Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm những căn bệnh đó để có hơi thở thơm mát.

Trên đây là thông tin về nguyên nhân bị hôi miệng và những phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả. Nếu bạn còn những băn khoăn gì về bệnh lý hôi miệng thì hãy liên hệ với nha khoa Singae để được tư vấn cụ thể hơn.   

Bài viết liên quan