Những mẹo vặt chữa hôi miệng tại nhà và cách phòng tránh bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng là gì? Hôi miệng thì phải làm sao? Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở người lớn là gì? Mẹo vặt chữa hôi miệng tận gốc tại nhà hay không?… Là những điều được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp các thắc mắc đó, mời các bạn cùng Nha khoa Singae Dental đi tìm câu trả lời về mẹo vặt chữa hôi miệng trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bị hôi miệng
Trước khi tìm hiểu về hôi miệng và mẹo vặt chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết hôi miệng trước.
Biểu hiện đặc trưng nhất khi bị hôi miệng là xuất hiện mùi hôi khó chịu khi giao tiếp. Đây cũng là nỗi “ám ảnh” với những ai mắc phải bệnh này.
Thực tế, hôi miệng làm hơi thở có mùi khiến khiến bạn cảm thấy tự ti, không thoải mái để nói chuyện, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc. Vấn đề lại nằm ở việc, bản thân chúng ta rất khó để đánh giá chính xác hơi thở của mình có bị hôi hay không mà mùi hôi ấy ở mức độ nặng nhẹ thế nào. Vì vậy để biết chính xác mình có bị hôi miệng hay không, bạn hãy nhờ người thân bên cạnh xác nhận giúp?
Với bất cứ căn bệnh nào,
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi hôi miệng
Chúng ta cũng nắm rõ nguồn gốc, nguyên nhân của bệnh rồi mới có thể tìm được cách điều trị dứt điểm, cũng như các mẹo vặt chữa hôi miệng nhé.
Dưới đây Nha khoa Singae sẽ liệt kê một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lợi hôi miệng:
Vệ sinh răng miệng không đảm bảo, sai cách: Vệ sinh răng miệng sai cách sẽ dẫn đến các mảng bám thức ăn dính vào các kẽ răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại hoạt động, phá hủy sự liên kết của các mô và gây tình trạng viêm lợi, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học: Ăn nhiều đồ ngọt, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá đồng nghĩa với việc bạn đã tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và tấn công vào răng lợi của mình.
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, an thần: Tác dụng phụ của các loại thuốc chống trầm cảm, an thần là làm giảm tiết nước bọt. Từ đây gây ra tình trạng khô miệng, khiến các mảng bám dễ dàng tích tụ và lan rộng ra gây nên tình trạng viêm lợi và hôi miệng.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố nữ hoặc các bệnh lý về tiểu đường cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.
Những ai có nguy cơ bị hôi miệng
- Những người mắc bệnh viêm nha chu.
- Người hút nhiều thuốc lá.
- Những người hay ăn nhiều tỏi, hành, thức ăn nhiều đạm, chất béo, gia vị,..
- Bất cứ ai vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Những người ngủ thường xuyên há miệng.
- Phụ nữ mang thai: Nội tiết tố của phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thay đổi, khiến phụ nữ bị nôn nhiều, gây trào ngược dạ dày. Nếu chị em không vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ có nguy cơ bị hôi miệng cao.
- Những người mắc những bệnh nền về gan, tiểu đường, dạ dày… cũng có khả năng cao bị hôi miệng.
Một số mẹo vặt chữa hôi miệng tại nhà
Nếu chỉ bị viêm lợi hôi miệng ở mức độ nhẹ, chúng ta thể sử dụng các mẹo vặt chữa hôi miệng tại nhà vừa đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt như sau.
Sử dụng muối kết hợp gừng
Tác dụng của gừng là kháng khuẩn rất tốt, giúp hơi thở trở nên thơm tho. Bởi vậy gừng được xem là 1 “biệt dược” chữa hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng muối kết hợp với gừng tươi để bảo vệ răng lợi, đặc biệt hiệu quả trong việc trị hôi miệng.
Nguyên liệu:
- 1 nửa thìa muối
- 1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa thật sạch gừng tươi, cạo bỏ vỏ, thái lát và dùng cối nghiền thật nhỏ.
- Bước 2: Cho nửa thìa muối vào gừng trộn đều, tục tục nghiền nhuyễn.
- Bước 3: Lọc hỗn hợp vừa nghiền lấy nước cốt (phần bã có thể sử dụng để nhai).
- Bước 4: Sử dụng nước cốt gừng vừa lọc được để súc miệng hoặc có thể pha với nước ấm.
- Bước 5: Thực hiện súc miệng đều đặn 2 lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Súc miệng bằng mật ong và chanh
Mẹo vặt chữa hôi miệng bằng chanh cũng là cách nhiều người áp dụng.
Trong quả chanh có chứa nhiều axit tự nhiên có tính diệt khuẩn cao. Việc sử dụng chanh hàng ngày sẽ giúp loại bỏ mùi hôi miệng, làm sạch cũng như ngăn ngừa vi khuẩn phá hoại răng lợi. Bên cạnh đó thì mật ong cũng có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả.
Do đó dùng mật ong kết hợp với chanh để làm nước súc miệng hàng ngày sẽ giúp làm sạch khoang miệng của bạn, giảm hôi miệng nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- 2 thìa nước cốt chanh
- 1 thìa mật ong
- 50 ml nước lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy một quả chanh vắt lấy 2 thìa nước cốt rồi cho vào bát.
- Bước 2: Cho thêm 2 thìa mật ong và 50 ml nước lọc rồi khuấy đều hỗn hợp.
- Bước 3: Sử dụng hỗn hợp pha được để súc miệng vào mỗi buổi sáng hàng ngày.
Ăn lát gừng hoặc uống trà gừng
Như đã nói ở trên, gừng tươi có tính kháng khuẩn mạnh. Đồng thời trong gừng tươi còn có chứa nhiều tinh chất thơm giúp làm hơi thở thơm mát hiệu quả. Vì vậy chúng ta có thể dùng củ gừng tươi rửa sạch, rồi thái thành từng lát mỏng và ăn sống. Hoặc bạn có thể hãm thành trà uống cũng rất hiệu quả.
Đó là một số mẹo vặt chữa hôi miệng vô cùng đơn giản bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, để chữa hôi miệng dứt điểm hơn nữa, bạn có thể tham khảo những phương pháp sau đây.
Trị viêm lợi hôi miệng bằng các loại nước súc miệng chữa viêm lợi
Ngoài các mẹo vặt chữa hôi miệng đơn giản trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại dung dịch nước súc miệng chữa viêm lợi có chứa các chất kháng khuẩn như hexetidin, chlorhexidine, chlorine dioxide và zinc gluconate…
Các bác sĩ nha khoa cho biết, các loại nước súc miệng kể trên sẽ dễ dàng làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn cũng như loại bỏ các mảng bám trên răng để răng lợi sạch sẽ, hơi thở thơm tho.
Chữa viêm lợi hôi miệng bằng can thiệp sâu hơn
Nếu bạn chỉ bị hôi miệng dạng nhẹ, không do bệnh lý gây ra thì có thể sử dụng những mẹo vặt chữa hôi miệng theo dân gian truyền lại, dễ thực hiện tại nhà và các loại nước súc miệng như trên. Còn với tình trạng bệnh nặng, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ cạo vôi răng và sử dụng các loại thuốc sau.
Sử dụng thuốc chữa viêm lợi hôi miệng
Khi bị hôi miệng nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để tư vấn sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi, hôi miệng. Dưới đây là các loại thuốc mà bác sĩ nha khoa thường khuyên sử dụng.
– Nhóm thuốc kháng sinh (macrolide, beta-lactam…): Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có trong nướu răng, giúp ngăn chặn quá trình phá hủy răng, lợi của vi khuẩn. Cùng với đó, kháng sinh còn giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng…
– Nhóm thuốc corticosteroid: Những loại thuốc như prednisolon và dexamethason có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng như đỏ, sưng, đau lợi rất tốt.
Thuốc kháng viêm non-steroid: Là các loại thuốc như diclophenac, meloxicam, ibuprofen… Chúng rất tốt trong việc làm giảm viêm, đỏ và sưng lợi.
Các loại thuốc giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol…): Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm cơn đau đối với các bệnh nhân bị viêm lợi. (Những người bị sốt xuất huyết và chảy máu thì không nên dùng aspirin).
Cạo vôi răng
Vôi răng thực chất là các mảng bám tích tụ và bị vôi hóa làm cho cứng, ngả vàng nâu, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.
Vôi răng làm răng bị vàng, mất thẩm mỹ, đặc biệt gây hôi miệng. Không những thế, vôi răng còn là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển gây phá hỏng men răng, sâu răng và tổn thương đến lợi.
Do vậy, bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta nên cạo vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần. Việc này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám vôi răng để răng miệng được sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng hỏng men răng, nha chu, sâu răng, viêm lợi…
Cách phòng tránh bệnh hôi miệng
Thay vì chỉ quan tâm đến những mẹo vặt chữa hôi miệng, thì bạn cũng nên nhớ rằng cách tốt nhất để chữa hôi miệng đó là tránh bị hôi miệng. Tham khảo một số các phòng tránh dưới đây bạn nhé.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chuyên ra đưa ra lời khuyên, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, trước, sau khi ngủ và sau khi ăn khoảng 30 phút. Đánh răng kỹ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng, ngăn chặn không cho vi khuẩn phát triển.
Thường xuyên thay bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng. Nên dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi, tăm nước… để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối
Trường hợp bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn thức uống gây ra có thể trị hôi miệng thần tốc bằng cách súc miệng với dung dịch vệ sinh răng miệng hay bằng nước muối pha loãng. Bởi nước muối không những giúp lấy đi phần thức ăn thừa, cải thiện tình trạng hơi thở mà còn tăng hiệu quả sát khuẩn trong khoang miệng.
Hạn chế thực phẩm nặng mùi
Tránh dùng những loại thức ăn có nhiều tinh dầu như: tỏi, hành.. hoặc các loại thực phẩm giàu chất béo như: đường, socola… Trong trường hợp sử dụng, cần phải vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.
Trên đây là những mẹo vặt chữa hôi miệng cùng các biện pháp can thiệp sâu khi hơi thở của bạn có mùi quá nặng. Mong rằng thông tin hữu ích của bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong việc chăm sóc răng miệng. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Singae để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%