Răng lệch khớp cắn: Nguyên nhân, Tác hại, Cách điều trị
Răng lệch khớp cắn là gì, tại sao lại có trường hợp này, nguyên nhân do đâu, có những kiểu răng lệch khớp cắn nào, tác hại như thế nào, cách điều trị ra sao,…. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.
Răng lệch khớp cắn là gì?
Răng lệch khớp cắn là cụm từ dùng chung của các tình trạng mất cân xứng, cân bằng giữa hàm răng trên và dưới, hoặc mất sự cân đối giữa các răng với nhau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng lệch khớp cắn
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị sai khớp cắn đó là:
Răng lệch khớp cắn do di truyền
Khớp cắn giữa hai hàm bị mất cân đối có thể là do di truyền. Nếu như cha mẹ có cung hàm và răng không cân đối thì con cái rất có thể cũng bị sai khớp cắn.
Quá trình phát triển của răng hàm
Một số vấn đề về rối loạn trong quá trình phát triển răng hàm như trẻ bị thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm, hình thể của răng phát triển bất thường,… cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc xương và răng, nhất là tình trạng sai khớp cắn.
Chấn thương
Các chấn thương, tác động do tai nạn hay va chạm làm mất răng sữa hoặc răng vĩnh viễn sớm cũng có thể khiến có cấu trúc toàn hàm răng bị sai lệch.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì răng sai khớp cắn còn có thể là do một số thói quen xấu như mút tay, thở bằng miệng,……
Các kiểu răng lệch khớp cắn thường gặp
Răng lệch khớp cắn có rất nhiều loại, và mỗi dạng cũng sẽ có những đặc điểm riêng. Dưới đây là một số dạng hay gặp nhất đó là:
Răng mọc chen chúc
Răng mọc chen chúc là một trong những kiểu lệch khớp cắn thường gặp nhất hiện nay. Đây là tình trạng răng mọc không theo thứ tự mà lại mọc chen chúc với nhau trên cung hàm. Trường hợp này thường xảy ra khi xương hàm của khách hàng không có đủ không gian để răng có thể mọc thoải mái.
Răng mọc lệch
Răng mọc lệch thường dễ nhìn thấy nhất là ở phần trung tâm của răng cửa hàm trên. Đây là hiện tượng các răng mọc không theo hướng thẳng đứng và lệch hẳn so với răng hàm dưới. Lúc này, 4 răng cửa của cả 2 hàm sẽ không thẳng với nhau dẫn đến tình trạng bị sai khớp cắn. Ngoài ra, một số kiểu răng mọc lệch khác như răng cửa mọc chếch vào trong hay bị xoay lệch,…
Răng thưa
Khác với răng mọc chen chúc, thì tình trạng răng thưa là do kích thước răng và số lượng răng quá ít so với không gian của hàm. Điều này tạo nên những khoảng trống trên hàm răng.
Răng vẩu
Răng hô, vẩu là trường hợp răng mọc chìa ra bên ngoài so với tổng thể của hàm răng. Việc này thường xảy ra nhất tại hàm răng trên. Đặc biệt, răng hô xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân như răng mọc lệch, khung xương hàm, hàm bị chìa ra ngoài hay do cả răng và xương hàm.
Răng móm
Khác với răng vẩu, răng hô thì tình trạng răng móm là hiện tượng răng hàm dưới mọc chìa hẳn ra bên ngoài. Cũng giống như nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô, răng vẩu, thì các nguyên nhân này lại làm ảnh hưởng tới hàm răng dưới và khiến cho hàm răng của khách hàng bị móm.
Răng khớp cắn hở
Khi răng bị khớp cắn hở thì nếu như để ý kỹ thì răng của hai hàm không thể đóng lại được và sẽ tạo nên một khoảng trống trên hàm răng. Tình trạng này thường xảy ra với răng cửa hàm trên khi răng bị sai khớp cắn.
Tác hại của việc răng sai khớp cắn
Một số tác hại của việc răng sai khớp cắn mà khách hàng nên biết đó là:
Răng lệch khớp cắn làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ
Hầu hết, các trường hợp răng sai khớp cắn thường sẽ có các ảnh hưởng rất lớn tới khuôn mặt và thẩm mỹ.
Răng sai khớp cắn sẽ khiến cho khuôn mặt không cân đối, nụ cười lệch không đẹp, khớp thái dương không đều nhau,… sẽ khiến cho khách hàng tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của khách hàng rất nhiều.
Gặp khó khăn khi ăn nhai
Một hàm răng lệch lạc cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chức năng ăn nhai, khả năng nhai nghiền thức ăn của khách hàng. Khi thực phẩm không được nhai, nghiền đúng cách thì có thể gián tiếp làm ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.
Gặp vấn đề khi phát âm
Trong một vài dạng sai khớp cắn như khớp cắn hở thì lưỡi của khách hàng thường ở vị trí thấp, mà hàm trên lại cao hơn so với bình thường. Điều này có thể khiến cho khả năng phát âm bị tác động, ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của khách hàng.
Dễ gặp các bệnh lý răng miệng khác
Răng sai khớp cắn cũng gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình vệ sinh răng miệng. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng viêm nướu, viêm nha chu,….
Điều trị răng lệch khớp cắn như thế nào?
Phần lớn các trường hợp răng lệch khớp cắn thông thường thì bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng. Đây là phương pháp phổ biến nhất và thường được áp dụng khi điều trị răng mọc lệch, răng sai khớp cắn,…
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng răng sai khớp cắn mà bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Chẳng hạn như:
Dạng răng lệch khớp cắn nhẹ
Đối với tình trạng răng bị sai khớp cắn nhẹ, chưa có sự sai lệch răng quá nhiều, hay răng chỉ mọc không đúng vị trí cho nên việc điều trị tương đối đơn giản. Tùy vào tình hình mà bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau để điều trị cho khách hàng:
– Nhổ răng
– Bọc răng sứ
– Niềng răng
Dạng sai khớp cắn nặng
Đối với dạng răng sai khớp cắn nặng như khớp cắn hở,…thì thông thường bác sĩ sẽ tư vấn và khuyến cáo cho khách hàng thực hiện các phương pháp như:
– Phẫu thuật hàm
– Niềng răng
Trên đây là một số thông tin về vấn đề răng lệch khớp cắn và các thông tin liên quan. Nếu như quý khách còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%