Hôi miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục?

Ngày:03/08/2024

Hôi miệng ở trẻ em do những nguyên nhân gì? Hôi miệng ở trẻ em nên điều trị thế nào?… Đó là những vấn đề được nhiều phụ huynh có con nhỏ quan tâm. Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được nha khoa Singae làm rõ trong bài viết dưới đây!

1. Hôi miệng ở trẻ em là gì?

Hôi miệng là tình trạng khoang miệng phát ra mùi hôi khó chịu, khiến khách hàng gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp, dẫn tới cảm giác lo lắng, tự ti. Hôi miệng không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà ngay cả trẻ em cũng dễ dàng mắc phải bệnh lý này. Hôi miệng xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau sẽ có biểu hiện là khác nhau. 

Hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em

Bệnh lý hôi miệng thường khó bị phát hiện bởi chính bản thân người bị bệnh, bởi chúng ta thường khó để đánh giá được mùi của mình. Chính vì vậy, nhiều người hoàn toàn không nhận ra mình mắc bệnh này, nhưng sẽ dễ dàng để nhận ra mùi của người khác.  

2. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi, khi chúng phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.   

Hôi miệng xuất hiện khi trẻ thở, giao tiếp với bạn bè, dễ dàng khiến trẻ bị bạn bè xa lánh, không tự tin khi nói chuyện. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ chiếm đến 70% là do bệnh lý răng miệng.

– Khô miệng:

Nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm ẩm khoang miệng. Vì vậy, hãy tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Cùng với đó là tập thói quen thở bằng mũi, hạn chế thở bằng miệng, hạn chế cho trẻ mút tay. 

Hôi miệng ở trẻ em
Khô miệng do ngủ thở bằng miệng

– Vệ sinh răng miệng kém:

Đối với trẻ em bố mẹ thường dễ dãi trong việc tạo thói quen vệ sinh răng miệng vào buổi sáng và buổi tối. Khi đó, các mảnh vụn thức ăn còn sót lại giữa kẽ răng, viền nướu không được làm sạch hoàn toàn là nguyên nhân gây nên hơi thở có mùi. 

– Thức ăn nặng mùi:

Thực phẩm có mùi như: hành, tỏi, mắm tôm…. cũng có thể gây ra mùi hôi. Sau khi tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ.

nuoc ep toi nguyen chat
Thức ăn nặng mùi gây hôi miệng

– Sử dụng thuốc:

Một số loại thuốc có thể gây hôi miệng bằng cách làm hôi miệng. Chính vì thế đôi khi mùi hôi của trẻ là xuất phát từ các loại thuốc mà cha mẹ cho chúng uống. 

– Bệnh nha khoa:

Một số bệnh lý khác về răng miệng như: Áp xe răng, viêm lợi, sâu răng, mảng bám cao răng…cũng là nguyên nhân khiến trẻ xuất hiện mùi hôi. Hôi miệng trong trường hợp này chỉ chấm dứt khi bệnh lý được điều trị triệt để

3. Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng ở trẻ em để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của trẻ. Trước tiên bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân hôi miệng, từ đó đưa ra cách chữa hôi miệng cụ thể như: 

  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên
  • Tập cho trẻ uống nhiều nước, thở bằng mũi để tránh tình trạng khô miệng. 
  • Vệ sinh lưỡi cho trẻ, với trẻ em lưỡi là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy, việc vệ sinh lưỡi là điều cần thiết giúp trẻ có khoang miệng sạch sẽ, khoẻ mạnh. 
  • Tập cho trẻ có thói quen sử dụng tăm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng. 
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần để tăng hiệu quả làm sạch răng.
  • Khử trùng, làm sạch núm vú giả của trẻ một cách thường xuyên  
  • Lựa chọn loại kem đánh răng mà có hình dạng, màu sắc sặc sỡ, kích thích sự đánh răng của trẻ. 
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng bởi trẻ thường có thói quen mút ngón tay, khi đó nếu không vệ sinh sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn tấn công khoang miệng và cơ quan nội tạng khác.
  • Cuối cùng, cha, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. Nếu sau khi đã thực hiện vệ sinh mà mùi hôi vẫn không cải thiện thì bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để thăm khám kỹ hơn.

4. Trẻ bị hôi miệng có nên dùng nước súc miệng thay cho kem đánh răng ?

Trẻ em bị hôi miệng không nên sử dụng nước súc miệng thay cho kem đánh răng. Bởi đây nước súc miệng không thể làm sạch hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn giắt trong các kẽ răng. Đồng thời, đa phần nước súc miệng đều có vị cay, khiến trẻ em sợ, không thích sử dụng. Bên cạnh đó, trẻ chưa đến tuổi đi học chưa thành thạo kỹ năng khạc nhổ nên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng nước súc miệng, nguy hiểm nhất là bé vô thức nuốt phải dung ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này khách hàng cần đảm bảo đánh răng đều đặn 2 lần/ngày cho trẻ.

Hôi miệng ở trẻ em
Trẻ em hôi miệng nên đánh răng hay súc miệng

5. Ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ như thế nào?

Thay vì tìm cách điều trị thì các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hôi miệng cho trẻ bằng các biện pháp sau: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chế độ vệ sinh ảnh hưởng phần lớn tới nguy cơ mắc chứng hôi miệng ở trẻ em. Bạn nên vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng có chứa florua ít nhất 2 lần/ ngày. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám thức ăn nằm sâu trong kẽ răng. Chải sạch phần lưỡi nơi có chứa vi khuẩn gây bệnh. 
  • Tránh khô miệng: Để cấp ẩm cho khoang miệng cha, mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên. Tuy nhiên nên hạn chế uống nước ngọt, vì nước ngọt là nguyên nhân gây nên tình trạng khô miệng. Đối với trẻ có chứng khô miệng mãn tình thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kích thích tuyến nước bọt. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ: Tránh cho trẻ em thực phẩm nhiều đường, bởi chúng có thể khiến bệnh hôi miệng nguy hiểm hơn. Nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, vitamin…

6. Khi nào nên đưa trẻ bị hôi miệng đi khám nha khoa

Nếu tình trạng hôi miệng chỉ là dấu hiệu tạm thời do việc chăm sóc răng miệng chữa kỹ thì bố mẹ chỉ cần thay đổi lại thói quen vệ sinh là được. Tuy nhiên, nếu như sau khi đã thực hiện hết tất cả các cách chữa hôi miệng ở trên trong vòng 1 – 2 tháng mà tình trạng vẫn chưa cải thiện thì bố mẹ cần đưa  các con đến cơ sở  nha khoa uy tín để thăm khám. 

Hôi miệng ở trẻ em
Hãy đưa trẻ em tới nha khoa thăm khám

Khi này, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng, có thể do bệnh lý răng miệng, bệnh lý về hô hấp hoặc dạ dày, cần điều trị triệt thì mới có thể xử lý triệt để tình trạng hôi miệng. 

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ khi từ còn bé sẽ giúp cho trẻ có hàm răng khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Chính vì vậy, nếu có cơ hội cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám định kỳ. 

Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới các bậc phụ huynh những giải đáp thắc mắc về “Hôi miệng ở trẻ em”. Nếu khách hàng nào có con em đang gặp phải vấn đề này thì hãy liên hệ với phòng khám Singae để được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm nhé!

Bài viết liên quan